Phút 89 - Phút chót - Phút "Quyết định"
Tiền Phong - Trong vòng 2 tuần trước lúc nghỉ hưu, ông Nguyễn Thành Rum – giám đốc Sở VH, TT&DL TPHCM ký hơn 19 quyết định bổ nhiệm. Trong vòng 6 tháng trước lúc rời nhiệm sở, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền quyết định bổ nhiệm 60 cán bộ.
Những con số khủng về nhân sự được quyết định ở phút 89 ấy hẳn phải chào thua con số này: Từ nay đến 2017 phải đào tạo ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sĩ.
Căn cứ vào phát biểu của Vụ trưởng Vụ Đại học - Bộ GD & ĐT, trong số 207 ngành bị Bộ cấm tuyển sinh năm 2014, thì 62 ngành đã rà soát và bổ sung kịp số giảng viên cơ hữu (gồm 1 tiến sỹ, 3 thạc sỹ đúng chuyên ngành), qua đó được Bộ cấp tiếp giấy phép. Còn lại 145 ngành, Bộ “ân hạn” từ bây giờ đến năm 2017 phải đáp ứng đủ số giảng viên cơ hữu. Những ngành đặc thù như nhiếp ảnh, đạo diễn điện ảnh… - vốn rất hiếm giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ - sẽ không còn được coi là đặc thù từ sau năm 2017. Như vậy, trong 3 năm, xã hội sẽ phải “sản xuất” ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sỹ để “bù”. 3 năm ấy, các ngành hiểm như nhiếp ảnh, truyền hình, sân khấu, điện ảnh… sẽ phải cố mà đạt được tỷ lệ vàng 1 – 3.
Đó quả là việc đội đá vá trời. Nó càng khó hơn sau các đợt kiểm tra rà soát từ năm 2010 và năm 2012, bộ đã thu hồi quyết định đào tạo của 57 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, dừng tuyển sinh 161 ngành/chuyên ngành thạc sĩ không đủ giảng viên cơ hữu!
Lại là cơ hữu. Hóa ra Việt Nam đang thiếu cả giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ? Cần tiến sỹ để đào tạo cử nhân, nhưng không có giáo sư để đào tạo tiến sỹ? Tuy nhiên, theo thống kê, Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ, và số giáo sư, tiến sĩ của ta nhiều nhất Đông Nam Á (dù nghiên cứu khoa học thì thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á).
Tuy nhiên, lạc quan vẫn là mấu chốt của chuyện học hành bằng cấp. Đơn cử: Hà Nội từng công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.
Nếu thực hiện được, quả là kỳ diệu!
Những con số khủng về nhân sự được quyết định ở phút 89 ấy hẳn phải chào thua con số này: Từ nay đến 2017 phải đào tạo ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sĩ.
Căn cứ vào phát biểu của Vụ trưởng Vụ Đại học - Bộ GD & ĐT, trong số 207 ngành bị Bộ cấm tuyển sinh năm 2014, thì 62 ngành đã rà soát và bổ sung kịp số giảng viên cơ hữu (gồm 1 tiến sỹ, 3 thạc sỹ đúng chuyên ngành), qua đó được Bộ cấp tiếp giấy phép. Còn lại 145 ngành, Bộ “ân hạn” từ bây giờ đến năm 2017 phải đáp ứng đủ số giảng viên cơ hữu. Những ngành đặc thù như nhiếp ảnh, đạo diễn điện ảnh… - vốn rất hiếm giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ - sẽ không còn được coi là đặc thù từ sau năm 2017. Như vậy, trong 3 năm, xã hội sẽ phải “sản xuất” ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sỹ để “bù”. 3 năm ấy, các ngành hiểm như nhiếp ảnh, truyền hình, sân khấu, điện ảnh… sẽ phải cố mà đạt được tỷ lệ vàng 1 – 3.
Đó quả là việc đội đá vá trời. Nó càng khó hơn sau các đợt kiểm tra rà soát từ năm 2010 và năm 2012, bộ đã thu hồi quyết định đào tạo của 57 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, dừng tuyển sinh 161 ngành/chuyên ngành thạc sĩ không đủ giảng viên cơ hữu!
Lại là cơ hữu. Hóa ra Việt Nam đang thiếu cả giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ? Cần tiến sỹ để đào tạo cử nhân, nhưng không có giáo sư để đào tạo tiến sỹ? Tuy nhiên, theo thống kê, Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ, và số giáo sư, tiến sĩ của ta nhiều nhất Đông Nam Á (dù nghiên cứu khoa học thì thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á).
Tuy nhiên, lạc quan vẫn là mấu chốt của chuyện học hành bằng cấp. Đơn cử: Hà Nội từng công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.
Nếu thực hiện được, quả là kỳ diệu!
Di Du