Showing posts with label Chuyện Phiếm. Show all posts

Nhập khẩu thứ mình bán ra? Tại sao có chuyện là đời như vậy?

TS Nguyễn Thành Sơn: Hòn than mà biết nói năng…

Theo Đất Việt – 9 Dec 2014 – Thành Luân

Với phương châm “dê làm khổ bò” vốn có ở TKV, đến nay sau 20 năm, nguồn sở hữu toàn dân (gần 3 tỷ tấn than-PV) đã bốc hơi hơn 30%.

(GNA: Với giá trung bình $60. một tấn xuất khẩu, “sở hữu toàn dân” vừa bốc hơi 60 tỷ đô la Mỹ. Ai nhặt được đồng rơi đồng rụng, giơ tay cho biết…)

Chuyện Phiếm, TS Nguyễn Thành Sơn, Xuất nhập khẩu than đá, Việt Nam xuất siêu hay nhập siêu, XNK than đá
Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn
TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc BQL các dự án than Đồng bằng sông Hồng – Vinacomin đã trao đổi thẳng thắn và tâm huyết với Đất Việt xung quanh việc Việt Nam ký nhập khẩu 20 triệu tấn than/năm.

PV: - Việt Nam vừa ký nhập khẩu 20 triệu tấn than/năm với một số công ty than của Indonesia, Australia, Nhật Bản và Australia. Theo dự báo của Bộ Công thương, năm 2016, Việt Nam phải nhập khẩu 3-4 triệu tấn, năm 2020 khoảng 35 triệu tấn và tới năm 2030 khoảng 135 triệu tấn.

Như vậy, Việt Nam đã phải nhập khẩu chính thứ mình đang bán ra. Tại sao lại có sự lạ đời như vậy, thưa ông?

TS Nguyễn Thành Sơn: - Sự “lạ đời” này có cội nguồn từ sự “lạ đời” khác, đó là cung cách và tư duy quản lý ngành than nói riêng, và quản lý lĩnh vực năng lượng nói chung, của Bộ Công Thương. Đã nhiều năm nay, câu hỏi tương tự đã được đặt ra trên các phương tiện thông tin đaị chúng nhưng, Bộ Công Thương và Tập đoàn TKV cùng một giọng “ca” bài xuất khẩu than là cần thiết, là hiệu quả, là đương nhiên, là xuất than tốt không dùng đến v.v… Rất tiếc là trong thể chế quản lý kinh tế của Việt Nam chưa có quy chế truy cứu trách nhiệm nói sai của những người có chức có quyền như vậy.

Lĩnh vực xuất-nhập khẩu than cho thấy rõ nhóm lợi ích: khi giá dầu cao thì đào than lên để xuất khẩu với bất kỳ chi phí nào, khi giá dầu thấp thì mặc kệ các ngành có sử dụng than tự xoay sở nhập khẩu than về để dùng. Miếng mồi xuất khẩu than ngon ăn thì TKV đòi bằng được độc quyền. Cục xương nhập khẩu than khó nhằn thì TKV đã nhanh miệng xin Chính phủ “mở cửa”.Trong tương lai, việc nhập khẩu than không đủ, nhưng TKV hình như “vô can”.

Không ít hơn 1 lần, Chính phủ đã chính thức giao cho TKV nhiệm vụ nhập khẩu than để đảm bảo cân đối đủ than cho các ngành kinh tế. Cũng không ít hơn 1 lần, TKV cứ “ngậm miệng ăn tiền” xuất khẩu than, còn nhiệm vụ cung cấp đủ than cho nền kinh tế được giao thì “hãy đợi đấy”.

Khi mới được “ra ở riêng” (thành lập năm 1994), Chính phủ đã ưu ái giao cho TKV một nguồn tài nguyên gần 3 tỷ tấn than thuộc sở hữu toàn dân làm “của hồi môn”. Với phương châm “dê làm khổ bò” vốn có ở TKV, đến nay sau 20 năm, nguồn sở hữu toàn dân này đã bốc hơi hơn 30%, chỉ còn lại chưa đến 2 tỷ tấn thuộc loại cực kỳ khó khai thác (phải khai thác với chi phí cực kỳ cao- cao nhất thế giới). Nhưng, chẳng có ai chịu trách nhiệm, vẫn vui cả làng và hòa cả làng.

PV: - Nhiều năm qua Trung Quốc là thị trường xuất khẩu than chính của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất khẩu than đá của Việt Nam sang Trung Quốc giảm cả về lượng và kim ngạch. Theo Tổng cục Hải quan, so với 10 tháng năm 2013, xuất khẩu than sang Trung Quốc đạt 3,87 triệu tấn, giảm gần 50%, với trị giá 229,9 triệu USD. Cũng theo đơn vị này, năm nay Việt Nam bắt đầu nhập khẩu than từ Trung Quốc. Trong 10 tháng năm 2014, Việt Nam đã nhập trên 385.000 tấn than đá từ Trung Quốc, giá trị kim ngạch đạt gần 100 triệu USD.

Chuyện Phiếm, TS Nguyễn Thành Sơn, Xuất nhập khẩu than đá, Việt Nam xuất siêu hay nhập siêu, XNK than đá
Rõ ràng Việt Nam khai thác tài nguyên để bán cho Trung Quốc với giá rẻ rồi lại nhập về chính loại than mà chúng ta đã và đang tích cực xuất khẩu với giá cao. Ông có bình luận gì trước những con số này?

TS Nguyễn Thành Sơn: - Bộ Công Thương và TKV từ xưa đến nay vẫn báo cáo Chính phủ và giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng là chỉ “xuất than tốt” ở VN không dùng đến. Con số trên (xuất 3,87 triệu tấn than với giá trị 229,9 triệu USD; nhập 0,385 triệu tấn than với giá trị kim ngạch gần 100 triệu USD) cho thấy điều ngược lại: xuất than xấu (giá khoảng 60 USD/tấn), nhập than tốt (giá lên tới gần 260 USD/tấn).

Chẳng thể có bình luận gì khác ngoài câu “hòn than mà biết nói năng, thì ghế chú cuội trên cung trăng cũng chẳng còn”.

PV: - Trong khi TKV cứ đào than đi bán thì những tập đoàn nhà nước như EVN, PVN lại đang cố tìm kiếm nguồn than ngoại để nhập khẩu. Tại sao lại có sự lệch pha như vậy, thưa ông? Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây ra tác hại thế nào?Ai là người được hưởng lợi?

TS Nguyễn Thành Sơn: - Câu hỏi này có vẻ “ngô nghê” nhưng cũng hay. Công tác quy hoạch (chức năng chủ yếu thuộc Bộ Công Thương) và chiến lược phát triển ngành than của Việt Nam (chức năng chủ yếu thuộc TKV) từ xưa đến nay rất bất cập.

Chất lượng của các qui hoạch ngành than nói riêng và lĩnh vực khoáng sản nói chung rất thấp.Phần lớn các qui hoạch đều bể ngay từ khi vừa phê duyệt.Ví dụ, Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 được phê duyệt 09/01/2014, chưa kịp triển khai thì đến 09/06/2014 Bộ Công Thương đã phải có văn bản 5075/BCT-TCNL “điều chỉnh quy hoạch”.

Vấn đề ở đây là “sự lêch pha” trong tư duy/tầm nhìn của các nhà quản lý thuộc Bộ Công Thương và cách tiệm cận “khó hiểu” của lãnh đạo TKV từ xưa đến nay.

Nếu kéo dài tư duy “lệch pha” và cách tiệm cận “khó hiểu” này, cộng với nhiều thứ khác thì lĩnh vực năng lượng của Việt Nam về cơ bản và lâu dài sẽ phụ thuộc tiếp vào việc nhập khẩu than và nhập khẩu điện năng từ Trung Quốc – nước láng giềng có mức độ/qui mô sản xuất/tiêu dùng năng lượng hàng đầu thế giới.

PV: - Nhiều nước phát triển bảo vệ tài nguyên trong nước bằng cách nhập khẩu tài nguyên từ các nước khác thay vì khai thác nguồn tài nguyên của nước mình như Mỹ nhập khẩu dầu, Na Uy nhập khẩu gỗ… Ngay cả Trung Quốc cũng đóng cửa hàng loạt mỏ than. Trong khi đó, ở Việt Nam, với những con số xuất nhập khẩu như trên, ông có dự báo thế nào về nguy cơ phụ thuộc nước ngoài của Việt Nam?

TS Nguyễn Thành Sơn: - Việt Nam đang đối mặt 3 vấn đề nan giải:

(i) Nguồn cung về năng lượng của Việt Nam ngày càng giảm (nguồn thủy điện khai thác hết, nguồn năng lượng hóa thạch- dầu mỏ, khí đốt và than đang cạn kiệt nhanh, nguồn năng lượng mới và tái tạo không kịp phát triển và có giá thành cao);

(ii) Nhu cầu năng lượng để phát triển nền kinh tế ngày càng tăng;

Và, (iii) hiệu suất sử dụng năng lượng ở Việt Nam rất thấp. Cả 3 vấn đề này đang làm cho nguy cơ mất an ninh về năng lượng của Việt Nam rất lớn.

Chúng ta đã từng là nước xuất khẩu năng lượng, nay đang chuyển sang phải nhập khẩu năng lượng với mức độ ngày một tăng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Còn dự báo về ngành than trong tương lai của Việt Nam có thể thông qua một kịch bản tóm tắt thế này:

(i) Nếu giá dầu mỏ duy trì ở mức trên 65 USD/thùng, sau 30-35 năm nữa ngành than sẽ đóng cửa 95-100% các mỏ ở vùng Quảng Ninh; Nếu giá dầu mỏ hạ xuống dưới 50 USD/thùng, thời gian đóng cửa mỏ sẽ sớm hơn 10-15 năm;

(ii) Vì không được cung cấp đủ than với giá hợp lý: Các dự án nhiệt điện chạy than BOT lớn ở vùng Mông Dương sẽ được bàn giao cho phía Việt Nam để bán sắt vụn; Các dự án nhiệt điện chạy than ở Phả Lại, Mạo Khê, Uông Bí, Đồng Rì, Hòn Gai phát được tối đa 50% công suất; Các dự án điện chạy than được xây dựng ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghi Sơn, Vũng Áng v.v. phải cải tạo lò hơi để dùng than nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Úc, Nga, Mỹ, Nam Phi; Các dự án nhiệt điện Cao Ngạn và An Khánh không chạy hết công suất và sẽ phải đóng cửa sớm;Dự án nhiệt điện Na Dương sẽ phải dịch chuyển địa điểm (cách vị trí hiện nay 2000m) để mở rộng mỏ than Na Dương;

(iii) Bể than đồng bằng sông Hồng được khai thác ở qui mô thương mại bằng công nghệ khí hóa than ngầm (vào năm 2030) và bằng công nghệ vi sinh (vào năm 2050).

Thành Luân

Buông cần......câu "View"

Làm báo thời nay có cái sướng là công nghệ: máy tính, smart phone, máy ảnh…đầy rẫy, có nhiều cái thuận tiện.
văn hóa câu view, làm sao để tăng lượt view, nhà báo câu view, làm báo câu view kiếm tiền, làm giàu từ internet, Chuyện Phiếm

Nhưng khổ nhất là sức ép về view. Làm báo chăm chăm câu view. Nhà nhà câu view. Người người câu view. Ở nhiều báo, View là chỉ tiêu quan trọng nhất để oánh giá hiệu quả của nhà đầu tư với tờ báo, của tòa soạn với từng ban, của từng ban với từng phóng viên…

Vì thế cho nên nhiều báo vâu view bằng mọi giá. Nên có phải có những bài, thậm chí bịa đặt ra để có view cao, chấp nhận bị chịu phạt, bị đồng nghiệp chửi , bất chấp cả luân lý, đạo đức...như dạng bài: con cắt chân, tay mẹ; kiều nữ Hải Dương…Bài kiều nữ Hải Dương, chỉ trong nửa ngày, 1 triệu view. Kinh hoàng.

Cho nên, mấy ông ban Tuyên giáo bảo: nhiều báo đăng bài, dở ra thấy tanh tưởi, tởm lợm, bẩn thỉu...chẳng có oan tí nào.

Khổ nhất là mấy anh báo kinh tế, view thấp. Hôm trước, có anh bạn ở một tờ báo kinh tế rất có uy tín sang chơi. Khen bài anh mới viết hay quá. Anh cười như mếu bảo:

-Bài đó có... 2 view. Một của tớ, một của…thư ký tòa soạn. Còn view cậu vừa mới xem chắc là view thứ 3 ! (phóng viên trong báo còn ko thèm đọc).

Có một báo mới đưa ra chính sách: một tháng, phóng viên phải đạt trên 200 ngàn view. Nếu ko đạt, phóng viên chỉ có lương, ko có nhuận bút. Đạt thì lương x2. Các phóng viên khóc dở mếu dở. Vì có phải lĩnh vực nào cũng câu view dễ như lĩnh vực nào đâu. Bảo pv kinh tế làm cho view bằng pv viết cướp giết hiếp có bằng đánh đố. Ngu thế !

Nhưng cũng có pv lanh, đi nhờ, đi thuê mấy cậu làm IT cài phần mềm, hack, làm cho view tăng cao ngất ngưởng. Có khi chỉ viết vài bài củ chuối, rồi khoanh tay ngồi chơi game, ngó mấy anh em đang vất vả chạy bài, cười hê hê ! Có phóng viên ra các trung tâm game, cho các em miệt mài chơi game, chạy hết máy nọ, máy kia, kick cho một lúc, view tăng cũng khá..

TS biết mà chẳng làm gì được.

Nhiều khi, chỉ vì đua view, mà nhiều tờ báo, xác định là làm báo "sạch" ban đầu: ko viết sốc, sex, sến...nhưng cuối cùng, vì view mà quẳng bố hết cả nguyên tắc của mình vào sọt rác.

View cao thì các nhà quảng cáo mới vào. Nhưng khổ, báo sạch thì mới có các nhà quảng cáo lịch sự, nhiều tiền như Samsung, LG...nhưng báo sạch thì view thấp. Nên cuối cùng, view cao cũng chỉ để cho các nhà quảng cáo: thuốc ghẻ lở, hắc lào...tìm đến thôi.

Các phóng viên bây giờ, trước “báo nạn” câu view, yêu thương nhau hơn. Đầu giờ sáng ngồi đọc báo, tích vào bài của bạn một cái, kèm theo cái nhắn tin:

-Có tiền ăn sáng chưa ? Tao tích cho bài của mày vài cái

Thế nên, nhà thơ Lưu Khùng buồn tình mà làm bài thơ về view. Thơ rằng:

Mẹ ơi, view là gì hả mẹ ?
Mà bố suốt ngày phải đi câu
Hôm nao cái cần nó tụt
Mặt bố rầu ơi là rầu !
Tác giả:Mạnh Quân
Nguồn: Facebook

Con số “không” và câu chuyện lịch sử

Nhà giáo Văn Như Cương cho biết không có bất cứ học sinh lớp 12 nào của trường do ông làm hiệu trưởng chọn “lịch sử” là môn thi của mình.
Học trò lớp 12 chính là những cô cậu tuổi 17, 18 đẹp nhất đời người. Cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu” và không chỉ bẻ gãy sừng trâu mà có thể dấn thân “bẻ gãy” tất cả những gì của lối mòn tư duy cũ định kiến bảo thủ, tìm ra cái mới, sáng tạo cái mới.

Chuyện lịch sử, chuyện phiếm, Nhà giáo Văn Như Cương, Văn Như Cương là ai, Học sinh Việt Nam dốt lích sử, tại sao ghét môn lịch sử, Học lịch sử ở Việt Nam, làm thế nào học tốt môn lịch sử
Việc chọn hay không chọn môn thi nào chưa đủ là chỉ số chứng tỏ sự yêu thích, đam mê môn thi đó. Nhưng khi đong đếm “tính lợi ích” thì đó là chỉ số rất rõ về sự không am hiểu nắm bắt tốt môn đó để có thể cho lợi thế trước kỳ thi.
Sự thật mang đầy cảm xúc về thân phận một quốc gia, một dân tộc vô tình đã bộc lộ rõ nét ở sự việc này. Đó là, tại sao môn lịch sử của quốc gia, dân tộc tức là câu chuyện của tổ tiên cha ông, những gì đúc kết làm nên niềm tự hào dân tộc lại không có bất cứ bạn trẻ nào – những học trò được tuyển chọn, đào tạo quy củ ở một trường nổi tiếng về thành tích đào tạo kiến thức cũng như phẩm chất con người lại không có năng lực để chọn lựa khi thi tạo lợi thế về điểm số cho mình?

Tại sao môn lịch sử của quốc gia, dân tộc lại không có một bạn trẻ nào ở một trường nổi tiếng chọn thi?. Ảnh T.L (chỉ mang tính minh họa)
Một câu hỏi không nhỏ chút nào trước những sóng gió biến cố lớn của đất nước hôm nay. Một chỉ số không nhỏ chút nào, thậm chí là rất lớn nếu có tầm nhìn lớn về vận mệnh dân tộc để có được những kết luận xác đáng mang tính lịch sử.
Một khi câu hỏi đã được đẩy lên đúng vị trí của nó như thế thì rất cần một diễn đàn lớn tập hợp những người tâm huyết với lịch sử - quá khứ - hiện tại – tầm nhìn tương lại, tức là tâm huyết với dân tộc, quốc gia cùng tham dự.
Ở đây phải nhấn mạnh đến “tâm huyết” và “tầm nhìn” là vì “kiến thức lịch sử” của không ít nhà viết sử, nghiên cứu sử, của không ít các bộ óc trí tuệ nước nhà còn xung khắc với nhau về sự thật của lịch sử dù nó có “chứng” trong sử sách… rành rành.

Kiến thức sẽ sai nếu nhà chép sử hoặc nguồn sử liệu vì không rành rõ mà suy diễn chủ quan hoặc vì bị ép theo ý muốn.
Chúng ta có nhiều minh chứng về câu chuyện đúng, sai này. Nhưng nếu là học giả, trí thức có tâm huyết và tầm nhìn sẽ không khó đặt lại những câu hỏi lịch sử rồi bằng mở rộng khách quan nhiều nguồn nghiên cứu sẽ có thể tìm ra chân sử. Chỉ từ chân sử - tức “lịch sử là lịch sử” chúng ta mới có thể rút ra được chính xác bài học lịch sử, từ đó có những đánh giá đúng mang tính định hướng tương lai đúng cho dân tộc.

Tôi có một người bạn là thầy giáo dạy sử ở đại học sư phạm, người đào tạo ra các giáo viên dạy sử. Anh là con của một vị tướng có công lao to lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Khi tôi nghiên cứu về chiến dịch Điện Biên Phủ, thăm các nghĩa trang đồi A1, đồi Him Lam, tôi ngạc nhiên phát hiện ra rằng hầu hết các ngôi mộ đều vô danh.Tôi quyết định tìm hiểu sự thật ấy. Tôi biết được rằng, chính người bố của anh bạn kia đã phải làm công tác tư tưởng chính trị, chỉ huy công việc “chỉnh huấn, chỉnh quân” như thế nào trong suốt chiến dịch vì sự thật cuộc chiến vô cùng ác liệt, có quá nhiều tổn thất hy sinh, thi thể không còn nhận diện được nữa dẫn đến các nghĩa trang không thể biết ai là ai.

Ảnh: TL
Tượng đài Điện Biên Phủ trên đỉnh đồi A1, theo tôi, chưa phản ánh đúng tầm cao, tầm sâu nhân văn lịch sử Điện Biên Phủ khi người lính biểu tượng chỉ ngẩng cao đầu với vẻ tự hào chiến thắng một cách giản đơn.
Không thể có bài học lịch sử cho hiện tại và tương lai xây dựng một nước Việt hùng cường mà chủ thể của việc xây dựng ấy là lớp trẻ lại dựa trên những sự kiện, những con số còn lỏng lẻo, còn phiến diện như thế.
Nói cho cùng lịch sử là câu chuyện quá khứ toàn diện của một đất nước. Nếu câu chuyện ấy khô cứng, đơn điệu, chủ quan và đặc biệt xa rời những mối quan tâm bẩm sinh giống nòi, xa rời nỗi đau và niềm tự hào chính đáng, xa rời khát vọng và lòng tự trọng công dân thì không thể hun đúc được đức tin dân tộc. Nói cho cùng của cho cùng: Có đức tin dân tộc mới có sức mạnh dân tộc.
Trở lại chuyện anh bạn là thầy giáo dạy sử, một lần anh giảng về một trang sử đất nước, đến giờ nghỉ, anh ra ngoài hút thuốc, khi vào lại lớp, anh sửng sốt phát hiện bên dưới bài giảng của anh có một chữ: Xạo!
Đêm ấy anh không thể ngủ được. Ngày hôm sau lên lớp, anh gạch đường thẳng chia đôi tấm bảng, một bên anh đề “Theo sách”, một bên anh đề “Tham khảo”.
Thật bất ngờ, các học trò rất chăm chú nghe lời anh giảng và sôi nổi phát biểu. Một học trò đã nói với anh: “Thưa thầy, giờ sử của thầy hôm nay rất hấp dẫn đối với em và thuyết phục em”. Anh nghĩ, có thể cậu học trò đó chính là người đã dám viết chữ “xạo” kia.
Motthegioi_L.T.V
Ảnh bìa: TL 

Phút 89 - Phút chót - Phút "Quyết định"

Tiền Phong - Trong vòng 2 tuần trước lúc nghỉ hưu, ông Nguyễn Thành Rum – giám đốc Sở VH, TT&DL TPHCM ký hơn 19 quyết định bổ nhiệm. Trong vòng 6 tháng trước lúc rời nhiệm sở, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền quyết định bổ nhiệm 60 cán bộ.
Những con số khủng về nhân sự được quyết định ở phút 89 ấy hẳn phải chào thua con số này: Từ nay đến 2017 phải đào tạo ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sĩ.
Chuyện Phiếm, Tiến sĩ giấy, mua bằng tiến sĩ, tệ nạn mua quan bán tước, chất lượng giáo dục nước ta, mua bằng tiến sĩ ở tù mấy năm


Căn cứ vào phát biểu của Vụ trưởng Vụ Đại học - Bộ GD & ĐT, trong số 207 ngành bị Bộ cấm tuyển sinh năm 2014, thì 62 ngành đã rà soát và bổ sung kịp số giảng viên cơ hữu (gồm 1 tiến sỹ, 3 thạc sỹ đúng chuyên ngành), qua đó được Bộ cấp tiếp giấy phép. Còn lại 145 ngành, Bộ “ân hạn” từ bây giờ đến năm 2017 phải đáp ứng đủ số giảng viên cơ hữu. Những ngành đặc thù như nhiếp ảnh, đạo diễn điện ảnh… - vốn rất hiếm giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ - sẽ không còn được coi là đặc thù từ sau năm 2017. Như vậy, trong 3 năm, xã hội sẽ phải “sản xuất” ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sỹ để “bù”. 3 năm ấy, các ngành hiểm như nhiếp ảnh, truyền hình, sân khấu, điện ảnh… sẽ phải cố mà đạt được tỷ lệ vàng 1 – 3.

Đó quả là việc đội đá vá trời. Nó càng khó hơn sau các đợt kiểm tra rà soát từ năm 2010 và năm 2012, bộ đã thu hồi quyết định đào tạo của 57 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, dừng tuyển sinh 161 ngành/chuyên ngành thạc sĩ không đủ giảng viên cơ hữu!

Lại là cơ hữu. Hóa ra Việt Nam đang thiếu cả giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ? Cần tiến sỹ để đào tạo cử nhân, nhưng không có giáo sư để đào tạo tiến sỹ? Tuy nhiên, theo thống kê, Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ, và số giáo sư, tiến sĩ của ta nhiều nhất Đông Nam Á (dù nghiên cứu khoa học thì thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á).
Tuy nhiên, lạc quan vẫn là mấu chốt của chuyện học hành bằng cấp. Đơn cử: Hà Nội từng công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Nếu thực hiện được, quả là kỳ diệu!
Di Du

Khi con em không chịu học sử, thi sử?

Thi tốt nghiệp 2014, học sinh ghét môn sử, vì sao học sinh không thích môn sử, thi tốt nghiệp không có môn sử, môn lịch sử Việt nam, Chuyện Phiếm
Thiên hạ đang phát sốt với mối lo con em không chịu học sử, thi sử. Không chịu học thì nói chi đến chuyện mê. Bằng chứng là không có học sinh nào của Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh ngay tại thủ đô chịu đăng ký thi môn sử. Thầy Hiệu trưởng Văn Như Cương bảo rằng tỷ lệ là không phần trăm (0%).


Nghe thầy nói thẳng ra điều đó mà ái ngại. Mà đâu phải chỉ trường thầy Cương, nhiều trường THPT khác ở Hà Nội và trên cả nước cũng trong tình trạng ấy.

Lâu nay có những điều khó xác định được thực chất bởi nó cứ lem nhem thật giả, ví dụ vị trí, giá trị của một số môn học trong nhà trường. Nhưng giờ thì tương đối rõ. Chả là Bộ GD-ĐT vừa có động thái cải tiến thi cử, giảm gánh nặng cho học sinh. Các em chỉ còn phải thi 4 môn, bắt buộc 2 môn toán và văn, tự chọn một số môn còn lại. Thế là phát lộ tự nhiên, chẳng ai uốn nắn, ép buộc. Các môn khoa học xã hội, hay còn gọi là khối C, rơi vào bi kịch. Nhiều trường dở khóc dở cười. Thà như Trường Lương Thế Vinh tiệt không em nào đăng ký thi sử hoặc địa thì còn dễ xử lý, đằng này có không ít trường chỉ một hoặc vài ba em thi địa, thi sử. Thế mới khổ. Môn sinh khấm khá hơn một chút, nhưng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các thầy các cô dạy mấy môn đó chả biết nên buồn hay vui. Có lẽ là buồn. May mà môn văn là môn bắt buộc chứ nếu thẳng băng lựa chọn như mấy môn kia, chưa chắc đã hơn gì.

Vì đâu sự học nên nỗi tang thương vậy? Tại trò không hiếu học, tại thầy dạy không hay, tại sách giáo khoa dở, tại chủ trương đường lối giáo dục chưa đúng đắn, tại tính thực dụng trong xã hội ngày càng đậm đặc, tại… Giống như ngày xưa nhà thơ Tố Hữu viết Ôi kể làm sao hết được, anh/Buồn vui muôn nỗi của quê mình.

Có những sự đi xuống mang tính quy luật, nhưng cũng có nhiều sự xuống dốc thảm hại do thái độ của con người, nhất là người trong cuộc. Lại nhớ hồi nào, sử là môn học vô cùng hấp dẫn, mỗi tiết sử của những thầy giỏi chứa đầy sự cuốn hút. Sách sử mà hay như Sử ký Tư Mã Thiên hoặc Đại Việt sử ký toàn thư thì ai mà chả đọc. Cũng cái thời ấy, thi đậu được vào khoa văn, khoa sử các trường đại học Tổng hợp hoặc Sư phạm là cả kỳ công vượt vũ môn, oai lắm, hãnh diện lắm. Cầm cái bằng tốt nghiệp văn hoặc sử đi đến đâu cũng có nơi đón nhận, việc làm luôn trong tầm tay. Thời đó, văn sử địa không phải là môn học thuộc, khô khốc như bây giờ. Chúng cân bằng được với toán lý hóa bởi ngoài trí tuệ, tư duy khoa học thì con người cũng rất cần mở mang, bồi bổ tâm hồn, tình cảm, hiểu biết quá khứ hiện tại tương lai.

Học sinh thờ ơ với môn sử, và chắc không dừng lại ở chừng đó. Nếu không có sự thay đổi tích cực thực trạng học hành, thi cử, xin việc như hiện nay, chả bao lâu nữa các em sẽ quay lưng cả với địa, với văn, với sinh, với hóa… Các em sẽ chỉ học những môn tạo chiếc cần câu thực dụng vác vào đời, số môn còn lại đều không có nghĩa gì cả. Sự méo mó, thiếu hụt, dị dạng của con người những thế hệ kế tiếp, ta có thể hình dung được. Nhưng đó đâu phải lỗi của riêng các em .
http://www.thanhnien.com.vn/

Đừng 'bẻ gãy' cây thước dạy trò của thầy cô

Cây thước kẻ của thầy cô ngày xưa tôi ghét lắm nhưng sao giờ tôi lại thấy nó thân thương. Nhờ nó, chúng tôi giờ là trưởng phòng, giám đốc, doanh nghiệp, luật sư… một cách đường đường chính chính.
Chuyện Phiếm, Thầy giáo đánh học sinh, thầy đánh trò là tốt hay xấu, trò đánh thầy bị tội gì?, bị thầy cô đánh vì hư, đánh học trò cho nên người
Thời bao cấp, hình ảnh người thầy với cây thước kẻ to dài nhịp nhịp trên tay dường như là hình ảnh quá đỗi thân thuộc với thế hệ học sinh chúng tôi. Hầu như thầy cô nào cũng có cây thước ấy, nó như một tài sản bất di bất dịch của những ai theo nghiệp “trồng người”.

Kỉ niệm tuổi học trò ngày ấy gắn liền với cây thước kẻ, không ai trong chúng tôi là không bị cây thước “hỏi thăm”. Đứa nhẹ thì vừa xuýt vừa xoa mông, kẻ nặng hơn thì nước mắt chảy hai hàng với những lằn kẻ đỏ ửng khắp người.

Tuy vậy, chúng tôi tuyệt nhiên không ai dám la, không dám đỡ và chỉ khoanh tay, cúi gầm mặt mà chịu đựng, về đến nhà cũng không dám hó hé mách cha mẹ.

Chúng tôi giấu không kín bị người lớn phát hiện “hưởng” đòn roi của thầy cô là y như rằng bị thêm một trận “tẩm quất” từ cha mẹ. Hồi ấy, mỗi lần đi học bị thầy cô phạt được xem là phạm phải tội rất nặng với gia đình.

Ngày ấy, tôi ghét cay ghét đắng cây thước ấy, tuy nhiên đó chỉ là ngày xưa. Còn hôm nay, tôi chợt nhận ra rằng cây thước ấy không còn hiện diện trên tay các thầy cô nữa.

Chúng ta đã đã vô tình hay cố ý “bẽ gãy” cây thước ấy. Chúng ta đã vô tình hay cố ý tạo nên sự hời hợt nơi các thầy cô giáo với con em mình. Phải chăng chính ta khiến thầy cô đứng lớp không còn mặn mà với chữ “tâm” trong nghiệp truyền kiến thức.

Lâu nay, hàng loạt những vụ việc bảo mẫu bạo hành trẻ thơ liên tiếp xảy ra, kết quả bạo hành thì phải xử và đã xử thích đáng. Trường học các cấp, hiệu trưởng đau đầu, phòng giáo dục lo lắng, sở giáo dục mắc kẹt với những đơn thưa kiện thầy cô la mắng, đánh đập học sinh là phản giáo dục, phản khoa học...

Từ đó, chỉ thị không được sử dụng đòn roi được ban hành, vũ lực trong nhà trường bị cấm tiệt. Nói vũ lực có vẻ to tát chứ chẳng thấm vào đâu so với ngày xưa.

Thầy cô giáo cũng lo bị phụ huynh kiện, sợ phiền phức, sợ ảnh hưởng công việc, sợ ảnh hưởng thi đua… nên lẳng lặng cất cây thước kẻ vào một xó như kỉ niệm một thời oanh liệt, một thời múa thước như múa võ trước đám học sinh ngây ngô, một thời có công cụ hỗ trợ đắc lực “gõ đầu trẻ” để rồi chỉ lên lớp giảng, viết, chấm bài mà mai một chữ tâm với nghề.

Anh tôi, một người cha gương mẫu và có trách nhiệm đã áp dụng phương cách mới trong giáo dục. Anh cho con học trường quốc tế, luôn nhẫn nại khuyên bảo nhẹ nhàng, giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ mỗi khi cháu làm sai, nhưng hình như những hành động ấy trôi qua tai cháu như khi tôi coi những phim đoạt giải Oscar vậy.

Cháu cũng vâng vâng, dạ dạ nhưng rốt cuộc chẳng hiểu điều gì hết. Sau đó, cháu vẫn lặp lại điều sai theo lí trí của cháu bảo là đúng, lí trí cháu cho là cháu có quyền. Thời gian dài trôi qua, sự kiên nhẫn dần cạn kiệt, anh chị tôi chuyển sang la mắng nhưng vẫn kiên quyết không dùng roi.

Việc la mắng có chút tác dụng, đứa bé giật mình co lại, mếu máo khi lần đầu tiên nghe những âm thanh to và chói tai như thế. Nhưng rồi lí trí tập cho bé thích nghi với những âm thanh lạ lẫm ấy, bé lại làm sai, nghe hơi ồn tí chứ có gì phải lo nào.

Cho đến một ngày gần đây, anh tôi nhận ra rằng, những lời khuyên bảo, la mắng không giúp bé phân biệt được cái đúng sai mà người lớn đã chỉ ra. Bé cự cãi: “Cha suy nghĩ theo ý cha, con suy nghĩ theo ý con. Cha phải tôn trọng suy nghĩ của con chứ, phải tôn trọng hành động trẻ con ngây thơ của con chứ…”.

“Vút”, một cái roi quật vào mông đứa bé, nó nhảy dựng lên và khóc không thành tiếng. Nói rút vào góc nhà, chiếc roi vẫn chĩa thẳng vào mặt.

“Cha không tranh cãi với con nữa, hôm nay cái roi này trên tay cha nói con làm sai và cha làm đúng. Con nghĩ sao thì nghĩ nhưng còn lặp lại hành động đó nữa thì cái roi này không những một mà là hai, ba vào mông con đấy”, anh ấy dằn mặt con.

Cái roi phản khoa học thế mà tránh cho anh tôi nhiều lo nghĩ, con bé không lặp lại điều đó lần nào nữa. Thế đấy, suy nghĩ , kiến thức trẻ con không thể so sánh được với tư duy trưởng thành, kinh nghiệm của các bậc cha mẹ, thầy cô.

Không phải ai cũng may mắn có con ngoan trò giỏi, còn những đứa cứng đầu, không ngoan, không vâng lời, hỗn láo… sẽ có cái roi là công cụ hướng cho trẻ làm đúng theo một cách rất độc tài. Cái roi áp đặt luật lệ lạnh lùng buộc trẻ con phải làm theo người lớn bảo, không đôi co.

Cái roi đã hiện diện lại trong nhà tôi, không phải cây thước kẻ xưa thầy cô hay cầm, mà cái roi đã được trau chuốt như một vật trang trí treo tường, nhìn nó đơn giản nhưng nhắc nhở một điều cực lớn: “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”.

Cây thước kẻ của thầy cô ngày xưa tôi ghét lắm nhưng sao giờ tôi lại thấy nó thân thương đến lạ.

Vì nó mà anh em chúng tôi, thế hệ chúng tôi trưởng thành, anh nói em dạ, biết phân biệt người trên kẻ dưới, ra ngoài có ý thức cộng đồng, biết nhường biết nhịn, biết làm đúng luật... Nhờ nó chúng tôi giờ là trưởng phòng, giám đốc, doanh nghiệp, luật sư… một cách đường đường chính chính.
Du Sinh

Chuyên Mục

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger