Showing posts with label Người Việt Nam. Show all posts

Lao động Việt Nam trong mắt ông chủ Nhật ra sao ???

Người Nhật ở Việt Nam, Việt Nam trong mắt bạn bè, Người Việt Nam, thói xấu của người Việt, ưu điểm của lao động Việt Nam
Hãy đọc - đừng cãi và thấy nỗi đau của những tâm hồn tiểu nhân của chúng ta như thế nào
Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.

Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Người Nhật ở Việt Nam, Việt Nam trong mắt bạn bè, Người Việt Nam, thói xấu của người Việt, ưu điểm của lao động Việt Nam

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”

Tuy những câu chuyện trên đây không phải nói toàn bộ người Việt Nam đều như thế, nhưng các bạn thấy đó người Nhật rất thận trọng trong đánh giá, 1 khi họ đã nói lên những lời này thì quả thực đã quá sức chịu đựng. Tất cả chúng ta phải nhận ra và coi đó làm bài học, để hình ảnh người Việt Nam luôn là tốt nhất trong mắt bạn bè quốc tế.

Tính mạng của dân và lương tâm người xây cầu

Cuộc sống, Người Việt Nam, Vụ án đứt cáp treo, kết luận vụ sập cầu treo, Cầu chu va 8 người chết, xử tội kẻ xây cầu, xu ly vu dut cau treo chu va

Con ốc cầu Chu Va rất nên đưa vào bảo tàng của ngành GTVT, chẳng hạn để 50 năm sau, con cháu chúng ta nhìn vào đó và học được một bài học về lương tâm và trách nhiệm.

Câu chuyện Chu Va, nơi thảm họa “một đám tang thành nhiều đám tang” trở nên quá sức chịu đựng của người dân khi một lãnh đạo tỉnh Lai Châu giải thích về những viên gạch được phát hiện ốp ngoài trụ bê tông rằng:

“Ốp gạch chỉ làm cho đẹp, để hoàn thiện cho đảm bảo mỹ quan. Không có chuyện xây bằng gạch đâu, có thánh cũng không dám làm”.

Hóa ra ngoài trách nhiệm đảm bảo một cây cầu dân sinh an toàn, những người có trách nhiệm của chúng ta còn quan tâm đến “mỹ quan” khi họ ốp gạch… cho đẹp.

Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông Trần Xuân Sanh phản bác ngay tức thời: “Dù trong bất cứ trường hợp nào thì việc bọc gạch chứng tỏ trụ cầu có vấn đề. Không thể giải thích theo chiều hướng do bề mặt bê tông xù xì nên phải bọc gạch cho đẹp hơn được”.

Trong một phiên họp trước báo giới, chính Bộ trưởng Thăng giải thích nguyên nhân thảm họa Chu Va “là do ốc neo, khi chế tạo lẽ ra phải khoan (từ ốc đúc nguyên khối) để bắt nối thì lại hàn nối, khiến “sắt bị giòn như gang nên đứt thẳng ra”. Và theo ông “nếu ốc neo được làm bình thường thì cả trăm người đi, cầu cũng không thể đứt được”. Quan trọng nhất là lời khẳng định của Bộ trưởng: “Công tác thẩm định thiết kế không có vấn đề, mà nguyên nhân vụ tai nạn là do chế tạo thiết bị không theo thiết kế”.

Vậy là ngay cả “Thẩm định thiết kế không có vấn đề” thì tai họa vẫn xảy ra. Nếu muốn biết những con ốc, cây trụ của 115 cây cầu treo trên toàn tỉnh Lai Châu, 200 chiếc khác ở Cao Bằng, hay hàng ngàn cây cầu trên toàn quốc “có vấn đề” hay không thì lại phải đợi một ngày xấu trời nào đó, khi một… đám tang đi qua.

Tính mạng người dân đang được treo vào lương tâm của những người xây cầu. Còn lương tâm nó tròn, méo, nhiều, ít thế nào lại chỉ có thần thánh mới biết được.

Nhân chuyện thảm họa Chu Va từ những cây “cầu treo nhà nước”, người ta mới lại giật mình nhớ đến một con số và nhiều hình ảnh. Con số đó là 600 chiếc cầu treo dân sinh ở chỉ một tỉnh như Đăk Lăk với một nửa đã xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn, nhưng không biết đến bao giờ mới có tiền sửa chữa.

Ở Tả Thanh Oai, ngay thủ đô một cây cầu dân sinh được làm từ “thời chống Mỹ” với hơn 50 năm tuổi thọ có hàng trăm lượt dân qua lại. Và vụ tai nạn gần nhất vừa xảy ra tháng 8 năm ngoái khi nạn nhân Nguyễn Thị Hiếu đi mua thuốc về chữa bệnh chẳng may bị ngã khỏi cầu và bị nước lũ cuốn trôi.

Thật là khiên cưỡng, nhưng đọc những con số, nhìn những hình ảnh, và nghe những lời lẽ “thánh thần”, không thể không liên tưởng tới những tòa trụ sở như cung điện ở Bình Dương với 23 tầng, cao 104 m, 1.400 tỷ đồng, bãi đáp trực thăng; bãi đỗ 640 ôtô… Hay ở ngay thủ đô đây thôi, những sân vận động hoành tráng và hoang vắng.

Không ai chấp nhận chữ “giá như” ở đây.

Nhưng nếu thảm họa Chu Va hôm nay không được coi như một tiếng chuông báo động để nhà chức trách nghiêm túc nhìn lại trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo cho dân hai chữ bình an thì có lẽ chỉ ngay ngày mai thôi, tang tóc lại sẽ xảy ra, chẳng cần phải bắt đầu bằng một đám tang. Và cũng chẳng có thánh thần nào có thể mang ra mà bao biện nữa.

Tác giả :Đào Tuấn - http://vnexpress.net/

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger