[Suy Ngẫm] Câu chuyện: Bệnh Sĩ
Bà cụ bảo người con trai lấy những đồ ăn còn dư, mà hầu như còn phần nhiều bỏ vào túi, mang về.
Một vài người nhìn ái ngại, xấu hổ thay cho... bà.
1. SĨ!
Hắn và bạn rủ người đẹp đi quán nước VIP Eden, một quán sang trọng mới mọc ở khu xóm. Khi tính tiền hắn và bạn tranh trả, đều rút tờ xanh polyme mới cáu (100.000đ), cùng đặt lên khay tính tiền. Cô tiếp viên quán đưa lại hắn một tờ, hắn đẩy tay đưa trả người bạn. Trả được tiền hắn cảm thấy vui và hãnh diện lắm.
Ra về, xe vừa dắt ra khỏi cổng quán, bỗng có tiếng rao ngọt ngào: "ai ăn đậu hũ, bánh đúc không?"
Chẳng cần nhìn hắn cũng biết tiếng của Mẹ, người đàn bà nghèo khó, quanh năm gánh bưng bán dạo khắp phố xóm, tích góp từng đồng.
Hắn rồ ga chở người đẹp vọt nhanh qua, vô tâm như người xa lạ.
100.000 đồng trả Eden hắn mới xin mẹ ban sáng để đóng tiền học thêm.
benh-si
2. RA VẺ!...
Tiệm sửa xe máy của hắn ở đầu làng, ven tỉnh lộ, mỗi ngày thường "câu" được dăm chiếc đến vá xe, thay ruột... song hắn luôn tỏ vẻ là người bận rộn, làm không hết việc. Hắn có tay nghề, nhưng người quen biết "chê" hắn, sẵn sàng đi xa một chút mỗi khi cần sửa chữa xe, đơn giản vì hắn tính giá... "mắc tí".
Hắn có vợ, hai con, nhìn chung kinh tế... đủ sống. Vợ đang "nằm ổ" vì mới sanh em bé, kinh tế gia đình chật vật một chút, nhất là tháng cuối năm, chuẩn bị đón tết...
Anh cần đại tu con "lướt sóng" (Wave), chỗ "hàng xóm" thân quen, lại muốn "tế nhị" giúp hắn, nên mang xe ra tiệm hắn sửa.
- Ông đại tu cho tôi: thay nhớt, thay vỏ, đổi mới bộ sên, kiểm tra lại bộ thắng, hệ thống đèn... Kiểm tra, cái gì cần sửa thay, cứ tự nhiên dùm nhé. Chiều lấy hen, anh nói.
- Bác để sáng mai, khoảng 8-9 giờ ra lấy. Chiều em hẹn phải "thanh toán" mấy chiếc cho người khác, sợ không kịp.
- Ờ, cũng được. Ông nhớ xem kỹ kỹ nhé!
Sáng sau, đúng hẹn ra, "lướt sóng" anh vẫn nguyên cũ, còn hắn tay đầy nhớt, vừa thay xong ruột xe cho khách. Gặp anh, hắn vừa lấy rẻ áo lau tay, ra vẻ lắm việc:
- Bác thông cảm, nhiều xe quá, chưa làm cho bác được. Chắc chắn 3 giờ chiều xe bác xong.
Cố tình trễ hẹn 30 phút, anh ra tiệm hắn, "Lướt sóng" chỉ mới tháo bánh sau...
Bực thật!
3. SĨ... GÁI?
Anh, sinh viên năm cuối, kể ra thuộc hàng 'anh hai' của các lớp sinh viên.
Bộ ba 'em' mới quen thuộc hàng 'bé út'- lính mới, năm đầu, mới chập chững vào học.
Vấn đề là mấy em hiền- đẹp- dễ thương không thể tả. Vóc dáng em nào cũng 'cực chuẩn'.
Anh mời bộ ba người đẹp đi ăn cơm trưa. Vì tiếng là anh Hai, lại tiếng mời người đẹp, anh chọn quán cơm niêu nổi tiếng, sang tiếng nhất sân banh.
Ăn trưa xong, được đà anh Hai mời tiếp ba người đẹp vào quán cafe thuộc loại VIP, để tiếp ca hai.
Một bà cụ bán vé số vào mời.
Anh vốn không ưa vé số, rất ít mua vé số, thế mà hôm nay anh hào phóng mua tám vé, chia tặng mỗi người hai vé, vị chi hết tám chục ngàn đồng.
Anh đưa tờ một trăm. Bà cụ định thối trả hai chục. Anh chơi đẹp: thôi con biếu cụ!
...
Nghe chuyện Anh kể, tôi bất ngờ, quá bất ngờ.
Anh và tôi biết nhau tỏng tòng tong. Đều là những thằng sinh viên nghèo.
Xem ra Anh còn nghèo hơn tôi.
Bằng chứng Anh những thường qua tôi mượn gói... mì tôm ăn chống đói theo diện 'viện trợ'.
Anh tự than: Tiền ông bà già dưới quê mới gởi lên để đóng học... Nhoáng cái mất cả nửa triệu, ít gì.
- Ừ, mình còn sĩ... gái!
4. SĨ VÀ PHÍ
Dự đại tiệc, tôi được mời ngồi bàn... thượng khách.
Bàn tôi ngồi có một bà thượng khách, mái tóc bạc phơ, khuôn mặt dễ nhìn, thật đôn hậu. Tôi nghĩ bà không dưới 70 tuổi.
Đi cạnh bà, ngồi cạnh bên bà, người đàn ông trung niên.
Qua sơ giao tôi biết đấy là hai mẹ con, đấy là Việt kiều.
Bàn tôi ngồi, đủ bộ 10 người. Ai cũng phong độ, đẹp và sang trọng, trừ tôi. Cứ nhìn ngoại diện tôi đoán những thượng khách này tuộc hàng "đại gia". (Chợt tôi nảy ra suy nghĩ hài hước: nếu không có tôi thì bàn thượng khách này sẽ toàn mỹ mất- đại gia cả. Sự hiện diện của tôi làm cho 'lỗ hổng' hoàn mỹ ấy mất 10%, mất đứt 1/10).
Bàn tôi ngồi, đủ bộ 10, cuối tiệc mà đồ ngon vật lạ dư quá trời. Ai cũng ăn kiểu... sĩ diện (đương nhiên trừ tôi và mẹ con bà Việt kiều).
Bà cụ bảo người con trai lấy những đồ ăn còn dư, mà hầu như còn phần nhiều bỏ vào túi, mang về.
Một vài người nhìn ái ngại, xấu hổ thay cho... bà.
Cô gái "đại gia" ngồi cạnh tôi khó chịu:- Việt kiều sang giầu thế mà... bủn xỉn. Tệ hơn người dân bình thường trong nước.
Tôi nhớ đến nhóm sinh viên Pháp qua Việt Nam làm thiện nguyện. Tôi mời các bạn đi ăn món đặc sản Phở Việt Nam. Các bạn ăn tự nhiên, có bạn còn bưng tô lên húp một cách sảng khoái.
Tôi ăn kiểu... sĩ diện, tô phở còn quá nửa. Một bạn nhìn tôi ái ngại: - Phở ngon quá, mình trả tiền sao bỏ đi phí vậy!
Tôi cảm ơn các bạn sinh viên Pháp. Từ đó tôi bớt sĩ đi, bớt khách sáo đi. Tôi tập sống chân tình, thật hơn.
Tôi nhìn mẹ con bà Việt kiều thán phục. Cảm ơn bà đã không còn kiểu sĩ... rởm nữa.
Cám ơn môi trường Mỹ quốc nữa.
Trương Ái Nhiệm
Nguồn:Truyenngan.com.vn
Một vài người nhìn ái ngại, xấu hổ thay cho... bà.
***
1. SĨ!
Hắn và bạn rủ người đẹp đi quán nước VIP Eden, một quán sang trọng mới mọc ở khu xóm. Khi tính tiền hắn và bạn tranh trả, đều rút tờ xanh polyme mới cáu (100.000đ), cùng đặt lên khay tính tiền. Cô tiếp viên quán đưa lại hắn một tờ, hắn đẩy tay đưa trả người bạn. Trả được tiền hắn cảm thấy vui và hãnh diện lắm.
Ra về, xe vừa dắt ra khỏi cổng quán, bỗng có tiếng rao ngọt ngào: "ai ăn đậu hũ, bánh đúc không?"
Chẳng cần nhìn hắn cũng biết tiếng của Mẹ, người đàn bà nghèo khó, quanh năm gánh bưng bán dạo khắp phố xóm, tích góp từng đồng.
Hắn rồ ga chở người đẹp vọt nhanh qua, vô tâm như người xa lạ.
100.000 đồng trả Eden hắn mới xin mẹ ban sáng để đóng tiền học thêm.
benh-si
2. RA VẺ!...
Tiệm sửa xe máy của hắn ở đầu làng, ven tỉnh lộ, mỗi ngày thường "câu" được dăm chiếc đến vá xe, thay ruột... song hắn luôn tỏ vẻ là người bận rộn, làm không hết việc. Hắn có tay nghề, nhưng người quen biết "chê" hắn, sẵn sàng đi xa một chút mỗi khi cần sửa chữa xe, đơn giản vì hắn tính giá... "mắc tí".
Hắn có vợ, hai con, nhìn chung kinh tế... đủ sống. Vợ đang "nằm ổ" vì mới sanh em bé, kinh tế gia đình chật vật một chút, nhất là tháng cuối năm, chuẩn bị đón tết...
Anh cần đại tu con "lướt sóng" (Wave), chỗ "hàng xóm" thân quen, lại muốn "tế nhị" giúp hắn, nên mang xe ra tiệm hắn sửa.
- Ông đại tu cho tôi: thay nhớt, thay vỏ, đổi mới bộ sên, kiểm tra lại bộ thắng, hệ thống đèn... Kiểm tra, cái gì cần sửa thay, cứ tự nhiên dùm nhé. Chiều lấy hen, anh nói.
- Bác để sáng mai, khoảng 8-9 giờ ra lấy. Chiều em hẹn phải "thanh toán" mấy chiếc cho người khác, sợ không kịp.
- Ờ, cũng được. Ông nhớ xem kỹ kỹ nhé!
Sáng sau, đúng hẹn ra, "lướt sóng" anh vẫn nguyên cũ, còn hắn tay đầy nhớt, vừa thay xong ruột xe cho khách. Gặp anh, hắn vừa lấy rẻ áo lau tay, ra vẻ lắm việc:
- Bác thông cảm, nhiều xe quá, chưa làm cho bác được. Chắc chắn 3 giờ chiều xe bác xong.
Cố tình trễ hẹn 30 phút, anh ra tiệm hắn, "Lướt sóng" chỉ mới tháo bánh sau...
Bực thật!
3. SĨ... GÁI?
Anh, sinh viên năm cuối, kể ra thuộc hàng 'anh hai' của các lớp sinh viên.
Bộ ba 'em' mới quen thuộc hàng 'bé út'- lính mới, năm đầu, mới chập chững vào học.
Vấn đề là mấy em hiền- đẹp- dễ thương không thể tả. Vóc dáng em nào cũng 'cực chuẩn'.
Anh mời bộ ba người đẹp đi ăn cơm trưa. Vì tiếng là anh Hai, lại tiếng mời người đẹp, anh chọn quán cơm niêu nổi tiếng, sang tiếng nhất sân banh.
Ăn trưa xong, được đà anh Hai mời tiếp ba người đẹp vào quán cafe thuộc loại VIP, để tiếp ca hai.
Một bà cụ bán vé số vào mời.
Anh vốn không ưa vé số, rất ít mua vé số, thế mà hôm nay anh hào phóng mua tám vé, chia tặng mỗi người hai vé, vị chi hết tám chục ngàn đồng.
Anh đưa tờ một trăm. Bà cụ định thối trả hai chục. Anh chơi đẹp: thôi con biếu cụ!
...
Nghe chuyện Anh kể, tôi bất ngờ, quá bất ngờ.
Anh và tôi biết nhau tỏng tòng tong. Đều là những thằng sinh viên nghèo.
Xem ra Anh còn nghèo hơn tôi.
Bằng chứng Anh những thường qua tôi mượn gói... mì tôm ăn chống đói theo diện 'viện trợ'.
Anh tự than: Tiền ông bà già dưới quê mới gởi lên để đóng học... Nhoáng cái mất cả nửa triệu, ít gì.
- Ừ, mình còn sĩ... gái!
4. SĨ VÀ PHÍ
Dự đại tiệc, tôi được mời ngồi bàn... thượng khách.
Bàn tôi ngồi có một bà thượng khách, mái tóc bạc phơ, khuôn mặt dễ nhìn, thật đôn hậu. Tôi nghĩ bà không dưới 70 tuổi.
Đi cạnh bà, ngồi cạnh bên bà, người đàn ông trung niên.
Qua sơ giao tôi biết đấy là hai mẹ con, đấy là Việt kiều.
Bàn tôi ngồi, đủ bộ 10 người. Ai cũng phong độ, đẹp và sang trọng, trừ tôi. Cứ nhìn ngoại diện tôi đoán những thượng khách này tuộc hàng "đại gia". (Chợt tôi nảy ra suy nghĩ hài hước: nếu không có tôi thì bàn thượng khách này sẽ toàn mỹ mất- đại gia cả. Sự hiện diện của tôi làm cho 'lỗ hổng' hoàn mỹ ấy mất 10%, mất đứt 1/10).
Bàn tôi ngồi, đủ bộ 10, cuối tiệc mà đồ ngon vật lạ dư quá trời. Ai cũng ăn kiểu... sĩ diện (đương nhiên trừ tôi và mẹ con bà Việt kiều).
Bà cụ bảo người con trai lấy những đồ ăn còn dư, mà hầu như còn phần nhiều bỏ vào túi, mang về.
Một vài người nhìn ái ngại, xấu hổ thay cho... bà.
Cô gái "đại gia" ngồi cạnh tôi khó chịu:- Việt kiều sang giầu thế mà... bủn xỉn. Tệ hơn người dân bình thường trong nước.
Tôi nhớ đến nhóm sinh viên Pháp qua Việt Nam làm thiện nguyện. Tôi mời các bạn đi ăn món đặc sản Phở Việt Nam. Các bạn ăn tự nhiên, có bạn còn bưng tô lên húp một cách sảng khoái.
Tôi ăn kiểu... sĩ diện, tô phở còn quá nửa. Một bạn nhìn tôi ái ngại: - Phở ngon quá, mình trả tiền sao bỏ đi phí vậy!
Tôi cảm ơn các bạn sinh viên Pháp. Từ đó tôi bớt sĩ đi, bớt khách sáo đi. Tôi tập sống chân tình, thật hơn.
Tôi nhìn mẹ con bà Việt kiều thán phục. Cảm ơn bà đã không còn kiểu sĩ... rởm nữa.
Cám ơn môi trường Mỹ quốc nữa.
Trương Ái Nhiệm
Nguồn:Truyenngan.com.vn