Showing posts with label nguoi giau nhat viet nam. Show all posts

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng xếp thứ 1.092 danh sách tỷ phú Forbes 3/2014

Tài sản của ông chủ tập đoàn Vingroup tăng thêm 100 triệu USD so với năm ngoái, đạt 1,6 tỷ USD, đứng ở vị trí 1.092 trong danh sách xếp hạng của Forbes.
Trong danh sách mới cập nhật vào tháng 3/2014 của Forbes về những người giàu nhất thế giới, Việt Nam tiếp tục góp mặt một đại diện, đó là Chủ tịch tập đoàn Vingroup. Ông Vượng cùng với 52 tỷ phú khác đứng đồng hạng 1.092 với khối tài sản ròng là 1,6 tỷ USD.

Phạm Nhật Vượng, Người giàu, Tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Tài sản của Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vượng là ai, Phạm Nhật Vượng 2014, nguoi giau nhat viet nam
Tài sản của ông Vượng tiếp tục gia tăng thêm 100 triệu USD trong 1 năm. 

Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp ông Vượng trở thành người Việt Nam duy nhất lọt top tỷ phú của Forbes. Năm ngoái, ông đứng ở vị trí 974 với 40 người khác, có tài sản ròng là 1,5 tỷ USD. Trong số những người đồng hạng với ông chủ Vingroup năm nay, đáng chú ý có gia đình cựu Thủ tướng 64 tuổi của Thái Lan Thaksin Shinawatra với ngành kinh doanh chính là đầu tư.

Theo giới thiệu của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm nay 45 tuổi, có 3 người con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, ông còn là một trong số những tỷ phú giàu tự thân, không nhờ thừa kế hay trúng thưởng. Trong năm 2013, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã huy động được 1 tỷ USD thông qua việc bán tài sản, cho vay, góp vốn cổ phần để đầu tư cho hàng loạt dự án bất động sản lớn trên cả nước.
Tập đoàn này cũng đã hoàn thành 2 dự án bất động sản lớn, trong đó có Vincom Mega Mall Royal City, trung tâm mua sắm và giải trí dưới lòng đất lớn nhất châu Á. Những hoạt động kinh doanh này đã giúp cổ phiếu của Vingroup tăng 15% thị giá trong năm 2013. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, kinh tế địa lý tại trường Đại học Moscow Geology ở Nga, ông Phạm Nhật Vượng chuyển đến Ukraine. Ở đây, ông thành lập công ty thực phẩm Technocom, chuyên sản xuất mỳ ăn liền và khoai tây nghiền.
Năm 2009, vị này bán công ty thực phẩm cho một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, Nestle với cái giá không được tiết lộ. Năm 2001, ông Vượng trở lại Việt Nam để kinh doanh bất động sản. Năm 2012, ông sáp nhập Vincom và Vinpearl thành Vingroup, một trong những công ty có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ngoài việc lọt vào danh sách 1.426 tỷ phú thế giới, ông Vượng cũng lọt top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Nếu tính theo giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam vào tháng 2/2014, ông Vượng đang sở hữu khối tài sản khoảng 21.774 tỷ đồng (khoảng hơn 1 tỷ USD). Tuy nhiên, con số này chỉ tính tài sản bằng cổ phiếu đứng tên ông Vượng, còn Forbes tính cả những tài sản khác trong gia đình Chủ tịch Vingroup.
Theo thống kê của Forbes, số tài sản ròng mà 1.645 tỷ phú thế giới đang nắm giữ là khoảng 6.400 tỷ USD, tăng 1.000 tỷ USD so với năm ngoái. Đây cũng là bảng xếp hạng tỷ phú Forbes đông đảo nhất trong lịch sử, tăng tới 219 gười so với năm ngoái, trong đó có 172 nữ tỷ phú. Những người đứng đầu trong danh sách vẫn là cái tên quen thuộc như Bill Gates, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffett và Larry Ellison. Trong số những tỷ phú mới nổi, ấn tượng nhất là sự góp mặt của đồng sáng lập viên Jan Koum của WhatsApp và nữ giám đốc kinh doanh của Facebook Sheryl Sandberg.

Tiểu sử ông Lê Phước Vũ - Ông chủ tôn Hoa Sen -Một Phật tử có niềm tin sâu sắc

Le phuoc vu, Ông chủ tôn Hoa sen, Tiểu sử Lê Phước vũ, Cuộc đời Lê Phước Vũ, Tài sản của Le Phuoc Vu hien nayLe Phuoc vu là ai, nguoi giau nhat viet nam

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen là một doanh nhân thành đạt. Tập đoàn Hoa Sen trở thành thương hiệu quen thuộc trong ngành Thép tại Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây với một sự phát triển có tốc độ nhanh.
Từ đấy, ông ít nhiều trở thành điểm chú ý của nhiều giới, vì thế mà những thông tin về ông cũng khá nhiều người biết. Chẳng hạn như ông đi lên từ hai bàn tay trắng với số vốn ban đầu chỉ có 2 chỉ vàng. Trong vòng 6 năm, từ một công ty thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ thì nay đã là 570 tỷ đồng.
Rồi một số giải thưởng đạt được như Sao vàng đất Việt, Doanh nhân xuất sắc Việt Nam… Và cả những việc tài trợ cho bóng đá, làm từ thiện…
Le phuoc vu, Ông chủ tôn Hoa sen, Tiểu sử Lê Phước vũ, Cuộc đời Lê Phước Vũ, Tài sản của Le Phuoc Vu hien nayLe Phuoc vu là ai, nguoi giau nhat viet nam
Tuy nhiên, tất cả những điều ấy đối với ông chỉ là phương tiện như ông đã nói. Điều cốt lõi quan trọng nhất mà Lê Phước Vũ hạnh phúc chính là ở chỗ mình là một Phật tử có niềm tin sâu sắc đối với đạo Phật.


Le phuoc vu, Ông chủ tôn Hoa sen, Tiểu sử Lê Phước vũ, Cuộc đời Lê Phước Vũ, Tài sản của Le Phuoc Vu hien nayLe Phuoc vu là ai, nguoi giau nhat viet nam

Tóm tắt tiểu sử:
Ông sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam  Dù phải dành thời gian và nỗ lực làm nhiều việc để mưu sinh khi theo học tại trường Trung cấp giao thông, ông vẫn đạt kết quả học tập xuất sắc và được giữ lại trường làm giảng viên sau khi tốt nghiệp – mơ ước của nhiều bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, Lê Phước Vũ đã từ chối bởi cơ chế đãi ngộ khó có thể cho phép ông đỡ đần gia đình. Ra trường, với đôi bàn tay trắng nhưng trái tim đầy ắp ý chí và nhiệt huyết, ông cùng gia đình khăn gói ngược phương Nam.
Le phuoc vu, Ông chủ tôn Hoa sen, Tiểu sử Lê Phước vũ, Cuộc đời Lê Phước Vũ, Tài sản của Le Phuoc Vu hien nayLe Phuoc vu là ai, nguoi giau nhat viet nam
Hai năm đầu, Lê Phước Vũ làm việc cho một công ty vận tải ở Tây Ninh, thường xuyên chạy tuyến Sài Gòn – Vinh. Luôn phải xa nhà, tuyến đường nguy hiểm, kinh nghiệm đường trường chưa có, ông và gia đình vẫn phải sống trong khó khăn. Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn đẩy vợ chồng ông lên Buôn Ma Thuật thử lập nghiệp. Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng thay đổi. Trở lại Sài Gòn lần hai, thất bại không làm Lê Phươc Vũ nản lòng, trái lại, trước các thử thách, ý chí và khát vọng vươn lên trong ông ngày càng mãnh liệt.
Như sự sắp đặt của số phận con đường kinh doanh đến với Lê Phước Vũ hoàn toàn tình cờ. Ban đầu, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết tại HOSE với mã GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ Giám đốc một công ty thép nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Quý mến sự thật thà, tư chất thông minh và đặc biệt ý chí vươn lên mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám đốc nọ gợi ý cho Lê Phước Vũ thử tự kinh doanh. Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau nhiều năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng nhỏ bán tôn. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba.
Le phuoc vu, Ông chủ tôn Hoa sen, Tiểu sử Lê Phước vũ, Cuộc đời Lê Phước Vũ, Tài sản của Le Phuoc Vu hien nayLe Phuoc vu là ai, nguoi giau nhat viet nam

Tuy nhiên đến năm 1997, nhận ra cửa hàng kinh doanh tôn hoạt động không còn hoạt động hiệu quả, Lê Phước Vũ nghĩ đến chuyện sản xuất với việc mở một xưởng cán tôn. Bên cạnh việc mua máy móc thiết bị thanh toán trả góp, ông phải cạnh tranh với rất nhiều công ty khác, thậm chí nhiều lúc xưởng của ông ngấp nghé bở vực phá sản. Chính chữ “nhẫn” học từ Đạo Phật đã giúp Ông vượt qua những lúc khó khăn, yếu lòng. Dần dần, xưởng của ông thu hút được khách hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lê Phước Vũ tính chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác. Trong thời gian đó, ông đã tìm cách tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau cũng như học hỏi các công nghệ sản xuất mới và kiến thức về quản trị kinh doanh.
Năm 2001, ông Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình Dương, vốn điều lệ khi đó là 30 tỷ đồng với 22 nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chính là nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kinh loại, gỗ thiếp, nhựa...
Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của Hoa Sen khoảng 570,4 tỷ đồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98 triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1.834 tỷ đồng.
Trong nửa đầu năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã bứt phá mạnh mẽ trở thành một trong 10 người giàu nhất Việt Nam. Với gần 1.800 tỷ đồng, ông Vũ chiếm vị trí thứ 7 và đánh ngã mọi đối thủ về mức tăng giá trị tài sản cả về tuyệt đối lẫn tương đối (+940 tỷ và +115%).
Tuy nhiên, danh tiếng của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen nổi lên dữ dội nhất trong nửa đầu năm nay có lẽ lại từ sự kiện người không chân tay Nick Vujicic - một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới tới Việt Nam.
Một chương trình PR có thể nói hiệu quả rất cao, không trực tiếp tác động tới các khách hàng của tập đoàn nhưng lại có sức lan tỏa sâu rộng, tích cực về lâu dài.
Còn gì bằng khi tiền nhiều mà danh tiếng cũng lên nhưng đi kèm với đó là những điều tiếng, những vụ việc lùm xùm. Và ông Vũ đã phải đối mặt với những vấn đề không mong muốn, nằm ngoài dự kiến và có lẽ không phù hợp với một phật tử như ông.
Sóng gió, sự khó khăn và những điều tiếng


Le phuoc vu, Ông chủ tôn Hoa sen, Tiểu sử Lê Phước vũ, Cuộc đời Lê Phước Vũ, Tài sản của Le Phuoc Vu hien nayLe Phuoc vu là ai, nguoi giau nhat viet nam
Trong bối cảnh các DN thép kho khăn, thì Hoa Sen của ông Vũ lại có tăng trưởng tốt. Khi các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực tôn chiếm tối đa 5-6% thì HSG vươn lên chiếm tới 42% thị phần trong nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự lớn mạnh là những vấn đề mới nảy sinh.
Khi HSG đang hào hứng với việc đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài thì ngay lập tức HSG bị các doanh nghiệp Malaysia tố bán phá giá vào thị trường nước họ là một rào cản đầu tiên trong quá trình mở rộng và lớn mạnh của tập đoàn này.
Mặc dù ra sức bác bỏ và tuyên bố sẽ thắng cuộc trong vụ kiện này. Tuy nhiên, đòn tố bán phá giá của các đối thủ ở Đồng Nam Á sẽ là một đòn nặng, gây một trở ngại tham vọng mở rộng ra khu vực của DN này.

Bên cạnh đó, HSG và ông Vũ còn khiến nhiều người lo ngại về cách thức làm thương hiệu phát triển với tốc độ chóng mặt. Và tất nhiên đi kèm đó là những hệ quả ngoài mong muốn.
Về cơ bản, vụ Nick Vujicic đã mang lại thành công nhưng không ít người đã đặt câu hỏi về số tiền quá lớn (hơn 30 tỷ đồng) mà HSG đã bỏ ra để có thể đưa được "người không chân tay" về nói chuyện tại Việt Nam. Không ít ý kiến cho rằng, vụ đầu tư này lãng phí, sính ngoại trong bối cảnh kinh tế khó khăn, sản xuất đình đốn, doanh nghiệp nợ nần, giải thể, phá sản đồng loạt.
Trước đó, vụ lùm xùm giữa HSG và cựu CEO của mình đã gây ra sự nghi ngại với khá nhiều NĐT. Phát biểu tại đại hội cổ đông 2013, ông Vũ cho biết lý do mà ông Phạm Văn Trung nghỉ việc tại HSG là vì thiếu minh bạch trong điều hành. Những cuộc khẩu chiến trên các phương tiện truyền thông đã đem lại những hình ảnh không mấy tốt đẹp về doanh nghiệp và lãnh đạo.
Đã một thời gian dài, ông Vũ và tập đoàn của mình hoạt động một cách âm thầm. Vị đại gia được tiếng thẳng tính, ít nói, ngoài việc kinh doanh người ta biết đến ông là một phật tử khá thận trọng và kín tiếng. Nhưng dường như mọi việc đã thay đổi, khi tiền nhiều hơn và danh tiếng nổi hơn, vị phật tử này cũng phải đối mặt với nhiều điều tiếng. Đến nay, nhất cử nhất động của ông và DN đều bị soi. Đó là điều không dễ chịu và cũng không dễ giải quyết.
Hy vọng Lê Phước Vũ sẽ không vắng mặt trong Top 10 những người giàu nhất Việt Nam cuối năm 2013.

Tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú Đô-La đầu tiên của Việt Nam

Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong

Thật đáng hãnh diện khi Việt Nam chúng ta đã có người đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes.Người ta mệnh danh ông là "Donald Trump" của Việt Nam với khối tài sản ước tính lên tới 1,5 tỉ đô.Mặc dù là người sáng lập của Vingroup – tập đoàn đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, khách sạn và y tế, nhưng chẳng mấy khi ông Vượng xuất hiện ở các sự kiện lớn của doanh nghiệp này.Ông chỉ giải thích đơn giản: : “Tôi thích tự mình cảm nhận hạnh phúc”.Hiện tại ông là  người giàu nhất Việt Nam đầu năm 2013.Top 5 người giàu nhất Châu á, và xếp thứ 974 các tỉ phú giàu nhất thế giới.

Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
Phạm Nhật Vượng  quê ở làng Phù Lưu (nay là xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Cha là Ông Phạm Nhật Phước ,mẹ là bà Nguyễn Thị Biện. Ông Vượng có 2 người em là  Phạm Thị Lan Anh (1970), Phạm Nhật Vũ (1972).
Ông Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội, một trong những năm quan trọng nhất trong cuộc chiến chống Mỹ tại đất nước này. Cha của ông phục vụ trong lực lượng phòng không của quân đội nhân dân Việt Nam, mẹ ông bán trà vỉa hè. Sau ngày đất nước thống nhất, tình hình kinh tế khó khăn khiến gia đình ông chỉ dựa được vào thu nhập ít ỏi của người mẹ: "Ước mơ của tôi không lớn, tôi chỉ muốn hỗ trợ gia đình mình", ông Vượng chia sẻ.
 Người đàn ông này đã vượt lên hoàn cảnh của mình nhờ những cuốn sách. Ông nhanh chóng thể hiện khả năng học toán thần đồng và kiếm được học bổng nghành kinh tế khai thác tại Viện địa chất Moscow, Nga. Giống như định mệnh, ông tốt nghiệp năm 1993 cũng là thời điểm Liên Xô mới tan rã, với đầy đủ thách thức và cả những cơ hội lớn cho người trẻ.
Sau khi kết hôn cùng người yêu thời đại học, ông Vượng quyết định ở lại nước ngoài để tận dụng cơ hội thời hậu Xô-Viết. Ông và vợ ở lại Ukraina, mở một nhà hàng Việt với số vốn ban đầu 10.000 USD huy động từ đủ mọi nguồn có thể. Với đầu óc nhạy bén, ông đã kinh doanh cả mì được sản xuất trên quy trình nhập khẩu từ Việt Nam và gây tiếng vang lớn. Khái niệm mì ăn liền đã ngay lập tức được đón nhận ở Ukraina do khi ấy đất nước này vẫn rất nghèo đói.
Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
Ông đã khai phá một thị trường mới đầy tiềm năng với nửa triệu gói mì và "tẩu tán" chúng với phông nền Việt Nam. Những người dân địa phương đã nhanh chóng yêu thích chúng và ông Vượng trở thành vua chế biến thực phẩm của Ukraina. Số tiền Vượng thu được qua kinh doanh tổng cộng lên tới cả tỷ USD. Khi thành lập Tập đoàn kinh tếTechnocom, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ucraina và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới.
Đến năm 2010, ông bán lại công ty của mình với giá 150 triệu USD. Lúc ấy nó có doanh thu ước tính lên tới 100 triệu USD.
Trong nhiều năm, ông Vượng chuyển dần lượng tiền kiếm được ở xứ người về đầu tư cho các dự án ở quê hương. Địa điểm đầu tiên mà ông chọn là Nha Trang với ý tưởng biến hòn đảo nhỏ gần biển thành trung tâm nghỉ mát sang trọng. Và thế là Vinpearl Resort Nha Trang ra đời với 225 phòng khách sạn.
Quyết định biến Hòn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp vào thời điểm đó được coi là “điên” và “ném tiền xuống biển.” Sau khi Vingroup xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền, thì những ý kiến trái chiều đã lắng xuống. Vinpearl hiện là một trong những sản phẩm hàng đầu của Vingroup.
Đây cũng là thời điểm ông Vượng bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine, lo việc kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước. Quyết định bán Technocom được đưa ra bất ngờ. Đã nhiều năm, Nestle gạ mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối. Cho đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước. Ông kể: “Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus 300 của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa”.
Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
Ông Vượng ký thỏa thuận không tiết lộ giá với Nestle. Vào thời điểm bán, Technocom có doanh số hàng năm là 150 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-50%. Khoản tiền mặt khổng lồ không được tiết lộ này chắc chắn là một nguồn vốn quan trọng tạo đà giúp ông Vượng đưa Vingroup liên tục phát triển trong bối cảnh nền kinh tế chung đang gặp khó khăn trong ba năm qua. Ông Vượng được mời đầu tư vào khu đất 183 ha ở Sài Đồng, Hà Nội, nay là dự án Vincom Village cùng tập đoàn Hanel, sau khi tập đoàn Berjaya của tỷ phú Vincent Tan (Malaysia) rút khỏi vào năm 2008. Dự án Vinpearl Đà Nẵng mua lại từ một nhà đầu tư Ả rập với mức 3 triệu USD (kể cả tiền chi môi giới), thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư trên sổ sách 18 triệu USD của người bán. Dự án Vincom A, theo ông Vượng, là món “bia kèm mồi” mà TP.HCM ép nhận sau khi duyệt cho phép Vingroup phát triển trên mảnh đất công viên Chi Lăng (nay là Vincom B).
Vincom chi khoảng 2 ngàn tỷ đồng vào năm 2008 cho chi phí giải tỏa trung tâm Eden (tương đương 100 triệu USD), cao gấp đôi so với cho phí dự tính của Saigon Tourist trước đó. Giá đền bù mỗi m2 trải từ mức 45 triệu đồng (cho các diện tích trên tầng cao) đến khoảng 300 triệu đồng (20 cây vàng vào thời điểm đó cho các diện tích tầng trệt). Đến nay, khi Vincom A trở thành một kiến trúc quan trọng ở trung tâm thành phố thì ông Vượng không còn là chủ của nó nữa. Nhưng điều đó với ông Vượng không quan trọng, vì chỉ cần “xây lên được cái gì đó đẹp cho đời là thích”.
Có bao nhiêu tiền là đủ? Đây là câu hỏi không ít người đặt ra cho bản thân, và là câu hỏi phóng viên viết bài này thường đặt cho các tỷ phú. Ông Vượng chia sẻ, trước đây, khi nhà máy mì bắt đầu có lợi nhuận vào năm 1997-1998, lúc đó ông từng nghĩ khi nào mình có 2 triệu USD thì nghỉ làm, đi chơi.
Đang ở độ sung mãn trên các phương diện, Phạm Nhật Vượng khác với nhiều đại gia Việt khác, hầu như vẫn không thay đổi những thói quen cũ đã theo mình từ thuở thiếu thời. Anh bình thản và thậm chí có phần hài hước khi tiếp nhận mọi phiền toái không thể tránh khỏi đối với một người ở vị trí như anh.
Phóng viên mô tả về cuộc sống của anh hiện nay: “Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về tiền bạc, hình ảnh về Phạm Nhật Vượng cũng ngày càng trở nên nổi tiếng hơn. Song, thói quen của anh vẫn khá bình dị và đơn giản. Anh có cho riêng mình và gia đình một biệt thự ở Vincom Village. Anh làm từ thiện nhiều, thích xem phim hành động trong những kỳ nghỉ ở Nha Trang. Nhưng cũng như những tỷ phú ở Đông Âu, anh cũng bị đầy rẫy những lời đồn đoán.
Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
“Theo tin đồn, tôi đã chết 4 lần trong năm qua. Đầu tiên là một kẻ giết người đã bắn chết tôi ở Moskva. Câu chuyện thứ hai là tôi đến Moskva và bị mafia Nga xử lý. Chuyện thứ ba là tôi bị bắn ở Ukraina và thậm chí khi tôi không thăm Moskva hay Ukraina năm ngoái, chuyện gần đây nhất là họ cho rằng tôi đã bị chết vì bệnh ung thư trong khi tôi vẫn rất khỏe mạnh. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mình làm”, anh Vượng nhún vai hài hước khi được hỏi về vấn đề này…”.
Trong triết lý kinh doanh của mình, Phạm Nhật Vượng rất chú trọng tới chữ “Nhân”. Bộ quy tắc ứng xử của Vingroup lý giải: “Muốn tạo ra sự phát triển bền vững, vượt trội, tổ chức hay doanh nghiệp phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa lại là điều hoàn toàn trong tầm tay của chính chúng ta…”.
Phạm Nhật Vượng cũng nhấn mạnh rằng, những dự án mà anh thực hiện chỉ có mục đích duy nhất là góp phần xây dựng đất nước yêu quý của mình. Anh nói, ước mơ lớn nhất hiện nay của anh là biến những con đường của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thành một cái gì đó như của Hồng Kong và Singapore: “Nếu tôi có thể làm được điều đó, cho dù có phải tốn tiền tỷ, tôi sẽ vẫn hạnh phúc”. Bởi lẽ: “Tôi muốn để lại một cái gì đó cho thế hệ sau, bạn không thể nào mang tiền theo khi mình chết đI.
 Liệu rằng những biến động của tình hình kinh tế nửa đầu 2013 sẽ có tác động gì đến Vingruop và Phạm Nhật Vượng? Chúng ta hãy cùng chờ xem Ai là người giàu nhất Việt Nam?


10 đại gia giàu nhất Việt Nam tính đến tháng cuối 7/2013

Người giàu nhất Việt Nam tháng 7/2013 là ai? Hàng loạt những biến động của nền kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2013 khiến cho các đại gia của chúng ta liên tục thay đổi vị trí trên thị trường chứng khoán (TTCK).Qủa thật những khối tài sản hàng nghìn tỷ này liệu có thực sự nằm trong tầm tay của các đại gia này hay không? Nhiều đại gia bất ngờ thăng hạng trong khi số khác lại bất ngờ rời khỏi Top 10.


Trái ngược với sự ổn định của tốp 10 đại gia các năm trước đây.Tính tới cuối phiên giao dịch ngày 1/8, ông Trần Đình Long - chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lại rơi về vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK. Với hơn 101 triệu cổ phiếu HPG giá 30.300 đồng/cp, tổng giá trị tài sản của đại gia gốc Hải Dương đã tụt xuống chỉ còn hơn 3.062 tỷ đồng.

 Trước đó cổ phiếu HPG tăng mạnh, tổng tài sản tăng thêm trên 70 tỷ đồng chỉ sau một ngày, ông Trần Đình Long đã giành lại vị trí thứ 3 vốn đã bị tuột trong phút chót vào cuối quý II/2013. Sự thay đổi không nhiều đã tạo ra những biến động liên tục trong danh sách này nhưng đó chưa phải là những biến động nổi bật nhất.

Ông chủ Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ và đại gia Thủy sản Hùng Vương Dương Ngọc Minh đã bất ngờ gia nhập tốp 10 người giàu nhất TTCK nhờ những biến đông mạnh trên thị trường này. Ông Lê Phước Vũ  xếp hạng 7 với khoảng 1.800 tỷ đồng, là người đánh bại tất cả các đối thủ khác về tốc độ gia tăng tài sản của mình (cả về mức tăng tuyệt đối lẫn tương đối). Trong 6 tháng đầu năm, tài sản của Lê Phước Vũ đã tăng 115% (tương đương +943 tỷ đồng) -thật đáng ghen tị trong thời điểm kinh tế hiện nay. Trong khi đó Dương Ngọc Minh, chủ tịch Thủy sản Hùng Vương cũng nhanh chóng chiếm vị trí thứ 10 với tốc độ tăng tài sản gần 60%.

 Đại gia nào bị tụt hạng ? 
Đại gia BĐS Nguyễn Văn Đạt (chủ tịch Phát Đạt) và chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải rời khỏi "ghế nóng"  do giá trị tài sản giảm tương ứng 500 và 650 tỷ đồng. Tuy nhiên con số đó là quá nhỏ so với cha con ông Đặng Văn Thành. Việc bị Sacombank bán cổ phiếu để cấn trừ nợ, ông Đặng Văn Thành đã ngay lập tức biến mất khỏi bảng xếp hạng.Ông Đặng Hồng Anh (con trai ông Thành) vẫn còn một số cổ phiếu ở Sacombank và Sacomreal nhưng cũng nhanh chóng rớt khỏi danh sách 50 người giàu nhất. Ông Đặng Thành Tâm - người giàu nhất TTCK năm 2007 rớt xuống vị trí thứ 11,thỉnh thoảng lại vào top 10 nhưng vị trí đó không hề bền vững
Còn TOP 3 thì sao?



Tổng tài sản và vị thế của cổ phiếu VIC của ông Phạm Nhật Vượng  cho thấy, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đang giữ rất vững vị trí dẫn đầu của mình với gần 18.000 tỷ đồng giá trị tài sản quy theo cổ phiếu.
Xếp ở vị trí thứ 2  là ông Đoàn Nguyên Đức, bầu Đức - người hiện đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu trị giá khoảng 6.400 tỷ đồng.1 con số khá khiêm tốn so với ông chủ Vingruop

Ở các vị trí tiếp theo là ông Trần Đình Long và bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cùng nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. Các vị trí tiếp theo có tài sản trị giá 2.000 tỷ đồng đổ xuống
Có thể kết luận rằng vị trí đứng đầu bảng của đại gia Phạm Nhật Vượng là khó thay đổi trong thời gian tới. Ông Vượng đã giữ ngôi vị là Người giàu nhất Việt Nam trên sàng chứng khoán trong 2 năm trước (2010 và 2011).
Trong khi đó, ông chủ kín tiếng của Tập đoàn Hòa Phát lại đang sở hữu một khối tài sản rất lớn và có tỷ suất sinh lời cao. Đây là một trong các nhân vật dù khó có cơ hội bắt kịp được đại gia Đoàn Nguyên Đức nhưng việc chiếm một vị trí top 3 vũng vàng là hoàn toàn có thể.

Không những thế, hiện tại, so với bầu Đức, ông Trần Đình Long mới có tài sản quy từ cổ phiếu chỉ bằng khoảng 50% đại gia Gia Lai. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá cổ phiếu cũng như triển vọng phát triển của HPG đang mở ra một cơ hội để ông Long theo đuổi bầu Đức trên bảng xếp hạng những người giàu nhất Việt Nam.
Điều đáng nói là, cho dù bầu Đức có tầm nhìn dài hạn, có những bước đi mang tầm quốc tế nhưng lại đang khó khăn về dòng tiền cho các đại dự án quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng ở nhiều nước trong khu vực. Doanh thu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức gần đây rất thấp và nguồn thu lớn trong tương lai (từ cao su, BĐS Myanmar) cũng khá xa xôi. Trong khi đó, Hòa Phát của ông Long đang duy trì doanh thu năm sau cao hơn năm trước, và kế hoạch cho năm 2013 là 18.500 tỷ đồng.
Ngoài ông Long, TTCK còn biết đến một đại gia cũng khá kín tiếng khác là ông Nguyễn Đăng Quang (chồng bà Nguyễn Hoàng Yến - người giàu thứ 6 trên TTCK Việt Nam). Trên thực tế, nếu tính gián tiếp qua các công ty liên quan và tài sản chung của người thân, ông Quang có tổng tài sản rất lớn, xấp xỉ bằng con số gần tỷ USD của ông Phạm Nhật  Vượng.
Bên cạnh những người có doanh nghiệp niêm yết trên sàn, còn khá nhiều doanh nhân có độ giàu có thuộc hàng tỷ phú hoặc ngấp nghé tỷ phú USD cũng có thể là những ứng cử viên nếu họ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger