Kết quả mới nhất vụ Bầu Kiên - Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị tuyên án 30 năm tù
Trong phiên xét xử sáng 9.6, HĐXX tuyên án bị cáo Nguyễn Đức Kiên 30 năm tù
Cụ thể, các mức án của các bị cáo như sau:
- Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: phạm 4 tội như cũ, 20 năm tù tội kinh doanh tráI phép, 20 năm tù tội chiếm đoạt tài sản, 18 năm cố ý làm trái, tổng hình phạt là 30 năm. Hình phạt bổ sung: số tiền trốn thuế 75 tỷ, 100 triệu hành vi lừa đảo, cấm Kiên tham gia hoạt động ngân hàng trong 5 năm sau khi ra tù.
- Bị cáo Trần Ngọc Thanh: bị phạt 5 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 17.9.2012
- Nguyễn Thị Hải Yến: phạt 5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 17.9.2012.
- Bị cáo Lý Xuân Hải: mức án là 8 năm tội cố ý làm trái từ 20.8.2012, cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Lê Vũ Kỳ: 5 năm tù về tội cố ý làm trái từ 30.4.2014. cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Trịnh Kim Quang: 4 năm tù tội cố ý làm trái từ 30.4.2014, cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Phạm Trung Cang: mức án là 3 năm từ 30.4.2014 cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn: mức án là 3 năm tù tội cố ý làm trái từ từ 30.4.2014 cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Buộc B&B do bà Đặng Ngọc Lan đại diện nộp 25 tỷ số thuế đã trốn. Xử lý vật chứng: tiếp tục kê biên tài sản của bị cáo Nguyễn Đức Kiên
Trước đó, đại diện HĐXX nêu rõ 4 tội danh của bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. HĐXX đã đưa ra những luận cứ chi tiết vào từng ngày, tháng để làm rõ hành vi Kinh doanh trái phép của “Bầu” Kiên tại Cty B&B. Đồng thời, phía toà án cũng phân tích hành vi kinh doanh trái phép của bị cáo này thông qua Cty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và một số công ty khác.
Đối với hành vi Kinh doanh trái phép, HĐXX đưa ra luận cứ về việc Nguyễn Đức Kiên chuyển tiền cho các bị cáo để thay mình đi mua cổ phiếu. Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo sử dụng hàng nghìn tỉ để góp vốn vào công ty khác để mua cổ phiếu của ACB tại Kienlongbank, Vietbank, Bắc Á và Eximbank. HĐXX khẳng định Nguyễn Đức Kiên đã có hành vi Kinh doanh trái phép phạm vào điều 159 bộ luật hình sự.
Đối với hành vi Trốn thuế, HĐXX xác định hành vi của bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào điều 161 của Bộ luật hình sự.
Đối với hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HĐXX xác định Nguyễn Đức Kiên là người đã chỉ đạo cấp dưới ký các hợp đồng thế chấp, uỷ nhiệm chi để chi trả các khoản nợ. Ngày 7.9.2012, cơ quan công an có công văn yêu cầu ACB nộp lại 264 tỉ đồng nhưng tài khoản chỉ còn hơn 53 tỉ đồng nên không thực hiện được yêu cầu chuyển tiền. Tuy nhiên, đến ngày 15.7.2013, cơ quan điều tra mới thu giữ được lại 264 tỉ đồng từ các nguồn của ACB để chi trả lại cho Cty TNHH thép Hoà Phát.
Đối với hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Nguyễn Đức Kiên cùng các bị cáo Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn đã thống nhât việc ủy thác cho các các nhân gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng. Từ 6.2011 đến tháng 9.2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng thực hiện ủy thác số tiền 718 tỉ đồng cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP.HCM. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã bị siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Như vậy, hành vi thống nhất và ban hành chủ trương ủy thác cho các nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Vietinbank các bị cáo đã làm trái quy định tại điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718 tỉ đồng.
Ngoài ra, các bị cáo còn bị cáo buộc việc thống nhất, ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoáng và hành vi tổ chức thực hiện việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB của bị can Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ là làm trái quy định của Bộ Tài chính và đã gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền gần 687 tỉ đồng.
HĐXX cho biết: Tại toà, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói rằng các hành vi của mình phù hợp với pháp luật, có tham gia cuộc họp HĐQT của ACB nhưng không có chức vụ gì, không chỉ đạo ai. Còn Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến không nhận tội vì cho rằng chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo. Huỳnh Quang Tuấn có tham gia cuộc họp nhưng chỉ với tư cách khách mời. Riêng đối với Trần Xuân Giá, theo kết luận của hội đồng chuyên môn, bác sĩ kết luận mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trại tại Bệnh viện Hữu Nghị. Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với bị cáo này.
Cụ thể, các mức án của các bị cáo như sau:
- Bị cáo Nguyễn Đức Kiên: phạm 4 tội như cũ, 20 năm tù tội kinh doanh tráI phép, 20 năm tù tội chiếm đoạt tài sản, 18 năm cố ý làm trái, tổng hình phạt là 30 năm. Hình phạt bổ sung: số tiền trốn thuế 75 tỷ, 100 triệu hành vi lừa đảo, cấm Kiên tham gia hoạt động ngân hàng trong 5 năm sau khi ra tù.
- Bị cáo Trần Ngọc Thanh: bị phạt 5 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 17.9.2012
- Nguyễn Thị Hải Yến: phạt 5 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 17.9.2012.
- Bị cáo Lý Xuân Hải: mức án là 8 năm tội cố ý làm trái từ 20.8.2012, cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Lê Vũ Kỳ: 5 năm tù về tội cố ý làm trái từ 30.4.2014. cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Trịnh Kim Quang: 4 năm tù tội cố ý làm trái từ 30.4.2014, cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Phạm Trung Cang: mức án là 3 năm từ 30.4.2014 cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
- Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn: mức án là 3 năm tù tội cố ý làm trái từ từ 30.4.2014 cấm đảm nhiệm các chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm sau khi mãn hạn tù.
Buộc B&B do bà Đặng Ngọc Lan đại diện nộp 25 tỷ số thuế đã trốn. Xử lý vật chứng: tiếp tục kê biên tài sản của bị cáo Nguyễn Đức Kiên
Trước đó, đại diện HĐXX nêu rõ 4 tội danh của bị cáo Nguyễn Đức Kiên: Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái, Trốn thuế, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. HĐXX đã đưa ra những luận cứ chi tiết vào từng ngày, tháng để làm rõ hành vi Kinh doanh trái phép của “Bầu” Kiên tại Cty B&B. Đồng thời, phía toà án cũng phân tích hành vi kinh doanh trái phép của bị cáo này thông qua Cty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và một số công ty khác.
Đối với hành vi Kinh doanh trái phép, HĐXX đưa ra luận cứ về việc Nguyễn Đức Kiên chuyển tiền cho các bị cáo để thay mình đi mua cổ phiếu. Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo sử dụng hàng nghìn tỉ để góp vốn vào công ty khác để mua cổ phiếu của ACB tại Kienlongbank, Vietbank, Bắc Á và Eximbank. HĐXX khẳng định Nguyễn Đức Kiên đã có hành vi Kinh doanh trái phép phạm vào điều 159 bộ luật hình sự.
Đối với hành vi Trốn thuế, HĐXX xác định hành vi của bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào điều 161 của Bộ luật hình sự.
Đối với hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, HĐXX xác định Nguyễn Đức Kiên là người đã chỉ đạo cấp dưới ký các hợp đồng thế chấp, uỷ nhiệm chi để chi trả các khoản nợ. Ngày 7.9.2012, cơ quan công an có công văn yêu cầu ACB nộp lại 264 tỉ đồng nhưng tài khoản chỉ còn hơn 53 tỉ đồng nên không thực hiện được yêu cầu chuyển tiền. Tuy nhiên, đến ngày 15.7.2013, cơ quan điều tra mới thu giữ được lại 264 tỉ đồng từ các nguồn của ACB để chi trả lại cho Cty TNHH thép Hoà Phát.
Đối với hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Nguyễn Đức Kiên cùng các bị cáo Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn đã thống nhât việc ủy thác cho các các nhân gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng. Từ 6.2011 đến tháng 9.2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng thực hiện ủy thác số tiền 718 tỉ đồng cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP.HCM. Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã bị siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt.
Như vậy, hành vi thống nhất và ban hành chủ trương ủy thác cho các nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Vietinbank các bị cáo đã làm trái quy định tại điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718 tỉ đồng.
Ngoài ra, các bị cáo còn bị cáo buộc việc thống nhất, ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoáng và hành vi tổ chức thực hiện việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB của bị can Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ là làm trái quy định của Bộ Tài chính và đã gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền gần 687 tỉ đồng.
HĐXX cho biết: Tại toà, bị cáo Nguyễn Đức Kiên nói rằng các hành vi của mình phù hợp với pháp luật, có tham gia cuộc họp HĐQT của ACB nhưng không có chức vụ gì, không chỉ đạo ai. Còn Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến không nhận tội vì cho rằng chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo. Huỳnh Quang Tuấn có tham gia cuộc họp nhưng chỉ với tư cách khách mời. Riêng đối với Trần Xuân Giá, theo kết luận của hội đồng chuyên môn, bác sĩ kết luận mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trại tại Bệnh viện Hữu Nghị. Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với bị cáo này.