Showing posts with label Thời sự. Show all posts

Dân Việt ở Nga: Tiền bốc hơi từng giờ

Tác giả: Báo Dân Việt – 5 Dec 2014

Suy thoái kinh tế ở Nga lần này được ví như một cơn dư chấn kéo dài, tác động sâu sắc và nhiều mặt đối với cộng đồng người Việt trên toàn nước Nga.
Quan Hệ Việt Nga, Tổng thống Putin, Dân Việt sống ở Nga, Nga đang suy thoái

Điêu đứng vì tiền đô tăng giá

Trong gần 1/3 thế kỷ làm ăn và sinh sống tại Liên bang Nga, người Việt đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, dâu bể. Sau 5 năm vật vã trong nền kinh tế thị trường Nga vừa được khai sinh (1992), khi chưa kịp hoàn hồn với đợt kiểm tra thu gom hàng hóa kinh hoàng trong chiến dịch phong tỏa năm 1994, thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998 đã khiến cộng đồng người Việt gần như đến chỗ trắng tay.

Và sự suy thoái kinh tế ở Nga lần này cũng được ví như một cơn dư chấn kéo dài, tác động sâu sắc và nhiều mặt đối với cộng đồng người Việt trên toàn cõi nước Nga.

Nói đến người Việt ở Nga là nói đến kinh tế chợ. Mảng kinh doanh truyền thống và chủ đạo của người Việt là buôn bán hàng vải. Người Việt đảm nhận vai trò phân phối mặt hàng này từ thời các thương xá hình thành, đến khi chợ Vòm phát triển và trong 5 năm qua tại các chợ bán buôn đầu mối Liublino, Xadovod và ở các thành phố lớn như Volgagrat, Kazan, Xvedlov, Krasnodar, Piachigorxk…

Mặc dù hệ thống siêu thị Nga phát triển với tốc độ chóng mặt, mặc dù các chủ chợ bán lẻ cho thuê quầy bán hàng với giá rất cao nhưng do chủ động đáp ứng các mặt hàng của người tiêu dùng Nga, cộng với kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm, đại đa số các cửa hàng Việt đều làm ăn có lãi, tuy không cao bằng thời chợ Vòm còn tồn tại. Một thói quen và đồng thời là sự tính toán, cân đối trong kinh doanh, mọi thu chi, giao nhận hàng hóa, người Việt đều quy ra tỷ giá đồng đô la Mỹ.

Vào đầu tháng 7, tháng buôn bán khó khăn nhất, khi tỷ giá đô la biến động chút ít, giá hàng hóa bằng rúp cũng có sự xê dịch phù hợp, hầu như thu nhập của người Việt cũng vẫn có sự đảm bảo.

Nhưng mấy tháng gần đây, đặc biệt là từ trung tuần tháng 11.2014, đồng rúp mất giá từng ngày, thậm chí từng giờ từ 37 rúp/đô la; sau đó là 40, 41, 42, 45, 47, 50, 54 rúp/đô la làm cho việc kinh doanh của người Việt gần như đình trệ. Càng buôn bán, tính ra đô la càng lỗ. Nhiều chủ hàng lớn, từ đầu mùa hè đã chi ra một khoản tiền lớn để đặt hàng từ Trung Quốc, trong khi tính ra giá đô la ở thời điểm này, cộng với hàng tồn kho không bán được, họ đã gánh một khoản lỗ rất nặng.

Kinh doanh nông nghiệp sẽ lên ngôi?

Trong lúc đó, lượng khách hàng giảm đi rõ rệt, phần thì đồng lương của người Nga càng eo hẹp, phần thì họ chú trọng hơn vào thực phẩm và nhu cầu cuộc sống hàng ngày, nên giảm sự chi tiêu cho quần áo. Hàng ngàn quầy hàng của chợ Liublino hầu như chưa bao giờ trống chỗ, nhất là các dẫy hàng quần bò, giày dép là những mặt hàng bán chạy, thế nhưng những ngày này, lác đác đã có những quầy bỏ trống.

Do châu Âu cấm vận, hàng hóa thực phẩm nước ngoài vào Nga giảm hẳn, trong lúc này, chính quyền Nga đề ra khẩu hiệu phát huy nội lực, tăng cường sản xuất thực phẩm nội địa. Trong lĩnh vực này, người Việt tham gia không đáng kể. Một vài chủ người Việt ở Volgagrat, ngoại ô Mátxcơva có đất canh tác và có điều kiện nhà kính ấm áp, trại chăn nuôi, thì có thể trồng rau mùa đông, nuôi gia súc. Còn các chủ trồng rau ruộng thì công nhân không thể canh tác vào mùa đông băng giá, nên chỉ cho công nhân làm công cho các chủ nước ngoài trong các trang trại của họ.

Vào mùa hè, khách du lịch sang Nga đông, các công ty du lịch Việt đã phát huy hết công suất đưa đón khách từ trong nước sang và khách Nga về. Nhưng từ đầu mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, khách Việt sang Nga chậm lại, còn khách Nga sang nghỉ ở Việt Nam đang thưa đi do thu nhập của họ giảm đi rõ rệt.

Một mặt, nước Nga đang phải đối đầu với sự suy thoái, nhưng mặt khác, chính quyền Nga khuyến cáo người dân về sự ổn định tương đối từ đầu năm cho đến giữa năm 2015, bất chấp giá dầu giảm sụt. Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, trong những giai đoạn nước Nga khó khăn nhất, là lúc người Việt phát huy hết khả năng sáng tạo và tiềm năng kinh doanh của mình.

Một số chủ hàng có thâm niên trên thương trường nhận định rằng, khoảng đầu năm sau, nguồn dự trữ hàng hóa của Nga sẽ cạn, hàng giá rẻ lên ngôi. Hàng giá rẻ sẽ phù hợp với túi tiền người nghèo ở Nga, thị phần mà người Việt chiếm ưu thế nhất. Nếu các xưởng may kiên trì bám trụ, nhằm vào đối tượng này, sẽ duy trì và phát triển được thế mạnh của mình. Hơn nữa, khi qua mùa đông, các chủ trang trại sẽ thâm canh ngắn hạn, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm rất lớn của người Nga.

Thành ngữ Việt Nam có câu, “nước nổi thì bèo nổi”; tình hình nước Nga nếu biển đổi tích cực, thì cộng đồng người Việt sẽ làm ăn ổn định.

Không bán được hàng, hậu quả người Việt gánh chịu là tạo nên một dây chuyền nợ nần lẫn nhau. Không hiếm trường hợp một số chủ hàng lớn và chủ hàng nhỏ đã “bùng tiền”, ôm một đống tiền hoặc một đống hàng rồi bỏ trốn. Các cơ quan chức năng Nga và Sứ quán đã nhận được nhiều đơn từ về loại tội phạm kiểu này.

Nga chính thức thừa nhận suy thoái

Bộ Phát triển kinh tế Nga ngày 2.12, đã điều chỉnh dự báo GDP trong năm 2015 từ mức tăng trưởng 1,2% giảm xuống mức 0,8%. Đây là lần đầu tiên, Chính phủ Nga thừa nhận rằng nước này có khả năng sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, do tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như sự sụt giảm giá dầu xuất khẩu của nước này.

Đồng rúp rớt giá mạnh cũng làm dấy lên lo ngại lạm phát tăng ảnh hưởng tới chi tiêu. Trong một sắc lệnh được Tổng thống Putin ký ngày 2.12, lương công chức ở văn phòng tổng thống, chính phủ cùng các cơ quan công quyền khác sẽ không được chỉnh sửa theo sự lạm phát trong năm 2015

Michael Larson: Cỗ máy in tiền bí mật của tỷ phú Bill Gates

Nhiều dấu hiệu cho thấy số tài sản 81,6 tỷ USD của tỷ phú Bill Gates vẫn tiếp tục phình to hơn nữa qua mỗi năm, nhờ vào “cỗ máy in tiền bí mật” mang tên Michael Larson.
Vậy Michael Larson là ai, và ông làm giàu cho tỷ phú Bill Gates bằng cách nào?

Tỷ phú Gates đã thuê Larson vào 20 năm trước khi tổng giá trị tài sản lúc đó của ông khá ít ỏi, chỉ khoảng 5 tỷ USD (theo như báo cáo của Wall Street Journal). Nhiệm vụ của Larson là điều hành công ty đầu tư tư nhân mang tên Cascade Investment LLC thuộc sở hữu riêng của tỷ phú Gates.

Ai cũng biết, có một thời gian tài sản của tỷ phú Gates chỉ đến từ một nguồn duy nhất là tập đoàn Microsoft nhưng sau vài năm ông đã bán bớt cổ phiếu của mình tại tập đoàn này. Hầu hết số tiền ông thu được từ việc bán cổ phiếu là nhằm mục đích làm từ thiện.

 Michael Larson - người được cho là cỗ máy in tiền bí mật của tỷ phú Bill Gates.

Ngoài việc tự đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, ít ai biết Bill Gates còn là người đứng sau Larson thực hiện nhiều khoản đầu tư thông qua Cascade. Nhiệm vụ của Larson là dùng tiền của Bill Gates đầu tư và khiến nó “sinh sôi nảy nở”. Thông qua Cascade, Gates còn có cổ phần tại nhiều công ty bất động sản và phi công nghệ như công ty Đường sắt quốc gia Canada, AutoNation Inc và Republic Services Inc. Đây đều là những nơi mang lại nguồn thu khổng lồ cho Bill Gates.

Điều đáng nói ở đây là, mặc dù Gates đã dùng một khoản tiền đáng kinh ngạc lên tới 38 tỷ USD đóng góp làm từ thiện, nhưng nhờ Larson với những khoản đầu tư thông minh mà tỷ phú này đang ngày càng giàu hơn một cách nhanh chóng. Số tiền ông cho đi thực chất không thấm tháp gì so với số ông kiếm được. Bằng chứng là tổng tài sản hiện tại của Bill Gates là 81,6 tỷ USD, cao hơn gần 6 tỷ USD so với thời điểm tháng 3/2014 chỉ là 76 tỷ USD. Trước đó, năm 2013, con số này chỉ là 67 tỷ USD.

Tỷ phú Bill Gates.
Trước những đóng góp của Larson, vào tháng 2 năm nay, Bill Gates đã tổ chức một buổi tiệc kỷ niệm 20 năm gắn bó giữa ông và Larson tại dinh thự ở Seattle (Mỹ). Nhiều người cho biết, đây là lần hiếm hoi họ thấy Gates và Larson xuất hiện thân mật và chính thống cùng nhau.

Tại buổi tiệc, Bill Gates đã dành những lời “có cánh” cho Larson trước toàn thể quan khách. Ông nói rằng “tôi hoàn toàn tin tưởng vào Larson”. Điều này đồng nghĩa với việc, Larson hoàn toàn được chủ động sử dụng tiền của Bill Gates cho các mục đích mua, bán, đầu tư… Ngoài ra Gates cũng khẳng định: “Melinda và tôi được tự do theo đuổi ước mơ tạo nên một thế giới khoẻ mạnh và nền giáo dục tốt hơn là nhờ Larson”.

Điều đáng nói là hoạt động của Larson được thực hiện khá bí mật, ít công khai với công chúng. Chính vì thế, biệt danh của ông là “Gateskeeper” (Người canh giữ của Gates). Bản thân Larson luôn cố tìm mọi cách để giữ bí mật về các khoản đầu tư của Cascade và tránh nhắc tới Bill Gates như người đứng sau 'chống lưng'. Bí mật chỉ được báo chí khui ra Larson tham gia đầu tư vào một số công ty giao dịch công khai.

Ví dụ điển hình là ông đã yêu cầu tất cả các nhân viên ký vào cam kết bảo mật mọi thông tin của Cascade ngay cả khi họ đã nghỉ việc. Ngoài ra, Larson cũng bỏ ra 10 tỷ USD để thuê 25 nhà quản lý tiền ngoài công ty. Việc này không chỉ giúp ông có những ý tưởng đầu tư mới mà còn giúp bảo mật các thông tin nội bộ. Thậm chí, trong thương vụ Cascade cùng một nhóm nhà đầu tư khác mua lại khách sạn Ritz-Carlton tại San Francisco (Mỹ), hầu như không ai biết gì về mối liên hệ giữa Cascade và Bill Gates. Ngoài ra, Larson cũng thành lập một Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên mua bất động sản để tránh phải thông qua Cascade.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là, nhờ khả năng giữ bí mật của Larson, hầu như không ai biết rằng Bill Gates sở hữu một lượng lớn cổ phần tại chuỗi khách sạn xa xỉ Four Seasons. Thậm chí, để giữ bí mật, các nhân viên của Cascade (có khoảng 100 người) không được phép ở Four Seassons ngay cả trong những chuyến đi công tác và họ buộc phải chọn khách sạn giá rẻ hơn.

Dù tỷ phú Bill Gates đã chính thức tuyên bố sẽ dành 95% khối tài sản khổng lồ để quyên góp làm từ thiện nhưng ngay cả khi cho đi số tiền này thì Larson vấn sẽ tiếp tục giúp túi tiền của Bill Gates ngày một phìng to hơn nữa.
Saturday, September 20, 2014
Posted by I'm Me

Nghịch lý nỗi khổ của đại gia thừa tiền không biết làm gì?

Trái ngược với nỗi lo kiếm tiền của số đông, đang có một nghịch lý là rất nhiều người có tiền không biết nên đầu tư vào đâu với đống tiền của mình bởi phần lớn các kênh đầu tư đều kém hấp dẫn. Đổ tiền vào đâu cũng sợ bị chôn vốn, thậm chí thua lỗ.

Sống trên núi tiền
Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) vừa công bố các nhà đầu tư chiến lược mua 40 triệu cổ phần của DN với định hướng tiền thu về sẽ tập trung đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, lĩnh vực khá gần với sản xuất bánh kẹo của mình.
Thời sự, Đầu tư ở Việt Nam, nên đầu tư lịch vực nào, đầu tư vốn, tiền để dành, Biis quyết kinh doanh tiền, luân chuyển dòng tiền, kinh doanh thu lời dễ

Với giá phát hành 44.000 đồng/cp, Kinh Đô thu về hơn 1.700 tỷ đồng từ đợt chào bán này. Việc phát hành được đánh giá là khá dễ dàng trong bối cảnh lượng tiền nhàn rỗi nằm tại các NH và tại nhiều DN khá lớn.

Đáng chú ý, cả 5 NĐT chiến lược đều là những DN địa ốc trong nước như Tháp Láng Hạ (chủ đầu tư dự án 89 Láng Hạ, Hà Nội), CTCP Đồng Tâm, Công ty TNHH MTV Thương mại Đồng Tâm (công ty con của CTCP Đồng Tâm), Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc và CTCP Đầu tư Trường Phát.

Đánh giá về hiện tượng này, một số NĐT cho rằng, các đại gia có lẽ đã nản với tình cảnh thị trường BĐS đóng băng kéo dài trong vài năm qua và chưa khởi sắc trở lại như một số phản ánh gần đây, kể cả ở mảng giá nhà đất giá thấp.

Hướng vào lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thiết yếu có lẽ là hợp lý và sự vào cuộc nhanh chóng của các đại gia BĐS phần nào minh chứng cho lý giải này.
Với lượng tiền mặt tính tới cuối quý I/2014 của Kinh Đô lên tới gần 2.400 tỷ, cùng với tiền từ đợt phát hành, DN này sẽ có trong tay trên 4.000 tỷ đồng và có thể thực hiện những thương vụ M&A lớn. Tuy nhiên, con số 4.000 tỷ là một món tiền lớn và cho đến nay KDC vẫn chưa tiết lộ cụ thể sẽ làm gì.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) cũng vừa cho biết, DN này sắp chi cả nghìn tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền 15% (1.500 đồng/cp) cho năm tài chính 2013 và các cổ đông chỉ đợi ngày tiền chảy vào tài khoản.

Với vốn điều lệ hơn 6.800 tỷ đồng và tiền mặt tính tới cuối 2013 là 7.460 tỷ đồng, việc BVH bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để chi trả cổ tức cũng dễ hiểu.

Nếu soi vào lịch sử có thể thấy với mức trả 15%/năm trong 2 năm nay, BVH có lẽ đã hào phóng hơn so với các năm trước đó. Trong các năm trước đó, BVH chỉ trả cổ tức ở mức khoảng 11-12% trong bối cảnh lãi suất NH cao hơn hiện tại rất nhiều.

Mức trả cổ tức 15% cho 2013 có lẽ là một niềm vui đối với các cổ đông của DN này bởi nó cao gấp khoảng 2 lần so với gửi NH

Tìm sự bền vững

Thời sự, Đầu tư ở Việt Nam, nên đầu tư lịch vực nào, đầu tư vốn, tiền để dành, Biis quyết kinh doanh tiền, luân chuyển dòng tiền, kinh doanh thu lời dễ
Sự tăng vọt của lượng tiền mặt và lợi nhuận khá ấn tượng của BVH trong năm vừa qua có lẽ là lý do chính khiến tập đoàn này quyết định tiếp tục giữ mức trả cổ tức bằng tiền ở mức tương đối cao như nói trên. Điều này có lẽ cũng không ngạc nhiên bởi, theo một CTCK, thu nhập từ lãi tiền gửi NH đã và vẫn sẽ là kênh đầu tư lớn cho DN bảo hiểm. Các kênh đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu hay BĐS... đều không thực sự hấp dẫn. Do vậy, quyết định trả cổ tức được đánh giá là hợp lý.

Kinh-Đô, Vinamilk, Bảo-Việt, tiền-mặt, đại-gia, đa-ngành, cổ-tức, ngành-nghề-cốt-lõi
Rất nhiều người có tiền không biết nên đầu tư vào đâu với đống tiền của mình
Lãi lớn trong năm vừa qua nhờ cao su tự nhiên xuống dốc, Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina - CSM) cũng ngay lập tức quyết định nâng mức cổ tức bằng tiền mặt trả cho cổ đông lên mức 23%, cao hơn so với mức 15% cho 2012 và 12% cho 2011.

Không những thế, Casumina cũng đã chủ trương rút khỏi các dự án BĐS, bỏ kinh doanh ngoài ngành để tập trung nguồn lực cho ngành sản xuất kinh doanh cốt lõi của mình Theo đó, CSM sẽ thoái vốn tại các dự án BĐS tại liên doanh Tân Thuận Việt; chuyển nhượng vốn tại Liên doanh sản xuất than đen...

Hồi cuối tháng 4, Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM) cũng đã quyết định nâng tỷ lệ cổ tức 2013 từ 34% lên 48%, với đợt trả thứ 3/2013 là 20%, tương đương gần 1.670 tỷ đồng.

Vinamilk cũng đã công bố thông tin về việc giải thể công ty con TNHH MTV Đầu tư Bất động sản quốc tế, một DN được đăng ký kinh doanh từ năm 2006 với ngành nghề kinh doanh, môi giới BĐS, cho thuê kho, bến bãi.

Rất nhiều DN khác trong vài tháng qua cũng đã tuyên bố dành nhiều hơn những đồng tiền lời của mình cho cổ đông hoặc/và tập trung cho các lĩnh vực cốt lõi, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành như trường hợp Savico tập trung vào kinh doanh xe ô tô và dịch vụ kèm; PNJ về với vàng bạc đá quý; Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn (VHG) thoát khỏi BĐS...

Có thể thấy, trong khoảng 2 năm gần đây, trên thị trường có rất nhiều DN gặp khó khăn nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhiều DN vẫn trụ vững trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi. Nhiều DN trong số đó có được lượng tiền mặt rất lớn như các đơn vị trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, dầu khí, bảo hiểm, phân bón, dược phẩm, cao su...

Việc các DN coi trọng quyền lợi của cổ đông hơn và tập trung chuyên sâu hơn vào lĩnh vực thế mạnh của mình là một chuyển biến đáng mừng trên thị trường. Sự chuyển hướng của một số DN trong các lĩnh vực đang gặp khó khăn như BĐS sang các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao khác cũng là khó tránh khỏi. Nó cho thấy, các DN đang tự cơ cấu lại một cách mạnh mẽ, hướng tới một nền kinh tế hiệu quả hơn, có tính cạnh tranh hơn.

Mạnh Hà

Giới siêu giàu Việt Nam vào khoảng 300 người trong 10 năm tới

Báo cáo của Knight Frank dự đoán trong 10 năm tới, số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi lên gần 300 người, theo sau là Indonesia và Bờ Biển Ngà.
Theo Báo cáo Thịnh vượng 2014 (Wealth Report) vừa công bố, hãng nghiên cứu Knight Frank cho biết tổng tài sản của gần 160.000 người siêu giàu trên thế giới đã lên 20.100 tỷ USD năm ngoái. Đến năm 2023, con số này được dự đoán tăng 28%. Theo định nghĩa của Knight Frank, giới siêu giàu gồm những người có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.
Người giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới, Giới siêu giàu Việt Nam, người giàu Việt Nam, Thời sự, Ai là người giàu nhất Việt Nam

Người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng lên gần 300 người trong một thập kỷ tới. Ảnh: Anh Quân

Việt Nam được dự đoán là quốc gia có tốc độ người siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới với 166%, lên 293 người. Theo sau là Indonesia với 144% và Bờ Biển Ngà (116%).
Knight Frank nhận định việc Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần lớn hơn trong nhà băng sẽ giúp phát triển hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại trong công ty niêm yết cũng có thể sẽ được nới rộng. Các động thái này, cùng sự tái cân bằng thành công nền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp và sản xuất, cũng như kiềm chế lạm phát sẽ giúp củng cố tăng trưởng và tạo cơ hội gia tăng của cải cho người dân.

Tuy nhiên, xét về số lượng, Mỹ vẫn là nước có số người siêu giàu lớn nhất thế giới với gần 40.000. Theo sau là Nhật Bản (hơn 16.000) và Trung Quốc (gần 8.000). Thứ tự này năm 2023 cũng không thay đổi.

Hãng cũng dự đoán số người siêu giàu tại châu Á sẽ vượt Bắc Mỹ năm 2023, với trên 58.000 người. Bên cạnh đó, số tỷ phú khu vực này cũng sẽ vượt châu Âu. Người siêu giàu châu Á được đánh giá là lạc quan nhất về ảnh hưởng của nền kinh tế lên tài sản. Khoảng 84% dự đoán điều kiện kinh tế trong khu vực và trên thế giới sẽ có ảnh hưởng tích cực lên của cải của mình trong 5 năm tới.

Báo cáo của Knight Frank cũng cho rằng các thành phố châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu mạnh nhất trong 10 năm tới. Việc này cho thấy sự tăng trưởng và cởi mở của rất nhiều nền kinh tế tại đây. Trung Quốc đóng góp nhiều đại diện nhất trong top 10 thành phố.

TP HCM đứng đầu danh sách với số người siêu giàu dự đoán tăng gần gấp 3, lên 246 người trong 10 năm tới. Tuy nhiên, Knight Frank cho rằng tốc độ này phải được cân bằng, do cũng như các thành phố tăng trưởng nhanh khác, người siêu giàu TP HCM có xuất phát điểm thấp. Năm ngoái, TP HCM có 90 người siêu giàu trên tổng số 9 triệu dân.

Jakarta (Indonesia) xếp thứ nhì với tốc độ tăng trưởng 148%, theo sau là Ordos (Nội Mông, Trung Quốc). St Petersburg (Nga) là thành phố có vị trí cao nhất của châu Âu, còn đại diện cho Mỹ Latin là Buenos Aires (Argentina).

Tuy nhiên, tính theo số lượng, London (Anh) vẫn là nơi có nhiều người siêu giàu nhất thế giới năm ngoái. Năm 2023, con số này dự đoán tăng lên gần 5.000 người. Singapore và New York (Mỹ) cũng được kỳ vọng vượt Tokyo (Nhật Bản) và Hong Kong (Trung Quốc) để chiếm vị trí thứ 2 và 3 khi đó.

Hà Thu-VIETNAMNET

"Ván bài lật ngửa"...của cuộc đời dành cho Nguyễn Chánh Tín!

"Tôi không có định kiến với Nguyễn Thành Luân, nó thuộc về vấn đề lịch sử. Cá nhân diễn viên Nguyễn Chánh Tín với tôi chỉ là một con người sa cơ lỡ vận và nếu giúp ông được thì giúp, như một người nghèo, bần cùng thế thôi.
Nguyễn Chánh Tín, thời sự, vụ án Nguyễn Chánh Tín, Nguyễn Chánh Tín phá sản, Chuyện ngôi nhà của Nguyễn Chánh Tín, fan quèn Chris Le, dư luận về Nguyễn Chánh Tín 2014
Nhưng với sự kêu gọi của báo chí và bạn bè ông là giúp đủ 10 tỷ để chuộc căn nhà sắp mất của ông lại là điều khôi hài và hạ nhục ông, chỉ riêng trong tư cách là một con người.
Những ai sắp ký những tờ check trăm triệu sẽ sung sướng vì họ đang cúng dường cho chính sự nổi tiếng của mình. Những tờ 500 ngàn tiền tươi bỏ vào thùng thư của các tờ báo sẽ làm cho chúng thêm nhiều người đọc. Những tờ giấy 10 ngàn của người nghèo đang mua tấm vé vào cửa xem Ván Bài Lật Ngửa đã hết chiếu từ lâu, nay chỉ căng cái tên và bán vé lừa người vào xem…
Những đồng tiền như thế không làm cho Nguyễn Thành Luân sống lại mà chỉ kéo dài cái chết lâm sàng của diễn viên điện ảnh Nguyễn Chánh Tín.
Đôi khi sự tự trọng không thể chống lại số tiền quá lớn bất kể nó tới từ đâu. Và sự lợi dụng một thần tượng để lấy tiếng lại càng đáng suy nghĩ." (Mac Lam)

Cộng đồng mạng đang xôn xao về một bức của “Một khán giả quèn!” có nickname Chris Le, gửi cho nghệ sỹ Chánh Tín sau thông tin ông bị vỡ nợ và lên báo kêu gọi sự ủng hộ để ông không phải bán... nhà. Bức thư này nói lên quan điểm của “Một khán giả quèn!” nhưng khiến nhiều người phải giật mình, suy nghĩ.
Nguyễn Chánh Tín, thời sự, vụ án Nguyễn Chánh Tín, Nguyễn Chánh Tín phá sản, Chuyện ngôi nhà của Nguyễn Chánh Tín, fan quèn Chris Le, dư luận về Nguyễn Chánh Tín 2014

Dưới đây là nguyên văn bức thư:
Thưa chú!
Con định bụng sẽ không nói chuyện này, thiên hạ kẻ xót thương người bức xúc quá nhiều rồi, nhưng chiều nay đọc một tờ báo uy tín, lại nghe chú nói "ngân hàng mà tịch thu nhà chắc chỉ có ra trước cổng mà nằm", con không chịu được.
Chú đang định ăn vạ đó sao?
Thưa chú, cuộc đời và nghiệp dĩ đã cho chú quá nhiều, khán giả cũng đã cho chú quá nhiều để có chỗ đứng, có tài sản. Việc chú đánh mất nó đâu phải lỗi của họ đâu chú?
Chú nói chú đang sống như ăn mày. Không phải vậy đâu, ăn mày là phải ngửa tay đến trước mặt từng người kìa. Chú đâu có xin xỏ ai đâu mà biểu ăn mày. Chú chỉ ăn mày...dĩ vãng, cái dĩ vãng sáng chói của chính mình.
Nói thiệt, con thấy chú càng nói càng kỳ. Phải chi chú bệnh nặng không tiền chữa, con tin anh chị em nghệ sĩ và khán giả sẵn sàng cùng nhau dang tay làm một chương trình thiện nguyện gì đó (như đã từng làm nhiều lần) để gom góp dăm ba trăm triệu chia sẻ với chú.

Đằng này chú nói mình mỗi ngày còn có thể đánh bao cát mà. Vậy điều chú mong muốn ở đây là giữ lại cái nhà? Con biết nhà chú. Trời ơi, nó là nỗi thèm thuồng của 99 phần trăm người Sài Gòn này đó chú. Bây giờ nó xuống giá rồi. Nhưng xuống rồi là còn bao nhiêu? _Hơn 10 tỉ. Con biết, mất đi khối tài sản tích góp cả đời, ai cũng hoảng, cũng quẫn nhưng con mong chú tỉnh táo để thấy rằng đó là một số tiền lớn, lớn lắm chú ơi. Xây được 300 ngôi nhà mơ ước đó chú.
Chú có biết, ngay cả trong thời khắc đen tối nhất của mình, chú vẫn còn sáng sủa hơn hàng chục triệu người trên cái đất nước này? Rất nhiều doanh nhân thua lỗ hàng trăm hàng ngàn tỉ đến nỗi phải vào tù, phải tự tử, phải vô trại tâm thần, phải ra đường chạy xe ôm nhưng họ có kêu than đâu? Vì sao? _Vì khi bước chân vào thương trường, họ phải trang bị cho mình kỹ năng chấp nhận, nôm na là "có sức chơi, có sức chịu". Rất nhiều người, ở gần nhà con thôi nè, lao động nặng nhọc nhưng mỗi trưa chỉ dám ăn cơm trắng với nước tương. Rất nhiều đứa trẻ và cô giáo phải đến trường bằng cách nhắm mắt nín thở chui vô bọc nilon.

Và rất nhiều người vì lo cho con vào đại học, nợ ngân hàng bảy tám triệu cả chục năm không trả nổi. Họ không có nổi cục đất chọi chim, không có gì để bán, ngân hàng chẳng có gì để nắm vào mà phát mãi. Nhưng họ biết kêu ai? Chú thì khác, chú có nợ nần gì đâu? Giao cái nhà cho ngân hàng, sòng phẳng ngay. Chú đi thuê căn nhà nhỏ mỗi tháng vài triệu chờ ngày sang Canada đoàn tụ với con trai mình cũng được mà? Chú nói xong việc này chú sẽ làm điều đó. "Xong việc này" là trả xong nợ ngân hàng? Mang cái nhà ra trả, việc này sẽ xong ngay, và chú sẽ sang đó. Vậy, việc giữ lại cái nhà có quá cần thiết đến độ này không chú?
Chú biết không, từ bà nội đến ba và các cô chú con, ai cũng ngưỡng mộ tài năng, nét đẹp và những vai diễn của chú. Con thì thích giọng hát chú từ nhỏ nhưng hình ảnh chú đã sụp đổ, hoàn toàn sụp đổ trong lòng con từ cái đêm con được gặp chú, thấy cách chú hành xử với những người xung quanh.

Chú ơi, con thấy vầy nè, khi chú trên đỉnh cao, chú trịch thượng với cuộc đời, với nhiều người, chú chẳng sẻ chia với ai chút nào; khi chú xuống vực sâu, chú thống thiết vậy là không công bằng. Chú có để ý rằng những người đang kêu gọi giúp đỡ chú là những người ít thân thiết và chẳng biết nhiều về chú không? Và chú nên đặt câu hỏi "vì sao?".

Chú lớn tuổi hơn ba con nữa, nên con đâu dám ăn gan Trời mà khuyên can gì chú nhưng nếu là con, con sẽ tỉnh táo nhận ra rằng trông đợi người khác giúp mình 10 tỉ để mua (lại) cái nhà là điều hoang đường. Con cũng sẽ không nói thêm gì nữa, bởi càng nói càng kỳ. (Mà tỉ như có may mắn được ủng hộ đủ để giữ cái nhà, con cũng sẽ khó mà thanh thản khi lắm lúc nghĩ tới cô sinh viên nào đó đã phải nhịn ăn sáng một tuần để góp vào cái nhà cao này 100 ngàn; khi bước ra khỏi cái cửa rộng là chứng kiến ngay nhiều phận đời bươm rách). Và con sẽ học về lẽ vô thường.

Chúc chú chân cứng đá mềm.

Một khán giả quèn!

Chánh Tín vật lộn với ngày vận hạn,mang trọng bệnh và sắp phải...ra đường!

Nói đến nỗi đau sắp phải mất nhà, không còn tài sản khi Chánh Tín vừa trở về ngôi nhà duy nhất của ông tại số PP1Bis, đường Ba Vì, phường 15, quận 10, TPHCM vào trưa nay (14.3), sau thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo tại Bệnh viện 115, Chánh Tín trầm ngâm… “buồn lắm !”.

Chánh Tín đang cầu cứu VKSND tối cao, TAND tối cao, Cục Thi hành án dân sự TPHCM xin tạm hoãn thi hành án, vì theo bản án dân sự phúc thẩm của TAND TPHCM, ngôi nhà duy nhất của vợ chồng Chánh Tín chỉ còn chưa đầy 7 ngày nữa là Chánh Tín phải… ra đường! Trong khi đó anh đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, chưa có thời gian đi tìm nơi nương náu!
Chánh Tín, Diễn viên chánh tín, Chánh Tín sắp phải bán nhà, Chanh Tin là ai, Chanh Tin Biography, Thời sự, Nghệ sĩ giàu nhất Việt Nam, Chanh Tin dang o dau
Chánh Tín vừa từ bệnh viện về hôm nay (14.3) và khẩn thiết mong tạm hoãn thi hành án!
Kể lại câu chuyện trong sự cay đắng cuộc đời, lúc đó năm 2005, Chánh Tín cùng gia đình thực hiện bộ phim Dòng Máu Anh Hùng. Lúc đó ông cũng là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam. Để làm bộ phim này, tiêu tốn hết 1,5 triệu USD, riêng bản thân ông đã đứng ra bảo lãnh đi vay mượn ngân hàng, số tiền là 8,3 tỉ đồng.

Phim hoàn thành, công chiếu trong nước, thu về được 7 tỉ đồng, chia rạp còn lại 3,5 tỉ đồng. Những tưởng công chiếu nước ngoài, sẽ mang về khoản tiền bù đắp. Mặc dù bộ phim đi dự thi, đoạt giải rất cao, đó là giải Hạng ưu - Châu Á Thái Bình Dương, nhưng bộ phim đã bị đánh cắp bản quyền.
Chánh Tín, Diễn viên chánh tín, Chánh Tín sắp phải bán nhà, Chanh Tin là ai, Chanh Tin Biography, Thời sự, Nghệ sĩ giàu nhất Việt Nam, Chanh Tin dang o dau
Chánh Tín thời trai trẻ với những vai diễn để đời!
Khi phim mang sang một số nước trình chiếu, thì ở đây đã có bản sao chụp, khiến bộ phim thất thu trầm trọng. Từ đó, Chánh Tín lâm vào con đường nợ ngân hàng chồng chất, cho đến năm 2009, số nợ lên đến 10,5 tỉ đồng.

Ngôi nhà duy nhất được tạo dựng từ ngày đất nước thống nhất đến nay của vợ chồng Chánh Tín và ca sĩ Bích Trâm, số PP1Bis, đường Ba Vì, phường 15, quận 10, TPHCM đã phải bán cho Ngân hàng Phương Nam, giá 10,5 tỉ đồng. Nhưng phía sau có những uẩn khúc mà Chánh Tín lâm vào con đường kiện tụng.

Trình bày hoàn cảnh mà Chánh Tín đang gặp phải, đó là ngày 9.7.2008, vợ chồng Chánh Tín, Bích Trâm đồng ý lấy tài sản ngôi nhà của mình bảo lãnh vay cho Cty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín, do ông Nguyễn Chánh Minh Thức làm Tổng Giám đốc, vay 8,3 tỉ đồng của Ngân hàng Phương Nam, thời gian vay đến ngày 9.7.2011.
Chánh Tín, Diễn viên chánh tín, Chánh Tín sắp phải bán nhà, Chanh Tin là ai, Chanh Tin Biography, Thời sự, Nghệ sĩ giàu nhất Việt Nam, Chanh Tin dang o dau
“Sau gặt hái thành công lớn về mặt nghệ thuật của bộ phim Dòng Máu Anh Hùng, nhưng thất bại về tài chính vì bộ phim bị sao chép, ăn cắp bản quyền ở nước ngoài, chúng tôi bắt đầu khó khăn trầm trọng”, Chánh Tín giãi bày.

Do vậy, bên có tài sản đảm bảo vay, là gia đình Chánh Tín bàn bạc với ngân hàng hủy hợp đồng tín dụng, bán nhà cho ngân hàng, nhằm mục đích trả nợ và ngân hàng thu hồi vốn. Do không hiểu biết, nên Chánh Tín đồng ý đơn phương hủy hợp đồng vay vốn, trong khi đó không được sự bàn bạc đồng ý của ông Nguyễn Chánh Minh Thức, Tổng Giám đốc Cty CP điện ảnh và truyền thông Chánh Tín, là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Như vậy, việc giao dịch mua bán nhà là trái luật, vì nhà đang đảm bảo là tài sản thế chấp, không được giao dịch mua bán.
Chánh Tín, Diễn viên chánh tín, Chánh Tín sắp phải bán nhà, Chanh Tin là ai, Chanh Tin Biography, Thời sự, Nghệ sĩ giàu nhất Việt Nam, Chanh Tin dang o dau
Với vai diễn Nguyễn Thành Luân trong Ván Bài Lật Ngửa, Chánh Tín để lại ấn tượng sâu đậm cho khán giả điện ảnh.
Tuy nhiên, Ngân hàng Phương Nam đã kiện ra tòa, tranh chấp Hợp đồng mua bán nhà. Ngày 18.7.2012, TAND quận 10, TPHCM tuyên Chánh Tín và gia đình phải bàn giao ngôi nhà cho ngân hàng.

Chánh Tín kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND quận 10. Ngày 25.3.2013, TAND TPHCM tuyên bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm của TAND quận 10, TPHCM, không chấp nhận kháng cáo của Chánh Tín.
Theo Chánh Tín, phân tích, đánh giá khách quan của 2 cấp tòa sơ và phúc thẩm là chưa đầy đủ và toàn diện, nên Chánh Tín tiếp tục làm đơn yêu cầu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, yêu cầu VKSND tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm của TAND TPHCM.

Trước hoàn cảnh éo le, trước đây Chánh Tín cũng đã phá sản trong dự án trồng rau sạch ở Lâm Đồng. Trắng tay, hiện nay ông chỉ còn ngôi nhà PP1Bis, đường Ba Vì, phường 15, quận 10, TPHCM để trú ngụ, nhưng với 2 bản án đã tuyên và có hiệu lực pháp luật, Chánh Tín và gia đình đang đối mặt với hoàn cảnh phải ra đường. Chánh Tín đã làm đơn xin tạm hoãn thi hành án vì bản thân đang phải chữa bệnh (tiểu đường, tim mạch…) và phải có thời gian tìm nơi nương náu.
Chánh Tín, Diễn viên chánh tín, Chánh Tín sắp phải bán nhà, Chanh Tin là ai, Chanh Tin Biography, Thời sự, Nghệ sĩ giàu nhất Việt Nam, Chanh Tin dang o dau

Ngôi nhà PP1Bis là tài sản duy nhất hiện cũng sắp mất, mà Chánh Tín đang khẩn cầu tạm hoãn thi hành án.

Chánh Tín tha thiết: “Tôi đã làm đơn gửi VKSND tối cao, TAND tối cao, Cục trưởng Thi hành án dân sự TPHCM… xin các cấp cho được tạm hoãn thi hành án có điều kiện, trong thời gian từ tháng 3 đến 9.2014, vì tôi đang phải chữa bệnh hiểm nghèo, nên chưa đủ điều kiện tìm kiếm chỗ ở mới sau khi thi hành án. Gia đình tôi cũng cam kết sẽ thực hiện thi hành án… Rất mong các cấp lãnh đạo các cơ quan tố tụng dân sự xem xét thỉnh cầu này của tôi !”.
PHÙNG BẮC

Hà Nội: Gần nghìn người "bủa vây" cưỡng chế 52 hộ dân ngay sát Tết, tan nát cả một làng cổ

(Dân trí) - Ngày 24 Tết Giáp Ngọ, mặc dù chưa đến thời hạn cưỡng chế, chính quyền xã Bình Yên - Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát.
cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

Gần nghìn người "bủa vây" cưỡng chế 52 hộ dân ngay sát Tết

Dù đã hơn một tháng trôi qua nhưng những người dân làng Vân Lôi - Bình Yên - Thạch Thất, (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng gần một nghìn người người kèm theo 4 chiếc máy ủi rầm rập tiến vào cưỡng chế đập nát hàng loạt bức tường, ngôi nhà của 52 hộ dân trong làng. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tết Giáp Ngọ vừa qua đẩy hàng trăm người dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng vào cảnh không chốn “nương thân”  ngay trong những ngày Tết đến.

Ngày 5/3, sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của hàng chục hộ dân làng Vân Lôi, PV Báo điện tử Dân Trí đã có mặt tại đây. Chỉ vừa bước qua cánh cổng làng được làm bằng đá ong cổ kính, đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng tan hoang, đổ nát.

cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

Những bức tường mới xây xen lẫn tường đá ong có tuổi thọ vài trăm năm bị đập đổ, chồng chất gạch vụn, bê tông. Từ đầu đến cuối làng, những người dân lố nhố từng tốp đang thu gom đống vật liệu xây dựng ngổn ngang.

Cây cối tại những ngôi nhà của các hộ dân cũng bị nhổ rễ, đánh bật gốc đổ ngả ngiêng. Cảnh tượng làng cổ bắc bộ Vân Lôi yên bình từng đi vào sử sách xa xưa không còn, thay vào đó là một không gian bị tàn phá như “thời chiến”.

Theo chị Phạm Thị Hoa (35 tuổi), một người dân có nhà bị cưỡng chế cho hay, làng Vân Lôi vốn có từ lâu đời, đất đai do cha ông khai phá truyền từ đời này sang đời khác. Mảnh đất của chị Hoa đang ở đã tới đời thứ 8.

Tuy nhiên, khu diện tích đất của chị Hoa cũng như nhiều người dân ở làng Vân Lôi nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư nam đường tỉnh lộ 420 khu công nghệ cao Hòa Lạc nên chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có chỉ đạo UBND xã Bình Yên ra thông báo về việc thu hồi đất để bàn giao mặt bằng thi công.

Do việc đền bù giải tỏa còn gặp nhiều vướng mắc cũng như việc kiểm đếm chưa hoàn tất nên các hộ dân vẫn ‘bám’ đất ông cha đề chờ đợi giải pháp hiệu quả hơn.

Vào ngày 22/1/2014, phía UBND xã Bình Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bất ngờ phát ra thông báo đến các hộ dân về việc thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng ở làng Vân Lôi.


cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

Trong thông báo đã ghi rõ thời gian gia hạn đến ngày 27/1/2014 (tức 27 tết) nhưng đến ngày 24/1 (tức 24 tết) chính quyền UBND xã Bình Yên đã huy động khoảng 800 người đến tiến hành cưỡng chế.

“Hôm đó khoảng 7h sáng, tôi vừa ngủ dậy thì bất ngờ thấy nhiều người của xã đến đập phá tường bao. Khi tôi yêu cầu dừng lại, một cán bộ địa chính xã Bình Yên đã chạy tới ngăn máy xúc lại nhưng đến khoảng 11h cùng ngày lại tiếp tục đập nát khu tường bao của nhà tôi”, chị Phạm Thị Hoa kể lại.

Đứng trên đống đổ nát của nhà mình, ông Đỗ Văn Hùng (58 tuổi) bế trên tay đứa cháu 2 tuổi vừa khóc tu tu vừa mếu máo nói: “Hôm gần Tết đang ở trong nhà bất ngờ tôi bị yêu cầu phải phá bỏ nhà. Cả cái tết vừa qua, tôi sống trong thấp thỏm lo âu, sắp tới nhà bị phá mất tôi và cháu biết sống ở đâu”.

cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

Cay đắng hơn, gia đình anh Ngô Văn Huệ (47 tuổi) có mẹ già 85 tuổi, hôm xảy ra sự việc, lực lượng cưỡng chế đã bê cả giường có mẹ anh Huệ đang nằm đem để ra vườn rồi lấy búa đập vỡ tường bao, tường nhà được cho là đã xây dựng trái phép. Khi anh Huệ ra ngăn lại đã bị lực lượng cưỡng chế còng tay.

Ngay như ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.


Ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.

cuong che dat dai, cưỡng chế o van loi, luat cuong che o viet nam, Thời sự, cuong che dap tan hoang lang co, bi cuong che oan sai kien o dau

Cụ già 85 tuổi nằm trên giường bị lực lượng cưỡng chế bê đặt ra vườn để đập phá tường bao, tường nhà.
Theo các hộ dân, việc phải di dời khỏi phần đất ông cha từ lâu năm là điều không ai mong muốn. Khi biết đất nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư, nhiều người đã tiến hành xây tường bao quanh diện tích đất nhà mình vì sợ sẽ bị đền bù thiếu. Ngoài ra, các hộ dân ở làng Vân Lôi cũng chưa di dời vì chưa thống nhất được phương án đền bù khi chính quyền đưa ra mức 700.000/m2.

Cưỡng chế vì bị thúc ép, hàng loạt cán bộ bị...kiểm điểm

Liên quan đến sự việc cưỡng chế ở làng Vân Lôi, phóng viên Dân Trí đã buổi làm việc với ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên (Thạch Thất - Hà Nội) cho biết rằng, sở dĩ chính quyền tiến hành cưỡng chế vào ngày 24 tết là do cấp trên “thúc ép” để bàn giao mặt bằng cho việc thi công dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc.

Đồng thời do có tới 52 hộ dân tiến hành xây dựng trái phép nên xã đã lập kế hoạch trình lên huyện Thạch Thất để phối hợp đưa lực lượng tới cưỡng chế. Cụ thể có 780 người tham gia buổi cưỡng chế 4 máy ủi, 2 xe đặc chủng công an để dẫn giải các đối tượng chống đối, gây rối…


Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên thanh minh cưỡng chế do cấp trên thúc ép.
Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên "thanh minh" cưỡng chế do cấp trên thúc ép.
Khi được hỏi về trách nhiệm để xảy ra ồ ạt xây dựng trái phép trên địa bàn ông Mão thừa nhận do đã buông lỏng quản lý để dẫn tới sai phạm hàng loạt. Sau đó việc tiến hành cưỡng chế gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, tiêu hao chi phí từ ngân sách nhà nước vào việc cưỡng chế.

Chỉ một ngày sau khi buổi cưỡng chế kết thúc, phía chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có buổi họp kiểm điểm chính quyền UBND xã Bình Yên về việc để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự ồ ạt tại dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc ở làng Vân Lôi.

Buổi họp đã kiểm điểm đối với các cá nhân là ông Lê Văn Mão - Chủ tịch xã Bình Yên, cùng với đó kiểm điểm Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch UBND xã, Phó chủ tịch hội đồng nhân dân cùng các thành viên chuyên môn…

Về phương hướng giải quyết sắp tới đối với các hộ dân ở làng Vân Lôi, ông Mão cho biết sẽ không tiến hành cưỡng chế nữa mà sẽ tiến hành họp dân, tuyên tryền, làm công tác kiểm đếm, đền bù và thực hiện công tác tái định cư sau di dời.


Anh Thế - Hoành Sơn

Bộ Trưởng Đinh La Thăng “Chúng ta đang nợ người dân Chu Va một lời xin lỗi"

“Chúng ta đang nợ người dân Chu Va một lời xin lỗi, một kết luận nguyên nhân rõ ràng vụ lật cầu..." - Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói.
Ngày 6/3, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã họp với Tổ điều tra độc lập vụ lật cầu treo Chu Va 6 (Tam Đường, Lai Châu).

Tại cuộc họp, các thành viên của Tổ điều tra đã đưa ra 2 nguyên nhân chính dẫn đến ắc neo bị đứt đột ngột là do bộ phận này đã được chế tạo sai thiết kế.

Cụ thể, theo thiết kế, ắc neo phải có tiết diện 50 cm2, nhưng đo thực tế tại hiện trường chỉ khoảng 24 -25 cm2.
Bộ Trưởng Đinh La Thăng, Đinh La Thăng là ai, vụ sập cầu Chu Va, Nguyên nhân vụ sập cầu treo là gì?, Thời sự
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu sớm tìm ra nguyên nhân sập cầu Chu Va.

Hơn nữa, thiết kế đã lưu ý rõ ràng không được phép dùng phương pháp gia nhiệt để tạo lỗ ắc neo, chỉ được dùng phương pháp khoan tạo lỗ để đảm bảo không bị biến dạng vật liệu.

Tuy nhiên, kiểm tra thực tế tổ điều tra khẳng định ắc neo đã bị chế tạo bằng phương pháp gia nhiệt thổi xuyên chiều dày, dẫn đến biến đổi tính chất cơ lý của vật liệu, giảm khả năng chịu lực và gây đứt đột ngột.

Tổ điều tra cũng khẳng định cầu Chu Va sập không có nguyên nhân quá tải vì tải trọng của cầu có thể chịu được 11,34 tấn. Ngoài ra, đoàn người đi không đều nên cũng không có nguyên nhân cộng hưởng.

“Cầu Chu Va 6 dài 54m, rộng 1,5m. Cáp neo xuất xứ Hàn Quốc có khả năng chịu lực 72,4 tấn. Khả năng chịu lực của cáp neo gấp 4,43 lần khả năng tính toán, ắc neo chịu lực gấp 6 lần, bộ phận nhỏ nhất của bộ phận neo có khả năng chịu khoảng 120 tấn, gấp 3,67 lần so bình thường. Vì vậy ngay cả đoàn người đi chiếm ½ cũng không thể gây lật được” – ông Hoàng Hà - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ GTVT) khẳng định.

Ông Hoàng Hà cũng cho rằng, do công nghệ chế tạo dẫn đến suy giảm vật liệu của ắc neo. Cường độ ắc neo phải xuống rất thấp, chỉ khoảng 200 – 300kg/1cm2 nên đã đứt.

Tuy nhiên, hiện nay bộ phận này đang được cơ quan điều tra niêm phong nên muốn xác định rõ nguyên nhân phải giám định bằng phương pháp phân tích quang phổ và độ cứng.

“Nguyên nhân về kỹ thuật đã rất rõ. Cần xác định thêm khả năng chịu lực của ắc neo”, ông Hà Nói.

Bộ trưởng Thăng cho rằng, không thể đổ lỗi do người dân đi quá tải gây lật cầu. Cần sớm giám định ắc neo và công bố nguyên nhân sớm nhất, xác định rõ trách nhiệm của đơn vị thiết kế, thi công, giám sát, nghiệm thu. Chậm nhất, ngày 10/3 phải có kết luận bằng văn bản…

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng yêu cầu Tổ điều tra độc lập phối hợp với công an để giám định ắc neo, đồng thời Bộ sẽ có văn bản gửi Bộ Công an và UBND tỉnh Lai Châu đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét truy cứu trách nhiệm của các đơn vị và cá nhân liên quan gây ra sự cố lật cầu.

“Chúng ta đang nợ người dân Chu Va một lời xin lỗi, một kết luận nguyên nhân rõ ràng vụ lật cầu. Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, xử lý trách nhiệm các đơn vị liên quan”, Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh.

Thủ tướng khen tập thể BS cứu người vụ sập cầu
Ngày 6/3, Bộ trưởng GTVT – Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng đã thừa lệnh Thủ tướng trao tặng bằng khen cho tập thể BS Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác cấp cứu các nạn nhân vụ sập cầu treo thuộc huyện Tam Đường (Lai Châu).
Tại Bệnh viện Việt Đức, ông Trịnh Hồng Sơn, PGĐ bệnh viện đã báo cáo với Bộ trưởng Đinh La Thăng về tình hình cứu chữa các nạn nhân vụ sập cầu Chu Va 6.
Bộ Trưởng Đinh La Thăng, Đinh La Thăng là ai, vụ sập cầu Chu Va, Nguyên nhân vụ sập cầu treo là gì?, Thời sự
Bộ trưởng Đinh La Thăng trao bằng khen của Thủ tướng cho tập thể BS Bệnh viện Việt Đức.

Theo ông Sơn, trong 21 bệnh nhân vụ sập cầu được mổ trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Lai Châu đã được các BS Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai và Lai Châu tổ chức cứu chữa thành công.
“Tôi đã hành nghề mấy chục năm nay, nhưng chưa năm nào ngày 27/2 chúng tôi nhận được nhiều lời chúc mừng như năm nay. Sự quan tâm của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng và đặc biệt là của nhân dân khiến chúng tôi hết sức xúc động. Chúng tôi nhận thức rằng những công việc cứu người tại vụ sập cầu tại Lai Châu là nghĩa vụ và phải làm tốt… ” - BS Sơn nói.
Bộ Trưởng Đinh La Thăng, Đinh La Thăng là ai, vụ sập cầu Chu Va, Nguyên nhân vụ sập cầu treo là gì?, Thời sự

Bộ trưởng Thăng cũng thừa lệnh Thủ tướng trao tặng bằng khen cho Bệnh viện Bạch Mai.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vui mừng khi nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Vũ Điệp

"Quang minh chính đại","công khai, minh bạch" sao có biệt thự quan chức?

Quang minh chính đại chính là công khai, minh bạch hóa thông tin, là điểm căn cốt nhất để thực hành dân chủ.
Biệt thự quan chức, tham nhũng ăn hối lộ, Quan chức đục khoét, các vụ án quan tham thời nay, Quan chức giàu nhất Việt Nam, Thời sự

Trong "Bài nói chuyện với những cán bộ, đảng viên lâu năm” ngày 9/12/1961 của Hồ Chủ tịch có đoạn: "Đảng ta quang minh chính đại. Đảng ta như thế, đảng viên cũng phải như thế…". Quang minh chính đại chính là công khai và minh bạch hóa thông tin, là điểm căn cốt nhất để thực hành dân chủ mà dân chủ lại là chìa khóa của mọi thành công.
Trong việc hoạch định chính sách trong đó có vấn đề tổ chức và nhân sự, từ sau ngày thống nhất đất nước tới nay, bên cạnh những thành công thì còn không ít thiếu sót, thậm chí sai lầm. Mấy chục năm qua, Đại hội nào của Đảng cũng đều đề cập tới nguyên nhân của thiếu sót, khuyết điểm nhưng sao có không ít vụ việc không những không giảm nhẹ đi mà lại còn nổi cộm lên và ngày một trầm trọng hơn? Trong nhiều thập kỷ vừa qua cho đến hôm nay, Đảng đã và vẫn đang cùng nhân dân trăn trở để tìm ra những giải pháp hữu hiệu.
Hầu như cả giới chức lãnh đạo và giới nghiên cứu khoa học đều cùng nhất trí với nhau hướng tiếp cận từ vấn đề mở rộng dân chủ, thực hành dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Đó là một hướng tiếp cận rất cơ bản, rất đúng, mà Hồ Chí Minh đã dặn kỹ trong Di chúc của Người. Nhưng trong nhiều năm qua khi triển khai thực hiện thì lại vẫn theo nếp cũ, dân chủ hình thức, tệ quan liêu vẫn lấn át dân chủ. Hơn bất cứ thời gian nào, giờ đây cần phải thẳng thắn tìm ra nguyên nhân cơ bản của vòng luẩn quẩn ấy.

Muốn thực sự dân chủ thì mấu chốt là phải khắc phục tình trạng công khai và minh bạch hóa thông tin một cách nửa vời; là phải làm theo chỉ dẫn của Hồ Chí Minh: Đảng ta quang minh chính đại.

Quang minh chính đại là vấn đề tưởng như đã cũ nhưng lại chính là mấu chốt của đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền trong tình hình hiện nay.

1- Việc hoạch định chính sách là quan trọng bậc nhất của bất kỳ đảng cầm quyền nào. Gần đây đã hé lộ một vài việc cho ta thấy rằng nếu công khai minh bạch, lắng nghe nhiều luồng ý kiến xây dựng của người dân thì sẽ tránh được sai lầm khuyết điểm.

Nhớ lại những năm trước, Bộ Giao thông đề xuất dự án làm đường sắt cao tốc Bắc Nam với những viễn cảnh hoành tráng, với mộng mơ “đánh thức các nàng tiên đang ngái ngủ trong rừng” đem lại lợi ích to lớn cho quốc gia dù có phải vay nước ngoài một khoản tiền khổng lồ. Nhưng nhân dân, các nhà khoa học đã lên tiếng nên Quốc hội đã không bỏ phiếu ủng hộ, tránh được một quyết sách không thực tế. Hay như việc TP Hà Nội công khai nêu dự kiến thu lệ phí đường quốc lộ Thăng Long đã được nhân dân góp ý nên đã giúp Chính phủ không phê duyệt đề xuất vô lý đó.

Rồi gần đây Thủ tướng đã lắng nghe ý kiến nhân dân quyết định giữ cho Hà Nội vị trí cầu Long Biên, một di tích lịch sử -văn hóa.

Đáng tiếc là một thời gian quá dài, và cho tới nay vẫn nhiều cơ quan công quyền vẫn còn theo nếp cũ nên nhiều việc hệ trọng gấp nhiều lần đã không công khai, minh bạch hóa và lắng nghe dân nên đã có một số quyết sách sai lầm, tác hại to lớn, có việc khó hoặc không thể sửa chữa.

Chẳng hạn như việc sáp nhập địa giới, việc tách ra rồi lại nhập vào, nhập vào rồi lại tách ra của một số bộ ngành, điển hình ở cơ quan trung ương là Học viện Hành chính quốc gia từ một cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ đã có lịch sử tồn tại và phát triển nửa thế kỷ thì quyết định chuyển về trực thuộc Bộ Nội vụ, vừa mới được mấy năm lại quyết định tách nó ra cho nhập vào Học viện Chính trị, rồi cũng chỉ mới thay tên gọi, thay con dấu nay lại quyết định tách nó ra, nhập lại Bộ Nội vụ.

Sự lãng phí và các kẽ hở khi giao thời ắt phát sinh tiêu cực là điều ai cũng biết.

Nhìn lại lịch sử mấy chục năm qua, kể từ sau ngày thống nhất đất nước, chúng ta có thể khẳng định rằng nếu thực hành dân chủ bằng cách công khai, minh bạch hóa thông tin và nghiêm túc lắng nghe sự phản hồi của xã hội thì chắc chắn tình hình Đảng và tình hình đất nước sẽ không rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội sau 2 nhiệm kỳ Đại hội 4 và 5.

Và chắc chắn cũng không phải đến hội nghị TƯ 4 khóa 11 thì “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng” và chế độ xã hội do Đảng cầm quyền đang đứng trước nguy cơ của sự tồn vong. (Phát biểu khai mạc hội nghị TƯ 4 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng).

2- Nguyên nhân hiện tình đất nước như nhận định trên có rất nhiều nhưng đều bắt đầu từ thiếu quang minh chính đại, nghĩa là thiếu công khai hóa và minh bạch hóa trong kinh tế, và do cơ chế quyền lực và thực thi kiểm tra giám, kỷ luật Đảng cũng như thực hiện pháp quyền thiếu minh bạch.

Cứ nhìn vào vấn đề đầu tư công, vấn đề thất thoát tài sản quốc gia, vấn đề nợ xấu cũng như vấn đề công khai và kiểm soát tài sản cá nhân những người có chức quyền thì đủ rõ như vụ lùm xùm xung quanh tài sản và những quyết định bổ nhiệm cán bộ của nguyên Tổng Thanh tra CP Trần Văn Truyền.

3- Chúng ta đã nói rất nhiều, đã dẫn tư tưởng Hồ Chí Minh trong tất cả các nghị quyết của Đảng về vấn đề cán bộ nhưng trên thực tế tình trạng che giấu khuyết điểm, bao cấp về uy tín cho cán bộ là khá phổ biến. Vì thế nên hầu hết các vụ việc liên quan đến sai lầm, khuyết điểm, tội lỗi và tội phạm của cán bộ đều do quần chúng và báo chí phát hiện rồi sau đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc.

Cán bộ quyết định tất cả mà cán bộ được Đảng xếp vào hạng ưu tú như thế thì làm sao có dân chủ hóa? Nói theo Hồ Chí Minh thì đó chính là tình trạng hủ hóa của cán bộ mà thôi. Và theo Lênin thì với một bộ phận không nhỏ cán bộ đã bị hủ hóa, suy thoái như thế thì dù có nghị quyết hay, chính sách, luật lệ tốt cũng chỉ lơ lửng ở trên không.

Cũng liên quan đến vấn đề cán bộ là chính sách nhân tài. Phát hiện, đào tạo sử dụng nhân tài do thiếu công khai minh bạch nên đã bị lợi ích nhóm chi phối, nạn ấm tử ấm sinh, con ông cháu cha, chạy bằng cấp, chạy chức quyền chi phối.

Tình trạng bộ máy tổ chức và nhân sự phình ra, càng nói giảm càng tăng. Bây giờ thì không thể không giảm nhưng giảm ai, ai giảm? Thiếu công khai minh bạch là nguyên nhân phình ra, bây giờ nếu không công khai minh bạch thì cũng sẽ là nguyên nhân không xẹp xuống.

Phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền phi công khai minh bạch thì tất yếu sẽ là giấu giếm khuyết điểm. Cũng theo Hồ Chí Minh, “một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó là một đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Đó chính là mấu chốt của mọi vấn đề, trong đó vấn đề tổ chức nhân sự đang nổi lên một cách cấp bách trong các tổ chức, bộ máy của cả hệ thống chính trị nước ta hiện nay.

Trần Đình Huỳnh(nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng)

“Đại án” Siêu lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như: Lừa đảo các “đại gia” quá dễ!!!

Thời sự, Siêu lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như, Huỳnh Thị Huyền Như là ai, vụ án siêu lừa Huyền Như, Huyền Như chịu án bao nhiêu năm tù

Qua vụ “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như vừa xét xử cho thấy, để chiếm đoạt 4.000 tỉ đồng của các ''đại gia'', Huyền Như chỉ sử dụng những “nốt nhạc” cũ mèm: Đánh vào lòng tham của mỗi người. Dù rằng, tất cả các đối tượng bị lừa là những “chiến binh” trong mặt trận tín dụng hoặc là các ông chủ doanh nghiệp lớn… - có thể nói đó là điều chưa từng có trong lịch sử tố tụng ở Việt Nam.
Chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng quá dễ

Có lẽ, hình thức lừa đảo với thủ đoạn vay lãi cao đã quá cũ, những tưởng chỉ có thể đánh vào lòng tham của những người ít học, không mấy khi nghe, đọc đài, báo. Nhưng không, trong vụ án này, với bổn bài cũ rích, Huyền Như vẫn đánh gục được những vị dày dạn kinh nghiệm trên “trận địa” tín dụng. Thế mới biết, tiếng loảng xoảng của kim ngân vẫn có thể làm ngất nhiều “vị tướng” dày dạn trong trận đồ tiền tệ.

Nếu như trong thời điểm từ tháng 3.2010-9.2011, lãi suất trần vay của ngân hàng quy định 14%/năm thì Như đã thỏa thuận để nâng lãi suất với một số Cty lên từ 18-34%. Dù bất thường như vậy, nhưng những nạn nhân vẫn tin một cách khó hiểu vào một phó phòng quản lý rủi ro như Huyền Như.

Cụ thể, thông qua một nhân viên ở Ngân hàng TMCP Phương Đông, Huyền Như biết chị Nguyễn Thị Nga - nhân viên một Ngân hàng - có một số Cty ở Hà Nội (3 Cty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Cty Hưng Yên) có nguồn tiền muốn gửi và cần gặp trực tiếp để đàm phán. Chấp nhận đề nghị trên, Huyền Như và Võ Anh Tuấn – Phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè (cùng bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với Như) đã ra Hà Nội gặp đại diện 3 Cty trên cùng với Nga và một số nhân viên khác của một ngân hàng khác (cùng là cộng tác viên của 3 Cty trên).

Tại Hà Nội, nhóm này đã thỏa thuận, tùy mức tiền và thời gian gửi mà lãi suất sẽ vào khoảng 18-22% /năm. Khi có bộ hồ sơ của 3 Cty trên trong tay, điều đầu tiên Huyền Như làm là khắc ngay dấu giả của 3 Cty và ký giả chữ ký của các giám đốc 3 Cty này.

Sau khi 2.496 tỉ đồng của 3 Cty này được chuyển vào tài khoản của họ mở tại VietinBank, Như đã làm giả tới 127 lệnh chi chuyển tiền đến nhiều tổ chức và cá nhân để trả nợ lãi suất cao mà Như đã vay trước đó. Đến khi bị khởi tố, Như đã trả cho 3 đơn vị này cả gốc và lãi gần 903 tỉ đồng, còn chiếm đoạt của 3 Cty trên hơn 1.598 tỉ đồng.

Đánh vào lòng tham

Tương tự, thông qua Vũ Minh Hải (nhân viên Cty CPCK OCS), Như biết Cty CP CK Saigonbank – Berjaya (SBBS) có nguồn tiền muốn gửi vào VietinBank, chi nhánh TPHCM với lãi suất theo hợp đồng 14%/năm và phí ngoài hợp đồng từ 16-18%/năm. Như vậy, tổng lãi suất thực tế lên tới 32-36%/năm.

Những nội dung trên, sau khi được thống nhất, trong vòng 3 tháng (18.5- 31.8.2011), Như ký giả chữ ký của giám đốc, phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè và con dấu giả của chi nhánh để làm giả 14 hợp đồng ủy thác với Cty SBBS. Có hợp đồng, Cty này chuyển 225 tỉ đồng vào tài khoản ở VietinBank chi nhánh TPHCM. Gần như ngay sau đó, Như đã làm giả các lệnh chi để rút tiền của SBBS chuyển trả cho các tổ chức và cá nhân mà Như vay trước đó. Trước khi bị khởi tố, Như trả cả gốc và lãi cho Cty này là 22 tỉ đồng, còn chiếm đoạt của họ 210 tỉ đồng.

Điều lạ lùng là những người tham gia vào việc gửi tiền của 3 Cty trên (Phúc Thịnh, Thịnh Phát, Hưng Yên) đều là nhân viên ngân hàng, nhưng sao lại ngây ngô tin vào mức lãi suất không tưởng đó? Nếu như phiên tòa vừa qua không làm rõ việc họ có được ăn chia với Huyền Như trong phi vụ lừa đảo này hay không, thì với Cty SBBS, Huyền Như khai đã đưa cho người môi giới Vũ Minh Hải khoảng 30 tỉ đồng; nhưng Hải chỉ thừa nhận 20 tỉ đồng (chiếm tới gần 10% số tiền Như chiếm đoạt).

Hải khai phải chi cho Kế toán trưởng Cty SBBS Vũ Thị Mỹ Linh 13 tỉ đồng, còn mình chỉ cho vào túi 7 tỉ đồng. Về phần mình, Mỹ Linh thừa nhận có lấy tiền nhưng chỉ được 9,9 tỉ đồng. Vấn đề là với 9,9 tỉ đồng, liệu Mỹ Linh có thể “nuốt” nổi một mình - điều mà chưa cơ quan tố tụng nào làm rõ được? Và trong vụ đại án này, Như cũng khai đã bỏ hàng trăm tỉ đồng để “chia” cho nhiều vị “chân gỗ” như vậy. Còn tiền từ “chân gỗ” này đi tới những cửa nào nữa không, đó vẫn là một khoảng tối.
VĂN HẢI -Báo Lao Động

Báo Động: Nhiều CSGT phải điều trị tâm thần.Vì đâu nên nỗi???

CSGT, CSGT không được lòng dân, CSGT phải nhập viện, CSGT bị xem thường, thực trạng CSGT ở Việt Nam, CSGT bị hành hung
“Thời gian gần đây có khá nhiều cảnh sát giao thông (CSGT) đến bệnh viện lấy thuốc tâm thần và mời các bác sĩ của bệnh viện về nhà khám liên quan đến áp lực về tâm lý, đau đầu, mất ngủ...” - bác sĩ Lý Trần Tình, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội - cho biết.

Trong năm 2013, rất nhiều những vụ việc gây dậy sóng từ các lực lượng CSGT. Đáng chú ý nhất là vụ một chiến sĩ CSGT do bị ức chế, dồn nén tâm lý đã bắn chết cấp trên của mình cùng nhiều chiến sĩ khác bị thương ngày 22.9.2013, ở ngay trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an tỉnh Đồng Nai).
Tiếp đến, tối 24.9, một vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trên QL1A, thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam khiến một người thiệt mạng, liên quan đến việc các CSGT làm nhiệm vụ ra hiệu dừng xe. Cũng trong tháng 9, vụ CSGT của tỉnh Thanh Hóa rút súng bắn nhiều phát vào người điều khiển xe máy gây bất bình trong dư luận.
CSGT, CSGT không được lòng dân, CSGT phải nhập viện, CSGT bị xem thường, thực trạng CSGT ở Việt Nam, CSGT bị hành hung

Hai chiến sĩ CSGT TP Nam Định phải nhập viện do bị lái xe vi phạm tấn công.

Hầu hết những vụ việc nói trên, dư luận đều bày tỏ sự không đồng tình với cách ứng xử của những chiến sĩ CSGT. Và tất nhiên, sau đó có sự sự can thiệp, xử lý nghiêm của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nó thêm một hồi chuông cảnh báo đối với lực lượng CSGT khi làm nhiệm vụ.
Ở một góc độ khác, nhiều ý kiến bày tỏ các chiến sĩ CSGT luôn cảm thấy bị áp lực, căng thẳng trong công việc và chưa nhận được sự chia sẻ từ người dân. Thực tế, không ít trường hợp phải tìm đến các bệnh viện thâm thần để khám bệnh và lấy thuốc an thần.
Trao đổi với PetroTimes, trung úy Phùng Ngọc Hiệp - Bí thư chi đoàn Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT - CA TP.Hà Nội) - chia sẻ: “Ngành nào cũng có những áp lực riêng, tuy nhiên CSGT nó có những đặc thù riêng biệt. Những ngày lễ, ngày tết rồi ngày mưa gió anh em vẫn phải làm nhiệm vụ, kể cả ngày và đêm. Làm tốt thì không sao, nhưng có gì chưa đúng là gặp ngay những lời chê trách. Lúc làm nhiệm vụ cũng vậy, khi người dân sai phạm mình nhắc nhở, xử phạt họ nhiều khi còn bị mắng, bị chửi là vô tâm”.
Theo tâm lý chung, người dân đi đường hễ gặp CSGT trong đầu luôn nghĩ bản thân sẽ có thiệt hại, nên trong họ có sự phẫn nộ sẵn. Bởi đối với người tham gia giao thông, hầu hết ai cũng bị CSGT thổi còi để dừng phương tiện một vài lần và có thể bị phạt. Vì thế, mỗi lần đối diện với CSGT thường xảy ra đôi co, tranh cãi. Một số CSGT vì áp lực công việc không kiềm chế được bản thân, đã vô ý nảy ra những lời lẽ hơi nặng nề với nhân dân. Vì những lý do đó, nhiều CSGT bị người dân trách nhầm.
Thiếu úy Nguyễn Chí Công - chiến sĩ CSGT đội 6 - bày tỏ: “Về đặc thù công việc của CSGT thì ai cũng biết, nhiều hôm thức trắng đêm làm nhiệm vụ rồi giải tỏa, cứu hộ đường lúc mưa bão. Có điều, nhiều khi không nhận được sự ủng hộ của người dân, anh em cảm thấy không thực sự được vui mặc dù mình đã cố gắng hết sức.
Ví dụ như gần đây, các đội CSGT đang làm chuyên đề về áp dụng đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em; nhưng khi kiểm tra những trường hợp phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho các cháu lúc đến trường, họ lại bảo: Đi đường bao nhiêu người không đội, sao các anh không bắt. Các anh bắt hết họ đi rồi tôi nộp phạt. Thật sự chúng tôi đang gặp phải những áp lực không hề nhỏ trong khi làm nhiệm vụ”.
Trao đổi về vấn đề này, bác sĩ Lý Trần Tình - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội - cho rằng: Nghề nào cũng có áp lực riêng và khi xã hội càng phát triển nhanh chóng thì áp lực càng nhiều. Khi ấy, con người không kịp thích nghi nên dễ dẫn tới stress hay trong bệnh lý tâm thần là bệnh rối loạn sự thích ứng. Riêng ở Việt Nam có một số nghề, mà đặc biệt là nghề phải tiếp xúc với cộng đồng dân cư, xã hội, tiếp xúc với công chúng như CSGT thì chịu rất nhiều áp lực, bởi vì người ta hay soi vào từ hành động, suy nghĩ, trang phục, thái độ của người đó.
Trong một cộng đồng như vậy, lại ở một khu vực nóng bỏng, nhạy cảm thì gánh nặng tâm lý, áp lực của CSGT quả thực là rất lớn. Thêm vào đó, họ gần như không có ngày nghỉ, càng những ngày lễ, ngày tết khi mọi người nghỉ thì họ lại phải túc trực làm nhiệm vụ.
Chưa kể đến tai nạn giao thông luôn cận kề với họ, rồi một bộ phận người tham gia giao thông của mình không hiểu biết hết về Luật Giao thông và giao thông thì theo kiểu lấp chỗ trống, mạnh ai người đó đi, cố thoát khỏi ùn tắc... Những điều đó đã tạo áp lực, ức chế, xung đột rất lớn đối với CSGT.

CSGT, CSGT không được lòng dân, CSGT phải nhập viện, CSGT bị xem thường, thực trạng CSGT ở Việt Nam, CSGT bị hành hung
 Vụ CSGT tại tỉnh Thanh Hóa nổ súng bắn người vi phạm giao thông trên đường.

Bác sĩ Tình cũng cho hay, trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều cảnh sát giao thông đến bệnh viện và mời các bác sĩ của bệnh viện về nhà khám liên quan đến áp lực về tâm lý, đau đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc điều trị chủ yếu là ngoại trú, còn nằm điều trị nội trú trong bệnh viện thì chưa có. Do vậy, cần có hệ thống trị liệu tâm lý, các nhà tâm lý học dành riêng cho CSGT. Nó sẽ giải quyết rất nhiều thứ về đời sống tâm lý trong xã hội, làm giảm đi rất nhiều xung đột trong cuộc sống, đời sống, xã hội.
“Đối với lực lượng CSGT, như tôi đã phân tích ở trên thì thực sự là rất cần có một hệ thống trị liệu tâm lý riêng cho họ để giúp họ giải toả căng thẳng, áp lực. Bên cạnh đó, phải tăng cường sự nghiêm minh của các cơ quan chức năng; cũng cần có những biện pháp đồng bộ từ hướng dẫn luật cho người dân, thiết kế, đặt các biển báo, đèn tín hiệu... hợp lý nhằm giúp đỡ, tạo thuận lợi, tránh quá tải, áp lực, xung đột đối với CSGT khi thực thi công vụ.
Và nếu như không nhận được sự cảm thông, chia sẻ từ xã hội thì e rằng sẽ tiếp tục có nhiều CSGT phải tìm đến bệnh viện tâm thần điều trị do căng thẳng” - bác sĩ Lý Trần Tình nhấn mạnh.
Nguồn: http://laodong.com.vn/

Khi Bộ trưởng Luận nói thẳng ,nói thật! (BT Phạm Vũ Luận- BT Bộ GD-ĐT)

Vỗ tay kịch liệt trước một sự thật chính xác tuyệt đối thậm chí chẳng cần phải kiểm chứng. Đây là phản ứng chung của dư luận trước phát ngôn đình đám nhất của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tuần qua.
Bộ trưởng Luận, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng bộ giáo dục 2014, Bộ trưởng, Tiến sĩ giấy, Tiến sĩ với bằng giả, Thời sự

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trong một phiên họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục đã “thẳng thắn như một cây thước”: “Thực tế những người có bằng giả, hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”.

Nhớ mấy hôm trước, cũng thẳng thắn thật thà và không ít ngậm ngùi, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà than thở “đi đâu chúng em cũng bị nhìn như những con vi trùng hết”.

Sự thật mà Bộ trưởng Luận nói đến giải thích phần nào cho sự ngậm ngùi của Chủ tịch BIDV.

Nếu có một “logic” các phát ngôn, có lẽ cần phải thêm vào “bộ sưu tập thẳng thật” này phát ngôn của Chủ tịch TKV, ĐBQH Trần Xuân Hòa, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu “Phần lớn các anh ở đây đều đả phá doanh nghiệp nhà nước thế này thế này nọ. Nhưng thử hỏi rằng, liệu có ai không một lần nhờ xin cho con cháu vào doanh nghiệp nhà nước?”
Bộ trưởng Luận, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng bộ giáo dục 2014, Bộ trưởng, Tiến sĩ giấy, Tiến sĩ với bằng giả, Thời sự

Rất chi là rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước, một phần của Nhà nước, giống như một chiếc oản mà người ta được chia bất kể công việc, bất biết đóng góp, miễn là có thể xin, hoặc thậm chí chạy vào được.

Hồi nạn chảy máu chất xám trong khu vực Nhà nước diễn ra, chẳng phải là nguyên do đã được ĐBQH Lê Như Tiến giải thích bởi “Không chỉ vì những nơi đó trả lương cao hơn mà còn do môi trường công tác và thăng tiến là bình đẳng”.

Trong khi đó, môi trường nhà nước thì cái bằng cần nhất là “bằng lòng”. Và ông Tiến cũng thẳng thắn: “Nhiều người mới phàn nàn rằng, trong thời buổi hiện nay, năng lực và bằng cấp cũng không bằng "bằng lòng". Đã được sếp "bằng lòng" rồi thì chuyện năng lực, bằng cấp thế nào cũng không cần xét đến.

Rõ như ban ngày, chuẩn chất lượng nhân sự giữa “nhà nước” và tư nhân nói không ngoa là “hai giá trị ở hai đầu đoạn thẳng”.
Bộ trưởng Luận, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng bộ giáo dục 2014, Bộ trưởng, Tiến sĩ giấy, Tiến sĩ với bằng giả, Thời sự

Nhưng có lẽ, phải xin hỏi lại Bộ trưởng Luận là phải chăng những tấm bằng giả, phải chăng chuyện “bằng thật chất lượng giả” là từ trên trời rơi xuống?

Hồi cuối năm 2013, một bản tin nhỏ xuất hiện, không hề đâm cướp hiếp giết, nhưng cũng đã khiến dư luận ngậm ngùi. Ấy là câu chuyện hai vị Hiệu trưởng và hiệu phó của các trường Buôn Đôn và Đại Nghĩa, Đăk Lăk đã làm giả giấy tờ, cấp khống học bạ, cho điểm khống, sửa điểm các môn thi…

Bằng giả đã được chính các thầy, dù chỉ là “chuyện con sâu” tạo ra.

Và nhắc đến câu chuyện “bằng thật nhưng chất lượng giả”, không thể không nhắc đến dự đoán của giáo sư lẫy lừng Văn Như Cương: “Tỷ lệ tốt nghiệp năm nay tôi dự đoán là 100%, chính xác là 99,9%”.

Phải chăng là tình trạng “bằng thật, chất lượng giả” đã được tạo dựng từ ngay trong mái trường phổ thông, nơi những trang giấy tâm hồn được gián tiếp viết rằng: Học gì thì học, kiểu gì cũng đỗ.

Bây giờ, hãy chờ xem lời dự đoán của Giáo sư Văn Như Cương cũng như chờ xem, khi đã thẳng như một cây thước thì Bộ trưởng Luận, cũng là một người thầy sẽ làm gì.

Tác giả :Đào Tuấn

Đại gia "Bầu Kiên" sa cơ vì buôn Vàng và vướng vào lao lý như thế nào?

Thời sự, Vụ án Bầu Kiên, Bầu kiên là ai, Bầu Kiên Vướng vào vòng lao lý, cuộc đời Nguyễn Đức Kiên, làm giàu quá nhanh, Bầu Kiên buôn vàng

(Theo Thời Báo Kinh Tế SG) - Thật khó viết về chân dung một con người vốn từng làm tốn nhiều giấy mực của các phương tiện truyền thông như ông Nguyễn Đức Kiên (thường được nhắc đến bằng cái tên “bầu Kiên”) trong một vài trang báo. Tội trạng của ông đến đâu, đúng sai thế nào là việc điều tra, xét xử của các cơ quan luật pháp. Trong bài viết dưới đây, tác giả chỉ ghi chép lại những thông tin nhặt nhạnh được về ông trực tiếp và gián tiếp trong quá trình tác nghiệp của một nhà báo chuyên theo mảng tài chính - ngân hàng, để bạn đọc tham khảo.

Bầu Kiên nói gì trước giờ bị bắt?

Hoàn toàn tình cờ, cuộc phỏng vấn của phóng viên TBKTSG với bầu Kiên kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, kết thúc lúc gần 17 giờ 30 chiều tại cà phê tầng trệt của khách sạn Hilton (Hà Nội) ngày 20-8-2012, diễn ra ngay trước thời điểm ông bị bắt tạm giam. Trước đó vài tiếng ông gặp gỡ một số phóng viên thể thao vì hình như hôm ấy có một số  trận bóng đá gay cấn. Cuộc nói chuyện liên tục bị cắt ngang bởi tiếng chuông từ hai chiếc điện thoại di động. Ông không nghe hai, ba cuộc, rồi cằn nhằn: “Sao hôm nay nhiều điện thoại thế nhỉ?”. Có một cuộc ông trả lời ngắn gọn, đại khái về khoản tiền thưởng cho một đội bóng nào đó. Ông nói tiền thưởng vẫn như năm ngoái, 500 triệu đồng và cúp máy.

Ba câu trả lời của ông khiến người nghe chú ý. Thứ nhất, ông đề xuất giảm lãi suất vì doanh nghiệp quá khó khăn. Tiếp theo, chấn chỉnh thị trường liên ngân hàng. Những khoản nợ đọng trên thị trường này thời điểm ấy khá lớn và ACB đang có dư nợ cho vay hơn 1.000 tỉ đồng cho một tổ chức tín dụng đã quá hạn chưa đòi được. (Mãi gần đây khoản nợ liên ngân hàng này của ACB mới được giải quyết bao gồm gốc và lãi thu được 9%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thỏa thuận cho vay ban đầu - NV). Điều thứ ba được ông nhấn mạnh là cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng rủi ro tối đa. Dường như có điều gì hơi bất thường trong sự nhấn mạnh vì rõ ràng cơ quan quản lý không hề giới hạn mức trích lập dự phòng, thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập để xử lý nợ xấu.

Thời sự, Vụ án Bầu Kiên, Bầu kiên là ai, Bầu Kiên Vướng vào vòng lao lý, cuộc đời Nguyễn Đức Kiên, làm giàu quá nhanh, Bầu Kiên buôn vàng
Ông ngần ngừ và không trả lời câu hỏi liệu việc trích lập dự phòng có liên quan đến kinh doanh vàng. Một câu hỏi khác ông cũng ngập ngừng là giá cổ phiếu Eximbank. Hai tuần liền thị giá Eximbank leo dốc và ngày hôm ấy nó vượt qua mốc 20.000 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường có tin đồn một số cổ đông lớn, trong đó có ông đang mua vào. Ông xác nhận một nhóm cổ đông đang nắm giữ hơn 20% cổ phần Eximbank và phủ nhận khả năng Eximbank sẽ hợp nhất với ACB. Đề cập đến Sacombank ông nói một thành viên hội đồng quản trị của nhóm cổ đông mới phát biểu với báo chí sẽ không có ngân hàng nào sáp nhập vào Sacombank là không chính xác. “Phải nói là không sáp nhập trong tương lai gần”, ông bảo.

Khi rời bàn đứng lên, không thấy ông kêu tính tiền. Có lẽ ông là khách quen ở đây? Ông đi ra cửa sau, nơi có chiếc Rolls Royce đứng đợi. Tầm 20-21 giờ hôm đó tin ông bị bắt lan trong cánh báo chí. Tôi gọi điện đến ACB, thông tin được xác nhận.  

Lần “ra mắt” đầu tiên

ACB thành lập đầu những năm 1990. Lúc đầu trong danh sách các cổ đông sáng lập không có tên bầu Kiên. Thời gian sau, khi đăng ký lại giấy phép kinh doanh, thấy không đủ người, các cổ đông sáng lập đồng ý đưa tên ông Kiên vào. Từ đó ông Kiên trở thành một trong những cổ đông sáng lập ngân hàng.
Thời sự, Vụ án Bầu Kiên, Bầu kiên là ai, Bầu Kiên Vướng vào vòng lao lý, cuộc đời Nguyễn Đức Kiên, làm giàu quá nhanh, Bầu Kiên buôn vàng

Cả chục năm, khi ACB họp báo hay tiếp xúc với báo giới TPHCM, không bao giờ thấy có mặt bầu Kiên. Nhiều nhà báo theo mảng ngân hàng không biết ACB có một phó chủ tịch hội đồng quản trị tên Nguyễn Đức Kiên. Khi “ngày thứ ba đen tối” trong tháng 10-2003 xảy ra, ACB bị rút tiền bởi tin đồn thất thiệt tổng giám đốc bỏ trốn, bầu Kiên lần đầu “ra mắt” báo chí. Tối hôm ấy ở quầy giao dịch hội sở chính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai của ACB, người ta thấy một người đàn ông tóc đen, hơi thấp, xăng xái đi lại, chỉ tay chỗ này chỗ kia. Khi thấy tình hình rút tiền không có dấu hiệu thuyên giảm, ông ta và một số lãnh đạo ACB tiến gần đến chỗ các quan chức Ngân hàng Nhà nước, đề nghị gì đó. Sau đấy nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy đứng lên cái bàn giữa phòng giao dịch, tuyên bố cam kết đảm bảo tiền gửi của bà con an toàn và kêu gọi mọi người yên tâm về nhà.

Gần 23 giờ đêm ACB họp báo. Đó là cuộc họp báo có một không hai, nhưng cánh phóng viên, kể cả phóng viên ảnh đến khá nhiều. Người gửi tiền vẫn tiếp tục xếp hàng rút tiền. Bên ngoài trời mưa. Trong đêm, những người đã rút được tiền không dám về, họ ôm tiền, ngồi ngay ở ngân hàng. Bên ngoài bảo vệ đóng cửa. Những người không vào được chen nhau đẩy cánh cổng. Đứng từ trên lầu một nhìn xuống, thấy cánh cổng chắc bật đến nơi, ông Kiên kêu anh em bảo vệ mở cho họ vào.

Đêm không ngủ ấy tóc ông Kiên không đổi màu. Mấy năm sau tóc ông mới bạc trắng.
Kẻ thua cuộc 
Thời sự, Vụ án Bầu Kiên, Bầu kiên là ai, Bầu Kiên Vướng vào vòng lao lý, cuộc đời Nguyễn Đức Kiên, làm giàu quá nhanh, Bầu Kiên buôn vàng
 Những người thường xuyên tiếp xúc với ông Kiên nhận xét ông tham vọng. Một số người thân cận trong giới ngân hàng nói ông tham lam. Họ kể câu chuyện nửa đùa nửa thật. Một bữa ông Kiên ngồi trong nhà, thấy có con bò đi qua cửa, liền tìm cách dắt nó vào nhà nhưng không được. Thế là ông nói “tôi mất một con bò”! Sau khi gọi vốn nước ngoài, những năm 2005-2006 ACB và một số ngân hàng cổ phần “lớn” rất nhanh. Một phần do cơ hội Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO mang lại, phần khác tăng trưởng kinh tế những năm đó thuận lợi. Khi ấy ACB đã dẫn đầu khối cổ phần và thể hiện tham vọng cạnh tranh với bốn ngân hàng quốc doanh. Bước cạnh tranh đầu tiên là về tổng tài sản và lợi nhuận. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 687 tỉ đồng. Năm sau con số lợi nhuận tăng gấp ba lần, nhảy lên 2.127 tỉ đồng. Cùng thời gian, tổng tài sản của ACB bắt đầu leo thang.

Một trong những yếu tố tạo đà nhảy cho tổng tài sản của ACB là huy động vàng. Không có ngân hàng nào huy động được nhiều vàng trong dân như ACB. Vào lúc đỉnh điểm, ACB đã huy động được một lượng vàng khổng lồ, hơn 33 tấn. Quy định cho phép huy động vốn bằng vàng và chuyển 30% vàng huy động thành tiền để cho vay là một chủ trương thức thời. Tuy nhiên việc điều hành, quản lý và kiểm soát phải bám sát thực tế, đơn giản vì vàng là ngoại tệ, là thứ tài sản tích lũy mang tính truyền thống của người Việt Nam. Tiếc thay quản lý vàng suốt nhiều năm đã bị buông lỏng, làm ảnh hưởng đến tỷ giá, tạo ra những “lỗ hổng” và những cơn sốt có thời điểm làm chao đảo nền kinh tế. Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Thời sự, Vụ án Bầu Kiên, Bầu kiên là ai, Bầu Kiên Vướng vào vòng lao lý, cuộc đời Nguyễn Đức Kiên, làm giàu quá nhanh, Bầu Kiên buôn vàng
Và khi sai lầm tích lũy, nó đã tiếp tay, dẫn ông đến những hành động vi phạm pháp luật. Giới ngân hàng cho biết bầu Kiên bắt đầu kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2008. Ông sử dụng pháp nhân của sáu công ty không có chức năng kinh doanh vàng để tham gia vào thị trường vàng quốc tế. (Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kết luận ông phạm tội kinh doanh trái phép). Ông bán vàng trong nước, mua vàng tài khoản nước ngoài để bù đắp trạng thái. Điều này chẳng khác nào nghiệp vụ bán khống, mà một trong những quy tắc của bán khống là cover (mua lại) càng nhanh càng tốt. Bầu Kiên đã không làm như vậy. Có những đợt phải mấy tháng sau ông mới mua lại vàng đã bán. Chưa kể người ta bán khống trong thị trường giá xuống, còn ông bán khống trong thị trường giá lên. Tổng giám đốc một ngân hàng kể: “Năm 2009-2010 đi đâu cũng thấy ông Kiên kè kè một cái điện thoại và 5-10 phút lại nhìn vào đó để xem sự biến động giá vàng thế giới. Một lần tôi nói các tổ chức quốc tế đều dự báo giá vàng sẽ qua mốc 1.300 đô la Mỹ/ounce, ông gạt phắt làm gì có”.

Cuối năm 2009, đầu năm 2010 bầu Kiên đã có những quyết định “chết người” với vàng. Ông vay vàng trong nước (vàng huy động của các ngân hàng), và bán. Có ngày ông bán 20.000 lượng vàng ở mức giá 26 triệu đồng/lượng. Vay vàng lãi suất thấp, bán và lấy tiền đồng gửi lại ngân hàng hoặc cho vay lãi suất cao, tính ra chênh lệch tới ba lần/năm. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính. Không ai có thể ngờ giá vàng đã tăng với tốc độ chóng mặt. Khi giá tăng, ngân hàng yêu cầu người vay nộp thêm tài sản, hoặc tất toán trạng thái, chấp nhận lỗ. Vàng đã biến tài sản của bầu Kiên thành con số âm! Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên.

Cái “chết” vì vàng của bầu Kiên có thể sẽ không tạo ra nhiều hậu quả đến thế cho bản thân ông và ACB nếu ACB và một số ngân hàng kiên quyết ép buộc ông đóng trạng thái khi đến điểm phải cắt lỗ. Đằng này họ đã cho ông nợ trạng thái với hy vọng giá vàng thế giới quay đầu đi xuống. Trên thị trường đầu cơ, không có cái gì lên mãi và cái gì xuống mãi. Đúng là giá vàng quốc tế đã giảm sau 12 năm thăng hoa, nhưng nó giảm ở thời điểm quá xa so với ngày bầu Kiên bán khống.

Vòng lao lý

Để bù đắp cho sự mất mát do vàng gây nên, bầu Kiên lao vào kiếm tiền bằng kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngân hàng, bằng “tư vấn” cho một số thương vụ thâu tóm từ nguồn tiền ảo. Một trong những thứ tài sản ông sở hữu là cổ phiếu ngân hàng. Một lãnh đạo ngân hàng có thâm niên phân tích: “Ông Kiên đã dùng tiền của ACB để mua cổ phiếu ACB, kể cả mua bán “kỹ thuật” tay phải qua tay trái, nhằm đỡ giá cổ phiếu. ACB là blue-chips, có ảnh hưởng đến mặt bằng cổ phiếu ngân hàng nói chung. Ai cũng nhìn thấy sự rơi tự do của cổ phiếu ngân hàng trong những năm qua khắc nghiệt như thế nào. Nếu đà rơi không bị chặn lại, không ít các ông chủ ngân hàng sẽ gặp “nạn”, vì tỷ lệ đòn bẩy để có tiền góp vào các đợt tăng vốn của tổ chức tín dụng rất lớn”.        
Thời sự, Vụ án Bầu Kiên, Bầu kiên là ai, Bầu Kiên Vướng vào vòng lao lý, cuộc đời Nguyễn Đức Kiên, làm giàu quá nhanh, Bầu Kiên buôn vàng
Bầu Kiên dính vào vòng lao lý đã kéo theo phần lớn dàn lãnh đạo ACB liên lụy. Từ lâu ACB đã tập trung vào các nghiệp vụ đòi hỏi nhiều “chất xám” như kinh doanh trái phiếu; kinh doanh liên ngân hàng; vàng, ngoại tệ; cho vay với khách hàng có thu nhập tầm trung trở lên ở các đô thị và ngân hàng đầu tư. ACB không cho vay với nông thôn, nông dân. Rất ít khi tỷ lệ cho vay trên huy động của ACB đến 80%. Ít ai biết rằng ACB đã từng “thắng” lớn khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ của một số quốc gia bị định giá tín nhiệm rủi ro với lãi suất bằng ngoại tệ tới 8%/năm.            

Như đã viết ở đầu bài, khó có thể đưa vào hết chi tiết ngóc ngách về bầu Kiên trong khuôn khổ một bài báo. Xét cho cùng, vì sao một số ngân hàng cho bầu Kiên vay vàng nhiều đến thế để bán? Vì sao chấp nhận cho ông nợ? Bằng cách nào ông trở thành cổ đông lớn và thể hiện vai trò chi phối ở một số tổ chức tín dụng? Cách thức ông khống chế các thành viên hội đồng quản trị và nhất là vì sao người ta lại nhắc đến tên ông mỗi khi đề cập đến vụ thâu tóm thù địch ở Sacombank dù ông không sở hữu một cổ phiếu nào ở đó? Câu chuyện còn dài và có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ tiếp tục ghi lại hầu bạn đọc.
Tác giả :Hải Lý

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger