Tại sao Sơn Tùng M-TP lại dính nghi án đạo nhạc?

  Trên mạng xã hội, nhiều giả thuyết đang được khán giả đặt ra về việc biến mất một cách bất ngờ của MV 'Chúng ta của hiện tại', sản phẩm mới nhất của Sơn Tùng M-TP.

Tối 22-2, MV Chúng ta của hiện tại bất ngờ không được tìm thấy trên YouTube. Khi truy cập vào MV, khán giả nhận được thông báo: “Video này không còn khả dụng do GC khiếu nại về bản quyền”.

Nguyên nhân ban đầu được cho là giai điệu Chúng ta của hiện tại có nhiều điểm giống với Is you mine, làm theo phong cách của Bruno Mars, đăng trên kênh GC từ tháng 9-2020. 

Khán giả phản ứng khi Sơn Tùng M-TP lại dính nghi án đạo nhạc? - Ảnh 2.

Thông báo hiện lên khi truy cập đường link MV - Ảnh chụp màn hình

Chính GC, producer đã khiếu nại vấn đề bản quyền với YouTube đối với MV của Sơn Tùng M-TP, cũng đã khẳng định trên mạng xã hội:

"Quả thật có sự tương đồng. Bạn có nghĩ đó là việc ăn cắp ý tưởng không?", GC trả lời một bình luận cho rằng ca khúc của Sơn Tùng giống với sản phẩm của anh.

“Khi tôi trao đổi với producer, anh ấy nói rằng đã sử dụng một trong những bài hát R&B all night của tôi để tham khảo cho phần beat. Tôi đã nghe thử và quyết định rằng yếu tố quan trọng, sự sắp xếp, nhạc cụ và phần giai điệu chính quá giống để được gọi là tham khảo”, người này bình luận.

Khán giả phản ứng khi Sơn Tùng M-TP lại dính nghi án đạo nhạc? - Ảnh 3.

Sơn Tùng M-TP và Hải Tú trong MV - Ảnh: NVCC

Nghi án Sơn Tùng M-TP đạo nhạc trong Chúng ta của hiện tại ngay lập tức trở thành chủ đề thu hút nhiều bình luận suốt ngày hôm nay. 

Có giả thuyết cho rằng beat của GC sản xuất được bán cho nhiều bên và Sơn Tùng M-TP đã tái sử dụng nó. Rất có thể Sơn Tùng M-TP hoặc phía đội ngũ sản xuất ca khúc đã sử dụng đoạn beat từ bên trung gian và không làm việc với đơn vị sản xuất beat gốc là GC.

Do đó, một số khán giả cho rằng vì không chú thích rõ tác giả trong phần credit nên GC đã hiểu lầm phía Sơn Tùng M-TP đạo nhạc và ra tay đánh bản quyền MV Chúng ta của hiện tại. Hiện tại, GC đã xóa hết các bình luận nói Sơn Tùng M-TP đã sao chép ý tưởng và còn cho biết MV sẽ sớm xuất hiện trở lại. 

Khán giả phản ứng khi Sơn Tùng M-TP lại dính nghi án đạo nhạc? - Ảnh 4.

Ca khúc 'Có chắc yêu là đây' của Sơn Tùng tiếp tục nhận phải nghi vấn đạo nhái ca khúc 'Lucky' trên kênh Robin Wesley - Ảnh: NVCC

Trong giới sản xuất âm nhạc, việc mua sample beat của các producer khác để phục vụ cho sản phẩm của mình là chuyện không có gì xa lạ. Một sản phẩm nhạc beat có thể bán độc quyền cho một bên hoặc tác quyền cho nhiều bên. Các ca khúc sử dụng chung sample beat thường dễ tạo hiểu nhầm là đạo nhạc khi có sự so sánh.

Đối với Chúng ta của hiện tại, nhiều khán giả nhanh chóng phát hiện ra ca khúc này còn khá giống với R&B all night của KnowKnow (88rising). Đây cũng chính là ca khúc mà sản phẩm Chúng ta của hiện tại của Sơn Tùng M-TP từng dính nghi vấn đạo nhái.

Dù sản phẩm này không chú thích tên của GC trong phần credit nhưng cũng không thể bác bỏ tình huống hai ca khúc của Sơn Tùng M-TP và KnowKnow (88rising) đều sử dụng chung beat nhạc của GC.

GC - người đã tố Sơn Tùng đạo nhạc là ai?

GC tên thật là Gary, là một producer đang sống và làm việc tại thành phố Liverpool, Anh. GC bắt đầu bước vào con đường làm beat nhạc từ năm 2008, sở trường chủ yếu là nhạc Pop, R&B, Hip Hop và Alternative. GC gia nhập YouTube từ tháng 6-2017, anh còn sở hữu số lượng người theo dõi đáng kể trên BeatStars là nền tảng trao đổi mua bán beat nhạc hàng đầu thế giới.

GC chủ yếu làm các type beat (beat nhạc mang những đặc trưng phong cách của một nghệ sĩ nhất định) để bán cho những người có nhu cầu. GC có một website để anh rao bán các bản type beat mình thực hiện với giá cả được minh bạch rõ ràng.

Sau khi lên tiếng về việc Sơn Tùng vay mượn ý tưởng, trang Instagram GC bị nhiều người hâm mộ của nam ca sĩ vào tận nơi, chỉ trích bằng những lời lẽ thiếu văn minh, có phần dung tục - trong khi phía Sơn Tùng hiện tại vẫn im lặng.

Wednesday, February 24, 2021
Posted by I'm Me

“Nồi cơm” gia đình và “nồi cơm” quốc gia

Chính phủ vừa ban hành một nghị quyết miễn Visa cho công dân các nước: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia khi nhập cảnh vào VN.
Động thái này nằm trong một kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, gỡ bỏ rào cản để thúc đẩy tăng trưởng du lịch mà giới đầu tư, kinh doanh khách sạn, du lịch, các hãng hàng không VN chờ đợi từ rất lâu. Bởi lâu nay, phí Visa cao, thủ tục làm visa nhập cảnh vào VN phiền hà đã khiến nhiều người nước ngoài chọn điểm đến du lịch là các nước Thái Lan, Malaysia…thay vì VN. Các con số về lượng khách du lịch vào VN giảm liên tục từ năm 2014 đến nay đã phần nào cho thấy điều này.
Trước đó, theo một phản ánh trên báo chí của một Việt kiều tại Bỉ, nhân viên sứ quán VN tại Bỉ đã lạm thu, gây khó dễ cho chị khi làm Visa đã khiến chị quyết tâm đưa câu chuyện của mình lên báo. Kết quả, sứ quán VN tại Bỉ đã phải trả lại khoản tiền thu thừa và cấp Visa cho chị và gia đình về VN. Tuy nhiên, một điều đáng nói là nhân viên sứ quán đã than phiền với nữ Việt kiều này là chị đã “đập bể nồi cơm” của các nhân viên sứ quán.
Câu chuyện trên thực tế lại phản ánh không chỉ ở sứ quán VN tại Bỉ mà còn ở không ít một số nước mà VN có quan hệ ngoại giao.
Tại các cơ quan đại diện ngoại giao của VN, có không ít nơi, thực tế, nhân viên làm visa cho Việt kiều, cho người nước ngoài tới VN có những khoản thu nhập ngoài lương, phụ cấp chính bằng những việc làm thiếu minh bạch: nhũng nhiễu, không công khai phí làm visa…Nên việc bỏ visa với nhiều quốc gia lớn ở Châu Âu, châu Mỹ, Nam Á…thực tế là một cuộc đấu tranh để “đập bề nồi cơm” của các cá nhân để cho “nồi cơm quốc gia” to hơn.
Một tính toán chi tiết của nhóm chuyên gia về du lịch ở Diễn đàn Doanh nghiệp VN giữa kỳ ngày 9.6 vừa qua tại Hà Nội cho thấy, nếu bỏ Visa cho một số nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Newzeland thì sẽ có thêm khoảng 160.000 lượt khách tới VN. VN có thể giảm 11 triệu USD lệ phí thị thực nhưng ngành du lịch, khách sạn lại tăng thu 200 triệu USD (tính trung bình một du khách tiêu 102 USD/ngày).

(Thế mà hội nhân viên sứ quán đua nhau làm nick ảo, lên mạng kêu: bỏ Visa thì IS sẽ tràn vào VN. Các anh chị dọa người kinh quá đấy ạ)
Nhưng không chỉ ngành du lịch, hiện nay, trong quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, theo tổ công tác liên ngành, đang xuất hiện những trở lực như một số bộ, ngành vẫn dự thảo ra những thông tư, chính sách làm phát sinh thêm thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho DN.
Ví dụ mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo thông tư kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các loại thực phẩm xuất nhập khẩu- một thông tư mà nhiều DN, hiệp hội DN phản ứng vì trái Luật An toàn thực phẩm, buộc DN phải “thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố được chỉ định.
Hay Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp-phát triển nông thôn đưa ra quy định kiểm dịch với cả gỗ dăm xuất khẩu…với lệ phí thu có những lô hàng lên tới hàng chục triệu đồng. Những chính sách như vậy, được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ngược dòng cải cách, chỉ bảo vệ cho lợi ích ngành, cho người thu phí
Những câu chuyện khác nhau nhưng đều có chung một vấn đề: khi tổ chức, cá nhân ra sức bảo vệ “nồi cơm” của gia đình mình, của bộ, ngành mình thì “nồi cơm” của quốc gia sẽ bé lại. Và chỉ khi, người ta đập vỡ những “nồi cơm” cục bộ của các cá nhân, của một ngành nào đó, làm cho lợi ích quốc gia lớn lên, tự khắc, mỗi cá nhân cũng sẽ tìm thấy lợi ích của mình trong “nồi cơm” lớn ấy.
Mạnh Quân

GDP Việt Nam đầu năm 2015 tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua

Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm dự kiến đạt tốc độ 6,11%, cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2010. CPI tháng này cũng tăng mạnh do tác động của giá xăng dầu.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm chủ yếu nhờ khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng 8,36% so với cùng kỳ). Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng 6,16%. Nông, lâm thủy sản vẫn giữ mức tăng thấp, chỉ 2,16%.
GDP Việt Nam, GDP, GDP cua Viet Nam, GDP 2015, Tốc đọ tăng trưởng GDP của Việt Nam, GDP Việt Nam năm 2015 là bao nhiêu, GDP VIET NAM, Thời sự

Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đã gần tiến sát mục tiêu đặt ra cho năm nay là 6,2%. Điều này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu trong nước khả quan hơn với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,76% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,7% của cùng kỳ.

Trong nửa đầu năm, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng dần phục hồi. Cả nước có trên 14.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn gần 282.400 tỷ đồng, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt 6,2 tỷ đồng, tăng 0,5% .

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm giảm 0,9% so với cùng kỳ, con số phải tạm ngừng hoạt động cũng giảm gần 6%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,35% so với tháng trước và tính từ đầu năm mới tăng 0,55%, cách xa giới hạn mà Chính phủ đặt ra cho năm nay là GDP tăng 5%. CPI tháng này tăng chủ yếu do nhóm hàng giao thông bởi việc giá xăng dầu điều chỉnh thời gian qua.

Phương Linh

Sụt giá cổ phiếu - Hanergy - công ty mất 19 tỷ USD trong 24 phút

Đã gần 1 tháng kể từ khi cổ phiếu của công ty Hanergy (hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mặt trời - Trung Quốc) phải ngừng giao dịch. Cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về thời điểm cổ phiếu này được giao dịch trở lại.
Sụt giá cổ phiếu,Hanergy,công ty mất 19 tỷ USD trong 24 phút

Tất cả phụ thuộc vào Ủy ban chứng khoán và hợp đồng tương lai Hồng Kông (SFC) – cơ quan hôm 28/5 vừa qua đã đưa ra một thông báo hiếm hoi về cuộc điều tra vẫn đang diễn ra về các mối quan hệ của Hanergy.

Kể từ đó đến nay, công ty sản xuất thiết bị được sử dụng để làm nền các tấm hấp thu năng lượng mặt trời vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào về lý do cổ phiếu của Hanergy phải ngừng giao dịch.

Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời về phạm vi cũng như những thách thức của SFC trong cuộc điều tra này.

1) Cuộc điều tra sẽ kéo dài trong bao lâu?

Mặc dù trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3 vừa qua, 70% số vụ điều tra của SFC được hoàn thành trong vòng 7 tháng, một số vụ đặc biệt bị kéo dài.

Một trong những cuộc điều tra về hành động sai trái trên thị trường phức tạp nhất của SFC liên quan đến công ty công nghệ Greencool. Cổ phiếu này bị ngừng giao dịch vào tháng 8/2005 và chỉ được niêm yết trở lại 2 năm sau đó. Cuộc điều tra hướng tới cựu Chủ tịch Gu Chujun và 9 lãnh đạo cấp cao khác chỉ bắt đầu từ tháng 6/2014. Họ bị cáo buộc không công bố thông tin tài chính chính xác.

2) Phạm vi cuộc điều tra của SFC tới đâu?

Các nhà điều tra có thể “soi” 5 lĩnh vực mà SFC có thẩm quyền điều tra: thao túng cổ phiếu, giao dịch nội gián, môi giới sai quy định, điều hành doanh nghiệp kém hiệu quả và kinh doanh trái phép. SFC đã từ chối bình luận về trường hợp của Hanergy.

Tuy nhiên, hôm 25/3, Hanergy đưa ra thông báo bác bỏ khả năng Chủ tịch Li Hejun đã hành động sai quy định hoặc thao túng cổ phiếu.

3) Cổ phiếu Hanergy sẽ ngừng giao dịch trong bao lâu?

Vài tháng hoặc vài năm. Trong số 19 công ty đang bị SFC điều tra, 10 công ty đã phải ngừng giao dịch trong hơn 2 năm.

4) Hanergy đã đưa ra những thông tin nào kể từ khi phải ngừng giao dịch?

Công ty này đã đưa ra một số thông báo gửi tới sàn chứng khoán Hồng Kông, trong đó có thông báo hôm 5/6 khẳng định kế toán trưởng từ chức sau khi nhận nhiệm vụ chưa đến 6 tháng. Hanergy cũng hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ và thiết bị cho khách hàng lớn nhất là tập đoàn mẹ. Hợp đồng này có giá trị 585 triệu USD.

Vài ngày sau khi cổ phiếu bị ngừng giao dịch, Chủ tịch của Hanergy phát biểu trên tờ Tân Hoa Xã rằng vụ điều tra chỉ là tin đồn, nhưng ngay sau đó SFC đã đưa ra thông báo về bài báo này.

5) Cổ phiếu Hanergy vẫn được giao dịch?

Kể từ ngày 20/5, hơn 26 tỷ cổ phiếu Hanergy đã được giao dịch giữa các công ty môi giới (theo số liệu của sàn Hồng Kông. Vẫn chưa có số liệu về tỷ lệ của giao dịch bán ra.

6) Liệu SFC có đóng băng tài sản của ai đó?

Nếu SFC tin rằng các lãnh đạo của Hanergy đã lừa dối nhà đầu tư bằng cách đưa ra các thông tin sai lệch, tài sản của các nhân vật chịu trách nhiệm sẽ bị đóng băng để tạo quỹ bảo vệ nhà đầu tư.

Trong một số vụ trước đây, SFC đã thực hiện đóng băng tài sản đối với các nhân vật phạm tội giao dịch nội gián và thao túng thị trường. Ví dụ, vào tháng 8/2009, Tòa án Tối cao Hồng Kông ra lệnh đóng băng tài sản trị giá 219 triệu USD của Huang Guangyu và vợ là Lisa Du Juan. Huang là người sáng lập công ty chuyên cung cấp thiết bị điện Gome. Ông này cũng lĩnh án 14 năm tù giam vì tội hối lộ và giao dịch nội gián.

7) Cơ quan quản lý Trung Quốc sẽ vào cuộc?

Thách thức lớn nhất của SFC là công việc pháp lý liên quan đến việc nghiên cứu hàng trăm nghìn trang tài liệu theo dõi các giao dịch cổ phiếu Hanergy. Khó khăn càng tăng lên gấp bội khi Hanergy là một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư đại lục giao dịch nhiều nhất. Vì thế SFC sẽ phải yêu cầu sự trợ giúp từ Ủy ban giám sát giao dịch chứng khoán Trung Quốc để tiếp cận dữ liệu.

8) Sẽ có ai đó bị bắt?

Chưa có lời buộc tội nào được đưa ra và cũng không thể loại trừ khả năng cuộc điều tra của SFC sẽ kết thúc mà không xuất hiện bất cứ bằng chứng nào. Đã có tiền lệ các cuộc điều tra của SFC kết thúc với kết quả ai đó bị buộc tội và phải ngồi tù. Năm 2009, Du Jun, cựu giám đốc điều hành của Morgan Stanley Asia, đã bị kết án tù 7 năm vì tội giao dịch nội gián.

Năm 2009, 4 người bị kết án tù từ 26 đến 30 tháng vì tội thao túng cổ phiếu của tập đoàn khách sạn Asia Standard.


Thu Hương
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

Chuyện ở Hồng Công

Chuyện ở Hồng Công

Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì.
Chương trình giáo dục các nước châu Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, tùy theo từng là thuộc địa/ảnh hưởng của nước nào, như ở Trung Quốc, Singapore, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan là giáo dục hệ Anh quốc, các nước Đông Dương là hệ Pháp, còn Indo, Philippines là hệ Tây Ban Nha, Hà Lan...Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” không thích hợp lắm, vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2 thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là quốc gia da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này.
Thấy giáo dục Nhật quá hay, năm 1968, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Công sang tham khảo chương trình giáo dục của Nhật và áp dụng cho nước mình. Và chỉ đúng 1 thế hệ học sinh ra trường, bốn quốc gia trên trở thành 4 con rồng châu Á. Còn lại cả 50-60 chục nước châu Á khác thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là TINH THẦN TỰ LẬP, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là phải thoát được tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp của người châu Á mấy ngàn năm. Dân tộc nào hội đủ 3 tính cách này, dân tộc đó sẽ trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức mang nhà máy xí nghiệp việc làm đến nơi khác để người ta làm cho mình. Ở bất cứ xã hội nào, một người bình thường muốn trở thành ông chủ lớn, cũng phải tích lũy đủ 3 tính cách trên, không thể khác được.
Phillipines lại chọn cách xây dựng một hệ thống giáo dục cực kỳ thực tế theo hướng khác. Từ lớp 1, học sinh Phi được học tất cả các môn bằng tiếng Anh, theo sách giáo khoa của Mỹ và Tây Ban Nha. Mục đích của cách đào tạo này là “to get a good job” tức là hướng đến tìm việc làm tốt sau khi ra trường. Khi hỏi “học để làm gì”, phần lớn sinh viên ở Phi họ sẽ trả lời là “để xin việc”, còn nếu ở Hàn, ở Nhật, ở Sing, ở Đài Loan, ở Hồng Công, các bạn trẻ sẽ nói “học để biết làm việc, để quản lý, để mở cơ ngơi làm ăn”. Ở Phi, có khái niệm “việc làm ngon” trong khi ở Nhật Bản và 4 con rồng châu Á, người ta chỉ nói “việc làm”. Ở Phi, người ta cũng có khái niệm “a pretty degree” tức “bằng cấp đẹp”. Năm 2009, 8.6 triệu người Phi với đủ thứ bằng cấp đẹp trên tay, rải đơn đi xin việc khắp nơi và họ có mặt ở 214 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Arab Saudia, Malaysia, Singapore, Nhật, Canada, Hồng Công, Anh, Úc, Mỹ…mỗi năm gửi về nước 17-18 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2008), chiếm hơn 10% GDP của nước này.
Ở Phillipines, ông chủ các nhà máy phần lớn là người gốc Hoa (Phúc Kiến/Quảng), vốn chiếm khoảng ¼ dân số (đa số là người lai hoặc có tổ tiên là người Hoa, còn người gốc Hoa thuần chiếm rất ít, 1.6% dân số/2008) vì người Hoa có đặc tính là thích sản xuất, thích làm chủ. Người Phi gốc mang đặc trưng của cư dân Nam Dương Vạn Đảo, da ngăm đen, mũi to, mắt đo, tóc xoăn, ngực nở, nhìn rất đẹp, được trời phú cho khả năng hát ca hơn người. Các viện đào tạo ca sĩ và nhạc công, vũ công trên đất Phi nhiều vô kể. Nếu bạn vô mấy khách sạn 5 sao ở các thành phố lớn khắp thế giới, sẽ thấy thường trực những ban nhạc người Phi chơi cực kỳ hay. Tạo hóa cũng ban cho người Phi khả năng ngôn ngữ tuyệt vời, nên họ nói tiếng Anh hay nhất châu Á, do cấu tạo dây thanh quản trong cổ họng của họ giống người da trắng nhất. Người Phi tận dụng thế mạnh này và đào tạo ra giáo viên tiếng Anh xuất khẩu khắp nơi. Các trung tâm ngoại ngữ lớn ở châu Á đều có mặt các giáo viên người Phi. Ở Phi, công nghệ bằng cấp cực kỳ đa dạng. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau, nên dân chúng Phi thường có bằng cấp rất tốt. Họ cũng xuất khẩu bằng cấp cho các nước thích sở hữu bằng. Quốc gia hơn trăm triệu dân này có tới 2200 trường cao đẳng đại học, đến nỗi tiếp tân khách sạn cũng có bằng thạc sĩ MBA, còn tiến sĩ thì đào tạo cho cả thế giới với hệ mở rộng, chỉ cần qua đó bảo vệ là xong, họ chấp nhận bảo vệ dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, ví dụ người Cambodia muốn có bằng tiến sĩ, có thể bảo vệ thông qua 1 phiên dịch.
Ở Phi, có 2 nghề họ cũng xuất khẩu rất tốt là giúp việc nhà và y tá. Nếu bạn đến chữa bệnh ở Singapore ví dụ ở bệnh viện Raffle, phần lớn các y tá đến từ quốc gia vạn đảo này. Họ dẻo dai, làm việc cực nhọc cỡ nào cũng chịu được, lại vui vẻ yêu đời. Có lần Tony đến thăm nhà anh Stephen ở Hồng Công (anh Stephen là người Hồng Công nhưng có nhà máy sản xuất áo mùa đông (fur coat) tới mấy ngàn công nhân ở Quảng Châu, khoảng cách gần nên anh đi đi về về), Tony thấy mấy cô giúp việc người Phi rất xinh đẹp nhưng hay xao nhãng. Cứ bị chủ mắng thì xõa tóc đứng khóc, nhưng đâu 1 tiếng đồng hồ thì hết, vui vẻ trở lại, vừa lau nhà vừa hát vang bài “my heart will go on” và mơ đến chàng Jack đẹp trai hào hóa của bộ phim Titanic. Hát đến khi ông chủ nhà bực quá, nói “Please don’t sing any more, I have a headache” thì họ cười hí hí, nói “ok sir”. Trăm cô như một.
Đàn ông Phi thì thường làm việc ở các nhà máy hay nông trại do các ông chủ từ Nhật, 4 con rồng châu Á sang đầu tư. Vì về mặt địa lý, Phi gần như trung tâm. Từ Seoul, từ Tokyo hay Đài Bắc, Singapore cũng chỉ 2-3 tiếng bay là tới. Các công ty đa quốc gia cũng đặt nhà máy tại đây, vì giá lao động rẻ và tiếng Anh giỏi. Đàn ông Phi còn được xuất khẩu lao động sang Nhật, Sing, Hàn để làm các công việc nặng nhọc như xây dựng, trèo tường lau cao ốc, chặt cây xanh, thông cống đường sá, cho sư tử ăn trong sở thú…,những nghề nguy hiểm mà người bản xứ sợ chết hẻm chịu làm. Họ làm việc khá chăm chỉ và kỷ luật, nghiêm túc, kiếm những đồng lương ít ỏi gửi về quê.
Lúc còn làm việc ở Hồng Công, một buổi tối nọ, Tony lang thang ra khu vực gần IFC chơi (IFC là trung tâm tài chính, int’l financial center), thấy cảnh sát giăng dây, các con phố tấp nập xe cộ hàng ngày trở thành phố đi bộ. Tony chen lấn vô coi, thấy hàng ngàn các cô giúp việc người Phi được các ông chủ cho tài xế chở đến, thả xuống, cho tự do chơi tới khuya thì đi tàu điện ngầm về nhà. Đây là buổi họp chợ 1 tuần 1 lần của cộng đồng người Phi, tối thứ 7 nào cũng vậy.Tony thấy các cô trải bạt ra ngồi, rồi gọt xoài xanh, cóc, ổi chấm muối ớt, vừa ăn vừa kể chuyện chủ nhà tao thế này, con gái con trai bà chủ nhà tao thế kia, nhà máy của ông chủ tao thế nọ,… Thấy toàn món chua, nước bọt tuôn trào ào ạt, Tony sà xuống xin mấy cổ, nói thèm quá thèm quá. Mấy cổ hỏi ủa mày là người Hồng Công sao lại thèm xoài xanh muối ớt, mày phải húp canh gà rong biển chứ? Mà sao mày nói tiếng Anh giỏi vậy? Nhiều cô bu lại coi, xì xầm chỉ trỏ bàn tán nói ủa họ ở Hồng Công cả chục năm rồi, trừ Tứ Đại Thiên Vương như Lê Minh Quách Phú Thành Lưu Đức Hoa, tụi tao chưa thấy ai cao to đẹp trai như mày. Tony nói hẻm có, tao người Việt Nam. Ở Việt Nam, thế hệ tao ai cũng nói tiếng Anh như gió và đẹp đẽ thanh tú giỏi giang hết cả. Họ cười tít mắt, nói vậy hả, bữa nào để dành tiền qua Việt Nam chơi, đặng kiếm chồng. Cô nào cũng vừa nhai xoài, vừa mơ về những chàng Jack “made in Vietnam” hào hoa phong nhã. Đong đưa qua lại một hồi, Tony thấy mấy cổ phủi đít đứng lên, nói tụi em giờ phải về chứ khuya quá sợ ông chủ mắng…
 TONY BUỔI SÁNG

Vải xuất khẩu sang Mỹ - của một đồng, công một nén

Được thu mua 15.000 đồng tại vườn, mỗi cân vải sang tới sân bay Mỹ có giá gần 200.000 đồng do tốn thêm nhiều chi phí đóng gói, bảo quản và đặc biệt là vận chuyển.
Cùng với quy trình chăm sóc tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu từ phía đối tác, việc thu mua từ vùng nguyên liệu, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến cảng hàng không quốc tế đều là một dây chuyền khép kín với chi phí được tính trên mỗi kg vải.Theo lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu, mỗi kg vải đến sân bay tại Mỹ có giá thành trên 8 USD, trong đó chi phí vận chuyển hàng không quốc tế chiếm hơn một nửa.
Cùng với giá nguyên liệu trước và sau khi thu hoạch, bao bì đạt chuẩn, nhân công, vận chuyển đường bộ, chiếu xạ, thủ tục hải quan, riêng vận chuyển hàng không quốc tế chiếm đến 60% tổng chi phí. Số tiền này chưa tính đến rủi ro hàng có thể hỏng và bị trả lại.
Doanh nghiệp cho biết do năm đầu tiên thử nghiệm nên vận chuyển hàng không là phương án tối ưu. Sau khi định vị được thị trường, vụ thu hoạch sau có thể doanh nghiệp sẽ xuất khẩu bằng đường biển, vừa giảm giá thành, đồng thời tăng số lượng.
Cơ cấu giá thành vải xuất khẩu.

Thành Tâm - Việt Chung

Đại gia nào kiếm tiền và mất tiền nhiều nhất năm 2014?

Hãng tin CNBC dẫn một báo cáo của Wealth-X cho biết, danh hiệu mất tiền nhiều nhất trong giới tỷ phú năm nay thuộc về một “đại gia” Nga...

Sau đây là 5 tỷ phú có giá trị tài sản tăng mạnh nhất năm 2014:

1.  Jack Ma
Đại gia, Kiếm tiền nhiều nhất, giàu nhất, kiếm tiền ít nhất, Jack Ma, người giàu nhất thế giới, who is Jack Ma

Quốc gia: Trung Quốc
Lĩnh vực: Bán lẻ trực tuyến
Công ty: Alibaba
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 10,7 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 29,2 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 18,5 tỷ USD, +173%
2. Warren Buffett

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Đa lĩnh vực
Công ty: Berkshire Hathaway
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 59,1 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 72,6 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 13,5 tỷ USD, +23%
3. Bill Gates

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Công nghệ
Công ty: Microsoft
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 72,6 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 83,1 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 10,5 tỷ USD, +14%
4. Mark Zuckerberg

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Mạng xã hội
Công ty: Facebook
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 24,7 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 33,1 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 8,4 tỷ USD, +34%
4. Patrick Drahi

Quốc gia: Pháp
Lĩnh vực: Viễn thông
Công ty: Altice
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 7,8 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 12,9 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 5,1 tỷ USD, +65%
Còn sau đây là 5 tỷ phú có giá trị tài sản giảm mạnh nhất năm 2014:

1. Leonid Mikhelson

Quốc gia: Nga
Lĩnh vực: Năng lượng
Công ty: Novatek
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 17 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 10 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 7 tỷ USD, -41%
2. Masayoshi Son

Quốc gia: Nhật Bản
Lĩnh vực: Công nghệ
Công ty: Softbank
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 19,1 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 13,2 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,9 tỷ USD, -31%
3. Lui Chee Woo

Quốc gia/vùng lãnh thổ: Hồng Kông (Trung Quốc)
Lĩnh vực: Sòng bạc
Công ty: Galaxy Entertainment
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 19,6 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 14,1 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,5 tỷ USD, -28%
4. Jeff Bezos

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Bán lẻ trực tuyến
Công ty: Amazon.com
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 34,4 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 28,9 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,5 tỷ USD, -16%
5. Sheldon Adelson

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Sòng bạc
Công ty: Las Vegas Sands
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 35,3 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 30,1 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,2 tỷ USD, -15%
DIỆP VŨ

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger