Showing posts with label Suy Ngẫm. Show all posts

7 bài học thay đổi cuộc đời - Tư Duy Từ Một Hòn Đảo…

7 bài học thay đổi cuộc đời mà tôi đã học khi sống trên một hòn đảo ở vùng biển Caribbean

belarus island

Amanda Walkins – 2014/11/29

Người dịch: Kevin Bùi

Những bài học được học mỗi ngày- hoặc ít nhất là nên như vậy. Dù tích cực hay tiêu cực, cuộc sống đầy những trải nghiệm hàng ngày thay đổi chúng ta, tác động đến chúng ta. Sống trên một hòn đảo ở vùng biển Caribbean trong vòng hai năm đã dạy tôi nhiều bài học quý giá mà tôi có thể không học được nếu sống ở Mỹ. Nếu như bạn đang không phơi mình trong ánh sáng mặt trời vùng nhiệt đới như tôi lúc này, hãy cho phép tôi truyền đạt một số những hiểu biết mà tôi mới tìm được.
Suy Ngẫm, Những bài học thay đổi, Phương Châm sống, Câu chuyện hay về giáo dục, Thay doi tu duy, Sống tốt, Sống đẹp, Điều hay lẽ phải, Amanda Walkins, belarus island
Photo credit Sarah Henke
Bài học #1

Điện lực được đánh giá cao quá mức. Ý nghĩ về việc không có điện trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày có lẽ đã gây sốc cho tôi trước khi tôi sống ở đây. Giờ đây khi tôi đã trải qua một vài mùa mưa khi mà việc mất điện là điều khá phổ biến, tôi có thể nói từ kinh nghiệm thực tế rằng sống mà không có điện trong một thời gian dài sẽ không giết chết bạn. Đúng là tôi có mọi thứ đồ điện tử ở đây:laptop, iPhone, Kindle,vvv. Tôi cũng không sống một đời sống cách biệt với thế giới. Tới khi mất điện, tôi không có Internet cũng không có phương tiện “giải trí”, tôi chợt nhớ rằng những gì tôi cần chỉ là hít thở. Và thư giãn. Và không nghe gì khác ngoài tiếng sóng và tiếng gió. Và tôi nhớ rằng trái đất vẫn tiếp tục quay bất kể tôi làm nhiều hay ít mỗi giờ.Mất điện là những cơ hội tuyệt vời để ngắt các kết nối và suy ngẫm. Và bạn có biết điều gì khác nữa xảy ra khi cúp điện không? Bạn nói chuyện. Bạn sẽ thực sự đặt điện thoại sang một bên và nói chuyện với người bên cạnh. Không bị phiền nhiễu hay ngắt quãng. Lần cuối bạn làm điều đó một cách thường xuyên là khi nào?

Bài học # 2

Rolling Stones nói đúng.” Bạn không thể luôn luôn có điều bạn muốn, nhưng nếu đôi khi bạn cố gắng, bạn có thể sẽ tìm được thứ bạn cần”. Đôi khi bạn đến siêu thị và không có gà, bánh mì hay sữa hoặc khoai tây… hoặc bất kỳ thứ gì bạn cần và định mua. Đôi khi bạn không thể tìm được đúng bộ phận bạn cần để sửa thiết bị nhà bếp. Hoặc đúng loại bóng đèn để lắp vào chiếc đèn yêu thích của bạn. Bạn sẽ không luôn tìm được đúng thứ bạn muốn ở trên một hòn đảo, nhưng bạn có thể tìm được những thứ bạn cần. Và bạn có thể trở nên rất sáng tạo trong quá trình này! Pha chế ẩm thực kiểu mới là trò tiêu khiển yêu thích ở đây, hoặc những bữa ăn ngay bên bếp. Buen provecho! (Chúc ăn ngon_ Tiếng Tây Ban Nha)

Bài học # 3

Bạn không cần nhiều thứ. Trong khi tôi vừa mới nói với bạn về những gì bạn cần, định nghĩa về nhu cầu đã thay đổi với rất nhiều người. Chúng ta thường nói rằng chúng ta cần thứ này thứ kia, trong khi thực tế chúng là những thứ không cần thiết. “ Nhu cầu” và “Muốn” là hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng thường trộn lẫn và gây nhầm lẫn. Bạn không cần quần áo mới. Bạn có thể muốn một vài, nhưng trừ khi áo quần hiện tại của bạn bị mòn rách, bạn không có nhu cầu. Vết bẩn có thể có, lỗ thủng có thể có, và việc mặc cùng một thứ đồ vài lần trong tuần không phải là dấu hiệu của ngày diệt vong sắp tới. Khi bạn không bị ngập trong những quảng cáo liên tục bảo bạn thiếu thứ gì đó, bạn cần thứ gì đó, bạn có xu hướng không để ý đến những gì mà bạn hay những người khác mang trên mình. Bạn cũng không để ý họ dùng điện thoại hiệu gì. Hoặc liệu có sở hữu xe hơi hay không. Trong khi tôi chỉ có thể đại diện cho cộng đồng người nước ngoài sống trên hòn đảo của chúng tôi, chúng tôi quả thực không quan tâm tới những điều trên. Chúng tôi đã điều chỉnh để biết được rằng có thể chúng tôi sẽ không tìm được thứ mà chúng tôi muốn, nhưng dầu sao thì chúng cũng không cần thiết. Sự hiểu biết này là một sự giải thoát lớn lao.

Lesson # 4

Ăn theo mùa luôn luôn là tốt nhất. Tôi đã từng sống ở Washington, DC, nơi mà chợ của nông dân là chuẩn mực, nhưng tôi vẫn có tất cả các loại thực phẩm trong tầm tay. Trên một hòn đảo nơi các tàu chở hàng không luôn lui tới, thì tốt nhất là dựa càng nhiều càng tốt vào những gì có sẵn ở địa phương. Ăn đồ ăn theo mùa thì tốt hơn, rẻ hơn, và cũng thú vị hơn nhiều. Mùi vị sống động hơn và hoa quả tươi ngon hơn. Chẳng gì sánh được việc hái quả đào tươi trên cây rồi hút mật tươi từ quả. Chẳng gì sánh được việc ăn tôm hùm tươi vừa được dân chài đánh bắt trong ngày. Cũng chẳng khó gì đoán mùa hoa quả nào hay mùa chài lưới nào sắp tới. Khi bạn lái xe quanh đảo vào sớm mùa xuân, hãy kéo cửa kính xuống để hương hoa xoài tràn ngập trong xe. Nó sẽ lấp đầy phổi bạn bằng niềm vui. Hãy dừng lại bên đường và hái một vài quả. Sẽ không có ai kiện bạn đâu, tôi hứa.

Lesson # 5

Thời gian là một khái niệm, không phải là một thứ tuyệt đối. “Thời giờ trên  đảo” là khái niệm có thật, nhưng nó không nên chỉ giới hạn áp dụng cho các hòn đảo. Chúng tôi thích xem cách các vị khách du lịch điều chỉnh để thư giãn sau một đến hai tuần họ ở đây. Bạn có thể thấy một sự thay đổi thể chất ở họ khi họ dần bỏ đeo đồng hồ, để điện thoại lại ở phòng khách sạn, và quên việc đi về nơi mà họ “phải có mặt” hoặc “ đáng lẽ phải có mặt”. Lập kế hoạch từng phút cho mỗi ngày sẽ khiến bạn tự hỏi làm thế nào mà năm tháng đi qua. Khi mặt trời lên, một ngày mới bắt đầu. Khi mặt trời lặn, một đêm mới bắt đầu. Chỉ đơn giản là vậy. Mặt trời không sống chỉ theo lịch đồng hồ và bạn cũng không cần phải như vậy. Nhận thức đó có thể thay đổi cả cuộc đời của bạn.

Lesson # 6

Như nhà văn Karen Blixen (bút danh Isak Dinesen) viết: “Tôi biết thứ có thể chữa lành mọi thứ: Nước muối…ở dạng này hay dạng khác. Mồ hôi, nước mắt, hoặc nước biển mặn. “ Chẳng có thứ gì mà một dạng hay tất cả các dạng nước muối lại không thể trị lành. Hít thở không khí biển mỗi ngày làm sảng khoái tâm hồn và cũng nhắc nhở bạn rằng bạn đang sống. Sau khi hít thở không khí thành phố trong nhiều năm, tôi nghĩ rằng tôi đang giành lại khoảng thời gian mất mát của mình bằng cách sống bên bờ biển. Khả năng chữa lành của thiên nhiên luôn thật khó để đo đạc hay đánh giá thấp.

Bài # 7

Chưa có ai từng nói ”Tôi thực sự hối tiếc khoảng thời gian tôi dành thư giãn bên bờ biển”. Không có ai tiếc nuối khoảng thời gian họ đã dành để tận hưởng cuộc sống, thời gian họ đã dành để hòa đồng với những người thân yêu, hoặc thời gian họ đã không phải bận rộn, không phải bù đầu. Tham khảo lại những bài học mà tôi đã học được về thời gian ở đảo, ngắt kết nối mạng, kết nối với con người, và hiểu được sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Thế giới này vẫn luôn không ngừng vận động. Những gì bạn làm với thời gian của bạn sẽ không thay đổi điều này. Bạn không thể khiến trái đất quay nhanh hơn hay chậm hơn, do vậy hãy tận hưởng chuyến đi. Tôi tận hưởng thời gian của mình ngồi trên chiếc ghế bên bờ biển, hướng mặt về phía biển vô tận. Và tôi không hề tiếc nuối điều gì.

Amanda Walkins là nhà văn tự do hiện đang sống ở Roatan, Honduras.

DN Lê Phước Vũ chia sẻ : ‘Muốn làm tỉ phú, cứ về Việt Nam!’

“Ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành 1 triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều”.
Cuộc đời Lê Phước Vũ, DN Lê Phước Vũ, Ông chủ tôn Hoa sen, Suy Ngẫm, Chảy máu chất xám


Trong báo cáo đánh giá về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp thực hiện, chảy máu chất xám gia tăng là một trong 3 thách thức trong hệ thống đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Trong một câu chuyện khác, trong số 13 nhà vô địch trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”  nhiều năm trước đi du học thì chỉ 1 người trở về nước công tác. Một thống kê khác cũng cho thấy 70% du học sinh Việt Nam muốn ở lại nước ngoài làm việc.

Có nhiều lý do được đưa ra cho mong muốn này như môi trường làm việc thuận lợi hơn, đãi ngộ tốt hơn, có nhiều cơ hội phát triển…

Tuy nhiên, đa phần các chuyên gia và doanh nhân thành đạt đều nhắn nhủ các du học sinh về nước để “tận dụng các khoảng trống cơ hội ở Việt Nam”.

Cơ hội vàng ở mảnh đất quê hương

“Sau du học, có nhiều bạn lựa chọn ở lại, có nhiều bạn về. Tôi nói thật, ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành một triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều. Muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam!” – doanh nhân Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen – chia sẻ trong một hội thảo tổ chức mới đây.

Ông Vũ thừa nhận, về nước, đồng nghĩa việc chấp nhận môi trường “chưa được chuẩn”, nhưng ông cho rằng cái gì cũng có 2 mặt. “Nếu chúng ta kiên định, có một nền tảng đạo đức, tinh thần… 20 năm nữa, các bạn sẽ thấy đất nước này rất thành công. Còn các nước Mỹ, Nhật, Úc hay châu Âu cũng vậy, đã phát triển đến ngưỡng rồi, tăng trưởng thêm rất khó”, ông Vũ nói.

Đây cũng là quan điểm được TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Trung ương – và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ tại Ngày hội kết nối tình bạn quốc tế với chủ đề “Tư duy khởi nghiệp từ góc nhìn vĩ mô” tổ chức cuối tuần trước.

Theo ông Võ Trí Thành, nước Úc – nơi thu hút nhiều du học sinh Việt Nam – đã là một nền kinh tế trưởng thành, ít thay đổi, tăng trưởng 2%/năm. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tham gia tích cực và hăng hái nhất trong quá trình hội nhập.

Với cách nhìn nhận và tầm nhìn đã thay đổi mới hơn, hài hòa, hơn, cân đối hơn để hướng tới sự phát triển bền vững, sự cạnh tranh bình đẳng và minh bạch, trong tương lai không xa, chắc chắn kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, tạo ra những cơ hội, những “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp nắm bắt và kinh doanh thành công.

Bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng, chỉ 20 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành một nước có thu nhập trung bình, khác hẳn bây giờ.

Cựu du học sinh – nguồn lực để phát triển bền vững

Về vai trò của các cựu du học sinh, bà Lan cho rằng nếu thu hút được du học sinh về nước thì sẽ góp phần cải thiện được nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo bà, ưu điểm của những người học ở nước ngoài là được đào tạo những kỹ năng tương ứng ở những nước mà họ học. Ưu điểm thứ hai là có kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa ở bên ngoài, hiểu được các nhà đầu tư nước ngoài cần gì. Ưu điểm thứ ba là bản thân họ là người Việt Nam tràn đầy tinh thần yêu nước, với mong muốn đất nước sẽ phát triển hơn nữa.

Bên cạnh các ưu điểm nói trên, các du học sinh lại thường không phát huy được hết khả năng ở Việt Nam. Ông Phạm Trung Lương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch – nhìn nhận đa số du học sinh đều có tư duy tổng quan, cách nhìn nhận và giải quyết sự việc rất tốt nhưng thường không phát huy được những khả năng đó tại Việt Nam vì nhiều lý do.

Theo ông, để có thể phát huy tốt những điểm mạnh đó, các du học sinh nhất định phải cố gắng nhìn nhận các vấn đề một cách thực tế, tự khám phá và tìm ra con đường phù hợp nhất cho bản thân và đặc biệt là mang trong mình sự đam mê và tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, với cộng đồng mà mình đang sống.

Bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc điều hành BNI Hà Nội cũng nhấn mạnh:“Tôi tin chắc rằng không đâu có nhiều cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam. Và cũng không ai có thể dễ dàng để khởi nghiệp tại Việt Nam hơn chính các bạn, những người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Học hỏi thế giới, là cầu nối của Việt Nam với thế giới, đem những tinh hoa, những điều tốt đẹp của thế giới về Việt Nam, tôi tin là các bạn hoàn toàn có thể làm giàu, có thể thành công rực rỡ trên chính mảnh đất quê hương mình”.

Nói về một Việt Nam đầy hứa hẹn trong tương lai, doanh nhân Lê Phước Vũ ví von: “Hãy nhìn Trung Quốc, nền kinh tế trước khi mở cửa bị nén thế nào, khi mở cửa bung ra thế nào. Nếu chúng ta theo họ mở đúng cửa, nền kinh tế sẽ nở bung. Tôi tin điều đó sẽ xảy ra trong vòng 10 – 20 năm tới… Cơ hội của các bạn là cơ hội vàng”.

Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn bão tố. Nhưng trong bối cảnh khó khăn này, Việt Nam vẫn duy trì được.

“Hơn lúc nào hết, lòng yêu nước của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần kết tinh ở tinh thần kinh doanh. Chúng ta cần tinh thần kinh doanh cho cả dân tộc. Tôi hy vọng các du học sinh sẽ chọn kinh doanh như sự nghiệp quan trọng nhất để góp phần xây dựng đất nước”, TS Lộc nhắn nhủ. “Không phải các du học sinh về nước sẽ làm kinh doanh, nhưng dù làm ở đâu, tinh thần kinh doanh cũng nằm trong máu của họ. Sức mạnh kinh tế sẽ là yếu tố giúp dân tộc này chiến thắng dân tộc khác”.

[Suy Ngẫm] Câu chuyện : VƯƠNG QUỐC MẤT TRÍ

Có một ông thầy phù thuỷ rất cao tay, vì muốn tiêu diệt vương quốc nọ, đã đổ một loại thuốc độc quỷ diệu vào nguồn nước mà tất cả dân chúng đều lấy nước uống từ đó. Chỉ cần một ai đó uống phải một ngụm nước này là anh ta mất trí liền.

***

Sáng hôm sau, tất cả dân chúng đều uống nước từ nguồn nước này và tất cả, không sót một ai, đều bị mất trí, trừ nhà vua có giếng nước riêng của mình, chỉ dành cho ngài và hoàng gia, và cái giếng này nằm ở một nơi mà thầy phù thuỷ kia không thể mò đến được.



Quá đỗi lo lắng, nhà vua vì muốn kêu gọi thần dân tuân thủ luật lệ, đã ban bố hàng loạt sắc lệnh về các biện pháp an ninh và bảo vệ sức khoẻ, nhưng đội ngũ cảnh sát và thanh tra đã uống thứ nước bị đầu độc cho nên coi những quyết định của nhà vua là phi lý, họ nhất quyết dù có thế nào cũng không thực thi chúng.

Khi toàn vương quốc được biết về các sắc lệnh của nhà vua thì tất cả đều cho rằng vị hoàng đế của họ đã mất trí mất rồi nên bây giờ mới đưa ra những sắc lệnh vô lý đến vậy. Thế là họ hò hét kéo đến cung điện và đòi nhà vua phải thoái vị.

Quá tuyệt vọng, nhà vua định gỡ bỏ vương miện. Nhưng hoàng hậu ngăn lại và nói: Chúng ta hãy thử đến nguồn nước và cũng uống nước ở đó. Như thế thì chúng ta cũng sẽ giống như bọn họ.

Và họ đã làm đúng như thế. Nhà vua và hoàng hậu uống nước từ nguồn nước điên và liền nói năng nhăng cuội. Ngay lập tức, các thần dân của họ rút lại những đòi hỏi của mình: Nếu bây giờ nhà vua đã thể hiện sự anh minh đến thế, thì hà cớ gì lại không cho ông ta tiếp tục trị vì đất nước?

Vương quốc trở lại thanh bình, bất chấp việc cư dân của nó xử sự tuyệt nhiên chẳng giống gì với những người ở nước láng giềng. Và nhà vua đã có thể cai trị đến cuối đời.
Friday, February 28, 2014
Posted by I'm Me

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger