Tỉ phú Phạm Nhật Vượng xếp thứ 1.092 danh sách tỷ phú Forbes 3/2014
Tài sản của ông chủ tập đoàn Vingroup tăng thêm 100 triệu USD so với năm ngoái, đạt 1,6 tỷ USD, đứng ở vị trí 1.092 trong danh sách xếp hạng của Forbes.
Trong danh sách mới cập nhật vào tháng 3/2014 của Forbes về những người giàu nhất thế giới, Việt Nam tiếp tục góp mặt một đại diện, đó là Chủ tịch tập đoàn Vingroup. Ông Vượng cùng với 52 tỷ phú khác đứng đồng hạng 1.092 với khối tài sản ròng là 1,6 tỷ USD.
Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp ông Vượng trở thành người Việt Nam duy nhất lọt top tỷ phú của Forbes. Năm ngoái, ông đứng ở vị trí 974 với 40 người khác, có tài sản ròng là 1,5 tỷ USD. Trong số những người đồng hạng với ông chủ Vingroup năm nay, đáng chú ý có gia đình cựu Thủ tướng 64 tuổi của Thái Lan Thaksin Shinawatra với ngành kinh doanh chính là đầu tư.
Theo giới thiệu của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm nay 45 tuổi, có 3 người con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, ông còn là một trong số những tỷ phú giàu tự thân, không nhờ thừa kế hay trúng thưởng. Trong năm 2013, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã huy động được 1 tỷ USD thông qua việc bán tài sản, cho vay, góp vốn cổ phần để đầu tư cho hàng loạt dự án bất động sản lớn trên cả nước.
Tập đoàn này cũng đã hoàn thành 2 dự án bất động sản lớn, trong đó có Vincom Mega Mall Royal City, trung tâm mua sắm và giải trí dưới lòng đất lớn nhất châu Á. Những hoạt động kinh doanh này đã giúp cổ phiếu của Vingroup tăng 15% thị giá trong năm 2013. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, kinh tế địa lý tại trường Đại học Moscow Geology ở Nga, ông Phạm Nhật Vượng chuyển đến Ukraine. Ở đây, ông thành lập công ty thực phẩm Technocom, chuyên sản xuất mỳ ăn liền và khoai tây nghiền.
Năm 2009, vị này bán công ty thực phẩm cho một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, Nestle với cái giá không được tiết lộ. Năm 2001, ông Vượng trở lại Việt Nam để kinh doanh bất động sản. Năm 2012, ông sáp nhập Vincom và Vinpearl thành Vingroup, một trong những công ty có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ngoài việc lọt vào danh sách 1.426 tỷ phú thế giới, ông Vượng cũng lọt top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Nếu tính theo giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam vào tháng 2/2014, ông Vượng đang sở hữu khối tài sản khoảng 21.774 tỷ đồng (khoảng hơn 1 tỷ USD). Tuy nhiên, con số này chỉ tính tài sản bằng cổ phiếu đứng tên ông Vượng, còn Forbes tính cả những tài sản khác trong gia đình Chủ tịch Vingroup.
Theo thống kê của Forbes, số tài sản ròng mà 1.645 tỷ phú thế giới đang nắm giữ là khoảng 6.400 tỷ USD, tăng 1.000 tỷ USD so với năm ngoái. Đây cũng là bảng xếp hạng tỷ phú Forbes đông đảo nhất trong lịch sử, tăng tới 219 gười so với năm ngoái, trong đó có 172 nữ tỷ phú. Những người đứng đầu trong danh sách vẫn là cái tên quen thuộc như Bill Gates, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffett và Larry Ellison. Trong số những tỷ phú mới nổi, ấn tượng nhất là sự góp mặt của đồng sáng lập viên Jan Koum của WhatsApp và nữ giám đốc kinh doanh của Facebook Sheryl Sandberg.
Trong danh sách mới cập nhật vào tháng 3/2014 của Forbes về những người giàu nhất thế giới, Việt Nam tiếp tục góp mặt một đại diện, đó là Chủ tịch tập đoàn Vingroup. Ông Vượng cùng với 52 tỷ phú khác đứng đồng hạng 1.092 với khối tài sản ròng là 1,6 tỷ USD.
Tài sản của ông Vượng tiếp tục gia tăng thêm 100 triệu USD trong 1 năm.
Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp ông Vượng trở thành người Việt Nam duy nhất lọt top tỷ phú của Forbes. Năm ngoái, ông đứng ở vị trí 974 với 40 người khác, có tài sản ròng là 1,5 tỷ USD. Trong số những người đồng hạng với ông chủ Vingroup năm nay, đáng chú ý có gia đình cựu Thủ tướng 64 tuổi của Thái Lan Thaksin Shinawatra với ngành kinh doanh chính là đầu tư.
Theo giới thiệu của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm nay 45 tuổi, có 3 người con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, ông còn là một trong số những tỷ phú giàu tự thân, không nhờ thừa kế hay trúng thưởng. Trong năm 2013, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã huy động được 1 tỷ USD thông qua việc bán tài sản, cho vay, góp vốn cổ phần để đầu tư cho hàng loạt dự án bất động sản lớn trên cả nước.
Tập đoàn này cũng đã hoàn thành 2 dự án bất động sản lớn, trong đó có Vincom Mega Mall Royal City, trung tâm mua sắm và giải trí dưới lòng đất lớn nhất châu Á. Những hoạt động kinh doanh này đã giúp cổ phiếu của Vingroup tăng 15% thị giá trong năm 2013. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, kinh tế địa lý tại trường Đại học Moscow Geology ở Nga, ông Phạm Nhật Vượng chuyển đến Ukraine. Ở đây, ông thành lập công ty thực phẩm Technocom, chuyên sản xuất mỳ ăn liền và khoai tây nghiền.
Năm 2009, vị này bán công ty thực phẩm cho một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, Nestle với cái giá không được tiết lộ. Năm 2001, ông Vượng trở lại Việt Nam để kinh doanh bất động sản. Năm 2012, ông sáp nhập Vincom và Vinpearl thành Vingroup, một trong những công ty có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ngoài việc lọt vào danh sách 1.426 tỷ phú thế giới, ông Vượng cũng lọt top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Nếu tính theo giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam vào tháng 2/2014, ông Vượng đang sở hữu khối tài sản khoảng 21.774 tỷ đồng (khoảng hơn 1 tỷ USD). Tuy nhiên, con số này chỉ tính tài sản bằng cổ phiếu đứng tên ông Vượng, còn Forbes tính cả những tài sản khác trong gia đình Chủ tịch Vingroup.
Theo thống kê của Forbes, số tài sản ròng mà 1.645 tỷ phú thế giới đang nắm giữ là khoảng 6.400 tỷ USD, tăng 1.000 tỷ USD so với năm ngoái. Đây cũng là bảng xếp hạng tỷ phú Forbes đông đảo nhất trong lịch sử, tăng tới 219 gười so với năm ngoái, trong đó có 172 nữ tỷ phú. Những người đứng đầu trong danh sách vẫn là cái tên quen thuộc như Bill Gates, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffett và Larry Ellison. Trong số những tỷ phú mới nổi, ấn tượng nhất là sự góp mặt của đồng sáng lập viên Jan Koum của WhatsApp và nữ giám đốc kinh doanh của Facebook Sheryl Sandberg.