Showing posts with label Tiến sĩ giấy. Show all posts

Phút 89 - Phút chót - Phút "Quyết định"

Tiền Phong - Trong vòng 2 tuần trước lúc nghỉ hưu, ông Nguyễn Thành Rum – giám đốc Sở VH, TT&DL TPHCM ký hơn 19 quyết định bổ nhiệm. Trong vòng 6 tháng trước lúc rời nhiệm sở, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền quyết định bổ nhiệm 60 cán bộ.
Những con số khủng về nhân sự được quyết định ở phút 89 ấy hẳn phải chào thua con số này: Từ nay đến 2017 phải đào tạo ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sĩ.
Chuyện Phiếm, Tiến sĩ giấy, mua bằng tiến sĩ, tệ nạn mua quan bán tước, chất lượng giáo dục nước ta, mua bằng tiến sĩ ở tù mấy năm


Căn cứ vào phát biểu của Vụ trưởng Vụ Đại học - Bộ GD & ĐT, trong số 207 ngành bị Bộ cấm tuyển sinh năm 2014, thì 62 ngành đã rà soát và bổ sung kịp số giảng viên cơ hữu (gồm 1 tiến sỹ, 3 thạc sỹ đúng chuyên ngành), qua đó được Bộ cấp tiếp giấy phép. Còn lại 145 ngành, Bộ “ân hạn” từ bây giờ đến năm 2017 phải đáp ứng đủ số giảng viên cơ hữu. Những ngành đặc thù như nhiếp ảnh, đạo diễn điện ảnh… - vốn rất hiếm giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ - sẽ không còn được coi là đặc thù từ sau năm 2017. Như vậy, trong 3 năm, xã hội sẽ phải “sản xuất” ra hơn 100 tiến sĩ, hơn 400 thạc sỹ để “bù”. 3 năm ấy, các ngành hiểm như nhiếp ảnh, truyền hình, sân khấu, điện ảnh… sẽ phải cố mà đạt được tỷ lệ vàng 1 – 3.

Đó quả là việc đội đá vá trời. Nó càng khó hơn sau các đợt kiểm tra rà soát từ năm 2010 và năm 2012, bộ đã thu hồi quyết định đào tạo của 57 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, dừng tuyển sinh 161 ngành/chuyên ngành thạc sĩ không đủ giảng viên cơ hữu!

Lại là cơ hữu. Hóa ra Việt Nam đang thiếu cả giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ? Cần tiến sỹ để đào tạo cử nhân, nhưng không có giáo sư để đào tạo tiến sỹ? Tuy nhiên, theo thống kê, Việt Nam đang có hơn 24.000 tiến sĩ, và số giáo sư, tiến sĩ của ta nhiều nhất Đông Nam Á (dù nghiên cứu khoa học thì thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á).
Tuy nhiên, lạc quan vẫn là mấu chốt của chuyện học hành bằng cấp. Đơn cử: Hà Nội từng công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.

Nếu thực hiện được, quả là kỳ diệu!
Di Du

Khi Bộ trưởng Luận nói thẳng ,nói thật! (BT Phạm Vũ Luận- BT Bộ GD-ĐT)

Vỗ tay kịch liệt trước một sự thật chính xác tuyệt đối thậm chí chẳng cần phải kiểm chứng. Đây là phản ứng chung của dư luận trước phát ngôn đình đám nhất của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tuần qua.
Bộ trưởng Luận, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng bộ giáo dục 2014, Bộ trưởng, Tiến sĩ giấy, Tiến sĩ với bằng giả, Thời sự

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trong một phiên họp Hội đồng Quốc gia về giáo dục đã “thẳng thắn như một cây thước”: “Thực tế những người có bằng giả, hay bằng thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”.

Nhớ mấy hôm trước, cũng thẳng thắn thật thà và không ít ngậm ngùi, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà than thở “đi đâu chúng em cũng bị nhìn như những con vi trùng hết”.

Sự thật mà Bộ trưởng Luận nói đến giải thích phần nào cho sự ngậm ngùi của Chủ tịch BIDV.

Nếu có một “logic” các phát ngôn, có lẽ cần phải thêm vào “bộ sưu tập thẳng thật” này phát ngôn của Chủ tịch TKV, ĐBQH Trần Xuân Hòa, tại Diễn đàn kinh tế mùa thu “Phần lớn các anh ở đây đều đả phá doanh nghiệp nhà nước thế này thế này nọ. Nhưng thử hỏi rằng, liệu có ai không một lần nhờ xin cho con cháu vào doanh nghiệp nhà nước?”
Bộ trưởng Luận, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng bộ giáo dục 2014, Bộ trưởng, Tiến sĩ giấy, Tiến sĩ với bằng giả, Thời sự

Rất chi là rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước, một phần của Nhà nước, giống như một chiếc oản mà người ta được chia bất kể công việc, bất biết đóng góp, miễn là có thể xin, hoặc thậm chí chạy vào được.

Hồi nạn chảy máu chất xám trong khu vực Nhà nước diễn ra, chẳng phải là nguyên do đã được ĐBQH Lê Như Tiến giải thích bởi “Không chỉ vì những nơi đó trả lương cao hơn mà còn do môi trường công tác và thăng tiến là bình đẳng”.

Trong khi đó, môi trường nhà nước thì cái bằng cần nhất là “bằng lòng”. Và ông Tiến cũng thẳng thắn: “Nhiều người mới phàn nàn rằng, trong thời buổi hiện nay, năng lực và bằng cấp cũng không bằng "bằng lòng". Đã được sếp "bằng lòng" rồi thì chuyện năng lực, bằng cấp thế nào cũng không cần xét đến.

Rõ như ban ngày, chuẩn chất lượng nhân sự giữa “nhà nước” và tư nhân nói không ngoa là “hai giá trị ở hai đầu đoạn thẳng”.
Bộ trưởng Luận, Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng bộ giáo dục 2014, Bộ trưởng, Tiến sĩ giấy, Tiến sĩ với bằng giả, Thời sự

Nhưng có lẽ, phải xin hỏi lại Bộ trưởng Luận là phải chăng những tấm bằng giả, phải chăng chuyện “bằng thật chất lượng giả” là từ trên trời rơi xuống?

Hồi cuối năm 2013, một bản tin nhỏ xuất hiện, không hề đâm cướp hiếp giết, nhưng cũng đã khiến dư luận ngậm ngùi. Ấy là câu chuyện hai vị Hiệu trưởng và hiệu phó của các trường Buôn Đôn và Đại Nghĩa, Đăk Lăk đã làm giả giấy tờ, cấp khống học bạ, cho điểm khống, sửa điểm các môn thi…

Bằng giả đã được chính các thầy, dù chỉ là “chuyện con sâu” tạo ra.

Và nhắc đến câu chuyện “bằng thật nhưng chất lượng giả”, không thể không nhắc đến dự đoán của giáo sư lẫy lừng Văn Như Cương: “Tỷ lệ tốt nghiệp năm nay tôi dự đoán là 100%, chính xác là 99,9%”.

Phải chăng là tình trạng “bằng thật, chất lượng giả” đã được tạo dựng từ ngay trong mái trường phổ thông, nơi những trang giấy tâm hồn được gián tiếp viết rằng: Học gì thì học, kiểu gì cũng đỗ.

Bây giờ, hãy chờ xem lời dự đoán của Giáo sư Văn Như Cương cũng như chờ xem, khi đã thẳng như một cây thước thì Bộ trưởng Luận, cũng là một người thầy sẽ làm gì.

Tác giả :Đào Tuấn

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger