DN Lê Phước Vũ chia sẻ : ‘Muốn làm tỉ phú, cứ về Việt Nam!’
“Ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành 1 triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều”.
Trong báo cáo đánh giá về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp thực hiện, chảy máu chất xám gia tăng là một trong 3 thách thức trong hệ thống đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Trong một câu chuyện khác, trong số 13 nhà vô địch trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” nhiều năm trước đi du học thì chỉ 1 người trở về nước công tác. Một thống kê khác cũng cho thấy 70% du học sinh Việt Nam muốn ở lại nước ngoài làm việc.
Có nhiều lý do được đưa ra cho mong muốn này như môi trường làm việc thuận lợi hơn, đãi ngộ tốt hơn, có nhiều cơ hội phát triển…
Tuy nhiên, đa phần các chuyên gia và doanh nhân thành đạt đều nhắn nhủ các du học sinh về nước để “tận dụng các khoảng trống cơ hội ở Việt Nam”.
Cơ hội vàng ở mảnh đất quê hương
“Sau du học, có nhiều bạn lựa chọn ở lại, có nhiều bạn về. Tôi nói thật, ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành một triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều. Muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam!” – doanh nhân Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen – chia sẻ trong một hội thảo tổ chức mới đây.
Ông Vũ thừa nhận, về nước, đồng nghĩa việc chấp nhận môi trường “chưa được chuẩn”, nhưng ông cho rằng cái gì cũng có 2 mặt. “Nếu chúng ta kiên định, có một nền tảng đạo đức, tinh thần… 20 năm nữa, các bạn sẽ thấy đất nước này rất thành công. Còn các nước Mỹ, Nhật, Úc hay châu Âu cũng vậy, đã phát triển đến ngưỡng rồi, tăng trưởng thêm rất khó”, ông Vũ nói.
Đây cũng là quan điểm được TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Trung ương – và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ tại Ngày hội kết nối tình bạn quốc tế với chủ đề “Tư duy khởi nghiệp từ góc nhìn vĩ mô” tổ chức cuối tuần trước.
Theo ông Võ Trí Thành, nước Úc – nơi thu hút nhiều du học sinh Việt Nam – đã là một nền kinh tế trưởng thành, ít thay đổi, tăng trưởng 2%/năm. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tham gia tích cực và hăng hái nhất trong quá trình hội nhập.
Với cách nhìn nhận và tầm nhìn đã thay đổi mới hơn, hài hòa, hơn, cân đối hơn để hướng tới sự phát triển bền vững, sự cạnh tranh bình đẳng và minh bạch, trong tương lai không xa, chắc chắn kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, tạo ra những cơ hội, những “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp nắm bắt và kinh doanh thành công.
Bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng, chỉ 20 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành một nước có thu nhập trung bình, khác hẳn bây giờ.
Cựu du học sinh – nguồn lực để phát triển bền vững
Về vai trò của các cựu du học sinh, bà Lan cho rằng nếu thu hút được du học sinh về nước thì sẽ góp phần cải thiện được nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
Theo bà, ưu điểm của những người học ở nước ngoài là được đào tạo những kỹ năng tương ứng ở những nước mà họ học. Ưu điểm thứ hai là có kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa ở bên ngoài, hiểu được các nhà đầu tư nước ngoài cần gì. Ưu điểm thứ ba là bản thân họ là người Việt Nam tràn đầy tinh thần yêu nước, với mong muốn đất nước sẽ phát triển hơn nữa.
Bên cạnh các ưu điểm nói trên, các du học sinh lại thường không phát huy được hết khả năng ở Việt Nam. Ông Phạm Trung Lương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch – nhìn nhận đa số du học sinh đều có tư duy tổng quan, cách nhìn nhận và giải quyết sự việc rất tốt nhưng thường không phát huy được những khả năng đó tại Việt Nam vì nhiều lý do.
Theo ông, để có thể phát huy tốt những điểm mạnh đó, các du học sinh nhất định phải cố gắng nhìn nhận các vấn đề một cách thực tế, tự khám phá và tìm ra con đường phù hợp nhất cho bản thân và đặc biệt là mang trong mình sự đam mê và tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, với cộng đồng mà mình đang sống.
Bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc điều hành BNI Hà Nội cũng nhấn mạnh:“Tôi tin chắc rằng không đâu có nhiều cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam. Và cũng không ai có thể dễ dàng để khởi nghiệp tại Việt Nam hơn chính các bạn, những người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Học hỏi thế giới, là cầu nối của Việt Nam với thế giới, đem những tinh hoa, những điều tốt đẹp của thế giới về Việt Nam, tôi tin là các bạn hoàn toàn có thể làm giàu, có thể thành công rực rỡ trên chính mảnh đất quê hương mình”.
Nói về một Việt Nam đầy hứa hẹn trong tương lai, doanh nhân Lê Phước Vũ ví von: “Hãy nhìn Trung Quốc, nền kinh tế trước khi mở cửa bị nén thế nào, khi mở cửa bung ra thế nào. Nếu chúng ta theo họ mở đúng cửa, nền kinh tế sẽ nở bung. Tôi tin điều đó sẽ xảy ra trong vòng 10 – 20 năm tới… Cơ hội của các bạn là cơ hội vàng”.
Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn bão tố. Nhưng trong bối cảnh khó khăn này, Việt Nam vẫn duy trì được.
“Hơn lúc nào hết, lòng yêu nước của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần kết tinh ở tinh thần kinh doanh. Chúng ta cần tinh thần kinh doanh cho cả dân tộc. Tôi hy vọng các du học sinh sẽ chọn kinh doanh như sự nghiệp quan trọng nhất để góp phần xây dựng đất nước”, TS Lộc nhắn nhủ. “Không phải các du học sinh về nước sẽ làm kinh doanh, nhưng dù làm ở đâu, tinh thần kinh doanh cũng nằm trong máu của họ. Sức mạnh kinh tế sẽ là yếu tố giúp dân tộc này chiến thắng dân tộc khác”.
Trong báo cáo đánh giá về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phối hợp thực hiện, chảy máu chất xám gia tăng là một trong 3 thách thức trong hệ thống đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Trong một câu chuyện khác, trong số 13 nhà vô địch trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” nhiều năm trước đi du học thì chỉ 1 người trở về nước công tác. Một thống kê khác cũng cho thấy 70% du học sinh Việt Nam muốn ở lại nước ngoài làm việc.
Có nhiều lý do được đưa ra cho mong muốn này như môi trường làm việc thuận lợi hơn, đãi ngộ tốt hơn, có nhiều cơ hội phát triển…
Tuy nhiên, đa phần các chuyên gia và doanh nhân thành đạt đều nhắn nhủ các du học sinh về nước để “tận dụng các khoảng trống cơ hội ở Việt Nam”.
Cơ hội vàng ở mảnh đất quê hương
“Sau du học, có nhiều bạn lựa chọn ở lại, có nhiều bạn về. Tôi nói thật, ở Úc, Mỹ, Nhật, người ta phải làm việc cật lực để có một cuộc sống bình thường. Để trở thành một triệu phú bên Mỹ không dễ. Nhưng ở Việt Nam, có thể thu nhập các bạn thấp, nhưng cơ hội vô cùng nhiều. Muốn làm triệu phú hãy về Việt Nam!” – doanh nhân Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hoa Sen – chia sẻ trong một hội thảo tổ chức mới đây.
Ông Vũ thừa nhận, về nước, đồng nghĩa việc chấp nhận môi trường “chưa được chuẩn”, nhưng ông cho rằng cái gì cũng có 2 mặt. “Nếu chúng ta kiên định, có một nền tảng đạo đức, tinh thần… 20 năm nữa, các bạn sẽ thấy đất nước này rất thành công. Còn các nước Mỹ, Nhật, Úc hay châu Âu cũng vậy, đã phát triển đến ngưỡng rồi, tăng trưởng thêm rất khó”, ông Vũ nói.
Đây cũng là quan điểm được TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Trung ương – và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ tại Ngày hội kết nối tình bạn quốc tế với chủ đề “Tư duy khởi nghiệp từ góc nhìn vĩ mô” tổ chức cuối tuần trước.
Theo ông Võ Trí Thành, nước Úc – nơi thu hút nhiều du học sinh Việt Nam – đã là một nền kinh tế trưởng thành, ít thay đổi, tăng trưởng 2%/năm. Trong khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia tham gia tích cực và hăng hái nhất trong quá trình hội nhập.
Với cách nhìn nhận và tầm nhìn đã thay đổi mới hơn, hài hòa, hơn, cân đối hơn để hướng tới sự phát triển bền vững, sự cạnh tranh bình đẳng và minh bạch, trong tương lai không xa, chắc chắn kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, tạo ra những cơ hội, những “mảnh đất màu mỡ” cho các doanh nghiệp nắm bắt và kinh doanh thành công.
Bà Phạm Chi Lan cũng cho rằng, chỉ 20 năm nữa, Việt Nam sẽ trở thành một nước có thu nhập trung bình, khác hẳn bây giờ.
Cựu du học sinh – nguồn lực để phát triển bền vững
Về vai trò của các cựu du học sinh, bà Lan cho rằng nếu thu hút được du học sinh về nước thì sẽ góp phần cải thiện được nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
Theo bà, ưu điểm của những người học ở nước ngoài là được đào tạo những kỹ năng tương ứng ở những nước mà họ học. Ưu điểm thứ hai là có kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa ở bên ngoài, hiểu được các nhà đầu tư nước ngoài cần gì. Ưu điểm thứ ba là bản thân họ là người Việt Nam tràn đầy tinh thần yêu nước, với mong muốn đất nước sẽ phát triển hơn nữa.
Bên cạnh các ưu điểm nói trên, các du học sinh lại thường không phát huy được hết khả năng ở Việt Nam. Ông Phạm Trung Lương – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch – nhìn nhận đa số du học sinh đều có tư duy tổng quan, cách nhìn nhận và giải quyết sự việc rất tốt nhưng thường không phát huy được những khả năng đó tại Việt Nam vì nhiều lý do.
Theo ông, để có thể phát huy tốt những điểm mạnh đó, các du học sinh nhất định phải cố gắng nhìn nhận các vấn đề một cách thực tế, tự khám phá và tìm ra con đường phù hợp nhất cho bản thân và đặc biệt là mang trong mình sự đam mê và tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, với cộng đồng mà mình đang sống.
Bà Ngô Thị Bích Quyên – Giám đốc điều hành BNI Hà Nội cũng nhấn mạnh:“Tôi tin chắc rằng không đâu có nhiều cơ hội khởi nghiệp tại Việt Nam. Và cũng không ai có thể dễ dàng để khởi nghiệp tại Việt Nam hơn chính các bạn, những người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này. Học hỏi thế giới, là cầu nối của Việt Nam với thế giới, đem những tinh hoa, những điều tốt đẹp của thế giới về Việt Nam, tôi tin là các bạn hoàn toàn có thể làm giàu, có thể thành công rực rỡ trên chính mảnh đất quê hương mình”.
Nói về một Việt Nam đầy hứa hẹn trong tương lai, doanh nhân Lê Phước Vũ ví von: “Hãy nhìn Trung Quốc, nền kinh tế trước khi mở cửa bị nén thế nào, khi mở cửa bung ra thế nào. Nếu chúng ta theo họ mở đúng cửa, nền kinh tế sẽ nở bung. Tôi tin điều đó sẽ xảy ra trong vòng 10 – 20 năm tới… Cơ hội của các bạn là cơ hội vàng”.
Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua giai đoạn bão tố. Nhưng trong bối cảnh khó khăn này, Việt Nam vẫn duy trì được.
“Hơn lúc nào hết, lòng yêu nước của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần kết tinh ở tinh thần kinh doanh. Chúng ta cần tinh thần kinh doanh cho cả dân tộc. Tôi hy vọng các du học sinh sẽ chọn kinh doanh như sự nghiệp quan trọng nhất để góp phần xây dựng đất nước”, TS Lộc nhắn nhủ. “Không phải các du học sinh về nước sẽ làm kinh doanh, nhưng dù làm ở đâu, tinh thần kinh doanh cũng nằm trong máu của họ. Sức mạnh kinh tế sẽ là yếu tố giúp dân tộc này chiến thắng dân tộc khác”.