Kỳ 1 'Thánh phượt' Vừ Già Pó : Hành trình chạy trốn và đi bộ qua 5 nước
[Tiền Phong] - Một chàng trai người Mông Vừ Già Pó chưa từng ra khỏi cao nguyên đá Hà Giang lại có thể đi bộ qua 5 nước và khiến dân phượt lắc đầu lè lưỡi phong “thánh phượt” . Tôi lên cao nguyên đá gặp “thánh phượt” và nghe kể về hành trình với nhiều kiếp nạn như trong Tây Du Ký ấy.
Kia rồi, Pó đã trở về, ôm chầm lấy vợ con ngay giữa ruộng ngô, khóc òa lên. Phải mấy tiếng sau cuộc hội ngộ đầy nước mắt lẫn nụ cười ấy, Pó mới có thể kể lại chuyến đi có một không hai của đời mình...
Xuất khẩu lao động “chui” và cuộc sống nô lệ
Pó nhăn mặt, có gì đó khó nhọc mà đau khổ khi cất lời về chuyến “phượt” bất đắc dĩ của mình: “Mình một vợ năm con, cuộc sống chỉ trông vào hai vụ ngô nên thiếu đói, con nhỏ nhiều hôm đứt bữa. Mình phải lang thang đi làm thuê khắp huyện.
Cuối tháng 6/2012, hết vụ ngô, lại không kiếm được việc làm thêm, mình ngồi buồn uống rượu trước trong nhà thì bố vợ đến rủ sang Trung Quốc làm thuê. Mình đang chần chừ thì mấy hôm sau bố vợ quay lại, có thêm cả Lý Mí Tử, Ly Mi Na- họ là anh em bên ngoại. Mấy anh em kể nhiều người đi Trung Quốc làm thuê lúc về mua được tivi, điện thoại. Mình nghe cũng thấy ưng cái bụng, đi thì con có thêm miếng thịt để ăn…”.
Thế rồi, Vừ Già Pó cùng 9 người Mông quyết định lên đường đi xuất khẩu lao động “chui”. Pó xách bao ngô lên vai, một ít đồ đạc trong tay nải, ít tiền dằn túi. Đi. Họ đến xã Sơn Vĩ, qua đường tiểu ngạch, trèo qua 5 ngọn núi cao chót vót vượt biên qua đất Quảng Tây, Trung Quốc. Người lạ mặt dồn tất cả lên một chiếc xe thùng bịt kín, chạy bịt bùng. Pó không biết xe đang chạy về đâu.
Xe chạy hai ngày rưỡi, vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Những kẻ dẫn đoàn đi bắt Pó và những người còn lại thay quần áo giày dép giống người Trung Quốc để không bị chính quyền địa phương phát hiện. Xe dừng lại ở một khu rừng lớn, cây cối bao phủ. Pó không hề biết, bắt đầu từ đây, mình phải làm việc như trâu ngựa với đồng tiền công rẻ mạt. “Hằng ngày phải vào rừng xẻ gỗ, kéo gỗ về. Vác khỏe được 70 nhân dân tệ/ngày, vác bình thường 20 nhân dân tệ (72.000 đồng). Lười biếng bị ăn đòn, bỏ trốn thì giết”, gã chủ tuyên bố lạnh lùng như vậy.
Cuộc sống làm thuê chẳng khác nào kiếp nô lệ thời trung cổ. Lao động nặng nhọc mà ăn uống thì chỉ có cơm muối và thường xuyên bị đánh. Tính tuần trăng được hơn một tháng, thấy có tốp người ở quê vừa sang, nhóm Pó xúm lại hỏi chuyện. Tưởng bị nhóm này nói xấu, nên chủ lao vào đánh họ.
Không thể tiếp tục sống kiếp trâu ngựa, cả nhóm bàn nhau trốn. Ngay đêm ấy, một đêm không trăng, lợi dụng lúc những kẻ canh giữ ngủ say, họ lẻn chạy vào rừng. Cuộc phiêu lưu của “thánh phượt” bắt đầu từ đây.
Không tiền đô, không ba lô, không ôtô, không a lô đi 6.000km
Họ chia làm hai tốp cắt rừng chạy. Pó không biết là mình đã chạy bao nhiêu quãng đường, cho đến lúc ngoảnh lại, chỉ còn một mình, những người cùng đoàn bị thất lạc hết. Từ đó Pó vạn lý độc hành. Pó cứ nhắm hướng mặt trời lặn, hơi chếch về phía trái mà đi. “Thánh phượt” chỉ biết rằng đó là hướng quê mình và cứ ngỡ đi mãi sẽ về Khâu Vai. Nhưng cứ đi, Pó đến một xứ đất bằng phẳng, nóng như rang, nhiều chùa chiền, có nhiều ông sư áo vàng hở vai, phụ nữ đeo nhiều vòng cổ. Hai tháng đi bộ Pó vượt qua vùng đất nhiều chùa ấy (sau mới nghe nói đó là đất nước Myanmar).
“Anh lấy gì mà ăn uống để đi quãng đường xa thế”. Pó trả lời câu hỏi của tôi- cũng là câu được nhiều người hỏi nhất khi trở về: “Trên đường to lẫn đường nhỏ đói khát thì mình ghé vào nhà ven đường ra hiệu để xin ăn. Có người cho, người xua đuổi. Cho gì ăn nấy, không cho thì cố sức mà đi, rồi cũng kiếm được cái cho vào bụng. Qua rừng núi thì hái trái cây dại ăn, uống nước suối, có những lúc phải uống nước vũng bùn…”.
Tôi choáng khi nhìn con đường trên bản đồ dẫn đến những nước mà “thánh phượt” đã đi qua. Sợi chỉ xanh ấy chạy từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc băng qua tỉnh Vân Nam qua Myanmar tới đất Ấn Độ rộng lớn rồi đến Bangladesh. Pó lại tiếp tục qua miền Trung Ấn Độ và tới thành phố Mumbai sát biển. Từ đây, vẫn theo hướng mặt trời lặn, Pó ngược lên phía bắc tới một dãy núi cao chót vót hơn bất cứ ngọn núi nào ở Khâu Vai. Pó không hề biết đó là dãy Himalaya cao nhất thế giới...
“Thánh phượt” ngồi trong ngôi nhà nhỏ của mình, vẻ như đi bộ 6.000km mà cứ như vừa lên nương về, cũng chẳng muốn “kể chi những nỗi dọc đường”. Nhưng có quá nhiều người từ khắp nơi kéo đến hỏi chuyện khiến Pó kể những “nỗi dọc đường”: vì sao không tiền đô, không ba lô, không pat pô (hộ chiếu), không ô tô, không alô, không... rượu ngô nhưng đi bộ, qua 5 quốc gia, vượt quãng đường hơn 6.000km?
Đến Bangladesh, họ ăn bằng thứ bánh lạ làm bằng bột gạo, và không hề ăn thịt lợn. Tiếp tục lang thang, anh lại đến xứ không ăn thịt bò. Lần ấy, Pó bị 3 người đàn ông to lớn bắt trói chặt khi gõ cửa một ngôi nhà xin ăn. Sau đó, họ bắt “thánh phượt” đi hót phân bò trong trang trại. Phải dùng tay để hót. Sau mấy ngày hót phân bò, Pó lại trốn thoát.
Một ngày nọ, Pó đến một vùng đất lạ và thấy một xác người được đưa lên đống củi dựng sẵn. Đám đông nhảy múa xung quanh và châm lửa đốt. Pó ngửi thấy mùi tóc, mùi thịt da người khét lẹt. Pó sợ hãi bỏ chạy tưởng như nếu bị bắt thì mình cũng sẽ bị đưa lên giàn lửa mà không hề biết rằng đó là nghi lễ đốt xác của những người theo đạo Hindu.
Chạy một lúc, Pó gặp một dòng sông, ở đó có hàng trăm người xuống tắm và cầu nguyện ngay bên cạnh là rác và xác hoa cúng. Một cảnh tượng khiến Pó hãi hùng: hàng ngàn con chim đen bay rợp trời, cả khúc sông ám mùi tử khí. Pó lại bỏ chạy. Chạy mãi, Pó gặp một đoàn tàu đông kín người, họ ngồi lên cả trên nóc tàu, bám đu vào thành tàu, đầu tàu, đuôi tàu. Muốn chạy thật nhanh, nên Pó cũng nhảy lên tàu. Tàu chạy được khoảng 40km thì dừng. Trong hành trình “phượt” hơn 6.000 km của mình, đây là chặng đường duy nhất Pó được đi tàu, còn lại đều cuốc bộ.
Mắt Pó rưng rưng đưa cho tôi xem cái áo khoác màu đỏ đen hãy còn dính bụi, dấu ấn trên con đường thiên lý. Trên những con đường ấy, nhờ chiếc áo, nắm cơm, hớp nước của những người dân khác nhau về quốc tịch, màu da, tôn giáo nhưng có chung sự tử tế mà “thánh phượt” mới về được quê nhà.
Pó rít một hơi thuốc, rồi kể về đoạn cuối cuộc hành trình cam go nhất: “Mình tới một vùng thời tiết lạnh dần. Núi cao có tuyết rơi. Trên người mình chỉ có mặc một chiếc áo mỏng nên lạnh lắm, không chịu được. Lúc mình đang sắp qụy xuống vì rét thì một người phụ nữ trùm khăn kín đầu đang bán quần áo ven đường chạy tới trùm lên người mình chiếc áo khoác mới. Mình cảm động quá, cảm ơn bằng tiếng Mông. Chị ấy nói gì mình không hiểu, chỉ mỉm cười. Nhờ cái áo ấm đó mà mình thoát chết. Mình sẽ giữ cái áo ấm này cả đời”.
Vạn lý độc hành, Pó làm bạn với đủ các cung đường. Cung đường đại ngàn chỉ có rừng rậm với vượn hú chim kêu. Cung đường núi cao vực sâu giống ở Khâu Vai quê nhà. Cung đường đất đầy bụi nhếch nhác những dòng người tha hương. Cung đường đô thị phố xá nườm nượp xe người xa lạ...
Ở đâu thì với chàng trai dân tộc Mông này vẫn như người ngoài hành tinh. Một ngày nọ, đang đi thì hàng rào dây thép gai cao vót chặn Pó lại. Cả ngày Pó men theo hàng rào để tìm cách vượt qua, tiếp tục đi về hướng mặt trời lặn. Đi mấy chục cây số tới nơi một cổng lớn có lính đứng gác. Pó bị bắt giữ. Lúc đó, Pó chỉ biết nói bằng tiếng Mông:” Tôi là người Việt Nam, tôi là người tốt”.
Một ngày cuối năm 2013, lực lượng tình báo quân đội Pakistan bắt giữ một người đàn ông trong bộ dạng rách rưới đang lơ ngơ xâm nhập vào biên giới từ phía Kashmir của Ấn Độ. Họ thấy đôi chân người đàn ông phồng rộp màu tím tái. Không ai ngờ Vừ Già Pó đã cuốc bộ chân trần cả 6.000 km tới đây.
Pó bị trùm chiếc túi vải lên đầu và dẫn vào một phòng biệt giam đen ngòm. Nhưng lực lượng chức năng ở đây không thể xác định được người đàn ông kỳ lạ nói một thứ ngôn ngữ không thể hiểu nổi này là ai, từ đâu tới. Bị tra tấn, Pó hầu như chỉ lặp lại một câu: “Tôi là người Việt nam, tôi là người tốt”.
Pó thoáng rùng mình khi nhớ lại: “Mình tuyệt vọng nghĩ chắc phải ở trong trại giam cả đời. Không chịu nổi, mình rút chiếc thắt lưng ra siết cổ để tự tử. Nhưng họ phát hiện ra…”.
Tra tấn đến lần thứ tư không có kết quả, lực lượng tình báo quân đội Pakistan giao Pó cho đồn cảnh sát Zila Neelum, thị trấn Athmuqam, Pakistan, cách thủ đô Islamabad gần 1.000 km. . Lúc này cuộc sống của Pó khá thoải mái khi anh được cảnh sát đưa đi chợ chơi, mua nước uống và mua quần áo mới cho.
Cuối tháng 12/2013, bất ngờ có một nhân viên thuộc tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại địa phương đến chờ sẵn tại cổng trại giam. Sau một hồi hỏi chuyện không có kết quả, người này đã cho Pó xem cờ và tiền các nước để nhận dạng.
Khi hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và tiền Việt Nam xuất hiện trên màn hình máy tính, Pó đã khóc. Thông tin về một công dân người Việt Nam đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát Zila Neelum đã được thông báo tới Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan. Và hành trình giải thoát cho Vừ Già Pó được bắt đầu từ đây.
(Còn nữa)
Dân bản đón Vừ Già Pó trở về
Con đường trên núi của huyện Khâu Vai nhấp nhô những cây ngô sắp trổ bông hôm ấy đông lạ thường. Già trẻ gái trai của bản làng và các nhà báo từ Hà Nội về đây để đón Vừ Già Pó - một người đàn ông dân tộc Mông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống như cây cỏ trên cao nguyên đá Hà Giang.Kia rồi, Pó đã trở về, ôm chầm lấy vợ con ngay giữa ruộng ngô, khóc òa lên. Phải mấy tiếng sau cuộc hội ngộ đầy nước mắt lẫn nụ cười ấy, Pó mới có thể kể lại chuyến đi có một không hai của đời mình...
Xuất khẩu lao động “chui” và cuộc sống nô lệ
Pó nhăn mặt, có gì đó khó nhọc mà đau khổ khi cất lời về chuyến “phượt” bất đắc dĩ của mình: “Mình một vợ năm con, cuộc sống chỉ trông vào hai vụ ngô nên thiếu đói, con nhỏ nhiều hôm đứt bữa. Mình phải lang thang đi làm thuê khắp huyện.
Cuối tháng 6/2012, hết vụ ngô, lại không kiếm được việc làm thêm, mình ngồi buồn uống rượu trước trong nhà thì bố vợ đến rủ sang Trung Quốc làm thuê. Mình đang chần chừ thì mấy hôm sau bố vợ quay lại, có thêm cả Lý Mí Tử, Ly Mi Na- họ là anh em bên ngoại. Mấy anh em kể nhiều người đi Trung Quốc làm thuê lúc về mua được tivi, điện thoại. Mình nghe cũng thấy ưng cái bụng, đi thì con có thêm miếng thịt để ăn…”.
Vừ Già Pó kể về chuyến phượt kỳ lạ của mình.
Xe chạy hai ngày rưỡi, vào sâu trong nội địa Trung Quốc. Những kẻ dẫn đoàn đi bắt Pó và những người còn lại thay quần áo giày dép giống người Trung Quốc để không bị chính quyền địa phương phát hiện. Xe dừng lại ở một khu rừng lớn, cây cối bao phủ. Pó không hề biết, bắt đầu từ đây, mình phải làm việc như trâu ngựa với đồng tiền công rẻ mạt. “Hằng ngày phải vào rừng xẻ gỗ, kéo gỗ về. Vác khỏe được 70 nhân dân tệ/ngày, vác bình thường 20 nhân dân tệ (72.000 đồng). Lười biếng bị ăn đòn, bỏ trốn thì giết”, gã chủ tuyên bố lạnh lùng như vậy.
Cuộc sống làm thuê chẳng khác nào kiếp nô lệ thời trung cổ. Lao động nặng nhọc mà ăn uống thì chỉ có cơm muối và thường xuyên bị đánh. Tính tuần trăng được hơn một tháng, thấy có tốp người ở quê vừa sang, nhóm Pó xúm lại hỏi chuyện. Tưởng bị nhóm này nói xấu, nên chủ lao vào đánh họ.
Không thể tiếp tục sống kiếp trâu ngựa, cả nhóm bàn nhau trốn. Ngay đêm ấy, một đêm không trăng, lợi dụng lúc những kẻ canh giữ ngủ say, họ lẻn chạy vào rừng. Cuộc phiêu lưu của “thánh phượt” bắt đầu từ đây.
Không tiền đô, không ba lô, không ôtô, không a lô đi 6.000km
Họ chia làm hai tốp cắt rừng chạy. Pó không biết là mình đã chạy bao nhiêu quãng đường, cho đến lúc ngoảnh lại, chỉ còn một mình, những người cùng đoàn bị thất lạc hết. Từ đó Pó vạn lý độc hành. Pó cứ nhắm hướng mặt trời lặn, hơi chếch về phía trái mà đi. “Thánh phượt” chỉ biết rằng đó là hướng quê mình và cứ ngỡ đi mãi sẽ về Khâu Vai. Nhưng cứ đi, Pó đến một xứ đất bằng phẳng, nóng như rang, nhiều chùa chiền, có nhiều ông sư áo vàng hở vai, phụ nữ đeo nhiều vòng cổ. Hai tháng đi bộ Pó vượt qua vùng đất nhiều chùa ấy (sau mới nghe nói đó là đất nước Myanmar).
“Anh lấy gì mà ăn uống để đi quãng đường xa thế”. Pó trả lời câu hỏi của tôi- cũng là câu được nhiều người hỏi nhất khi trở về: “Trên đường to lẫn đường nhỏ đói khát thì mình ghé vào nhà ven đường ra hiệu để xin ăn. Có người cho, người xua đuổi. Cho gì ăn nấy, không cho thì cố sức mà đi, rồi cũng kiếm được cái cho vào bụng. Qua rừng núi thì hái trái cây dại ăn, uống nước suối, có những lúc phải uống nước vũng bùn…”.
Tôi choáng khi nhìn con đường trên bản đồ dẫn đến những nước mà “thánh phượt” đã đi qua. Sợi chỉ xanh ấy chạy từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc băng qua tỉnh Vân Nam qua Myanmar tới đất Ấn Độ rộng lớn rồi đến Bangladesh. Pó lại tiếp tục qua miền Trung Ấn Độ và tới thành phố Mumbai sát biển. Từ đây, vẫn theo hướng mặt trời lặn, Pó ngược lên phía bắc tới một dãy núi cao chót vót hơn bất cứ ngọn núi nào ở Khâu Vai. Pó không hề biết đó là dãy Himalaya cao nhất thế giới...
Vừ Già Pó vẫn giữ chiếc áo ấm của người phụ nữ trùm khăn cho mình
Đến Bangladesh, họ ăn bằng thứ bánh lạ làm bằng bột gạo, và không hề ăn thịt lợn. Tiếp tục lang thang, anh lại đến xứ không ăn thịt bò. Lần ấy, Pó bị 3 người đàn ông to lớn bắt trói chặt khi gõ cửa một ngôi nhà xin ăn. Sau đó, họ bắt “thánh phượt” đi hót phân bò trong trang trại. Phải dùng tay để hót. Sau mấy ngày hót phân bò, Pó lại trốn thoát.
Một ngày nọ, Pó đến một vùng đất lạ và thấy một xác người được đưa lên đống củi dựng sẵn. Đám đông nhảy múa xung quanh và châm lửa đốt. Pó ngửi thấy mùi tóc, mùi thịt da người khét lẹt. Pó sợ hãi bỏ chạy tưởng như nếu bị bắt thì mình cũng sẽ bị đưa lên giàn lửa mà không hề biết rằng đó là nghi lễ đốt xác của những người theo đạo Hindu.
Chạy một lúc, Pó gặp một dòng sông, ở đó có hàng trăm người xuống tắm và cầu nguyện ngay bên cạnh là rác và xác hoa cúng. Một cảnh tượng khiến Pó hãi hùng: hàng ngàn con chim đen bay rợp trời, cả khúc sông ám mùi tử khí. Pó lại bỏ chạy. Chạy mãi, Pó gặp một đoàn tàu đông kín người, họ ngồi lên cả trên nóc tàu, bám đu vào thành tàu, đầu tàu, đuôi tàu. Muốn chạy thật nhanh, nên Pó cũng nhảy lên tàu. Tàu chạy được khoảng 40km thì dừng. Trong hành trình “phượt” hơn 6.000 km của mình, đây là chặng đường duy nhất Pó được đi tàu, còn lại đều cuốc bộ.
Mắt Pó rưng rưng đưa cho tôi xem cái áo khoác màu đỏ đen hãy còn dính bụi, dấu ấn trên con đường thiên lý. Trên những con đường ấy, nhờ chiếc áo, nắm cơm, hớp nước của những người dân khác nhau về quốc tịch, màu da, tôn giáo nhưng có chung sự tử tế mà “thánh phượt” mới về được quê nhà.
Pó rít một hơi thuốc, rồi kể về đoạn cuối cuộc hành trình cam go nhất: “Mình tới một vùng thời tiết lạnh dần. Núi cao có tuyết rơi. Trên người mình chỉ có mặc một chiếc áo mỏng nên lạnh lắm, không chịu được. Lúc mình đang sắp qụy xuống vì rét thì một người phụ nữ trùm khăn kín đầu đang bán quần áo ven đường chạy tới trùm lên người mình chiếc áo khoác mới. Mình cảm động quá, cảm ơn bằng tiếng Mông. Chị ấy nói gì mình không hiểu, chỉ mỉm cười. Nhờ cái áo ấm đó mà mình thoát chết. Mình sẽ giữ cái áo ấm này cả đời”.
Vạn lý độc hành, Pó làm bạn với đủ các cung đường. Cung đường đại ngàn chỉ có rừng rậm với vượn hú chim kêu. Cung đường núi cao vực sâu giống ở Khâu Vai quê nhà. Cung đường đất đầy bụi nhếch nhác những dòng người tha hương. Cung đường đô thị phố xá nườm nượp xe người xa lạ...
Ở đâu thì với chàng trai dân tộc Mông này vẫn như người ngoài hành tinh. Một ngày nọ, đang đi thì hàng rào dây thép gai cao vót chặn Pó lại. Cả ngày Pó men theo hàng rào để tìm cách vượt qua, tiếp tục đi về hướng mặt trời lặn. Đi mấy chục cây số tới nơi một cổng lớn có lính đứng gác. Pó bị bắt giữ. Lúc đó, Pó chỉ biết nói bằng tiếng Mông:” Tôi là người Việt Nam, tôi là người tốt”.
Pó bị trùm chiếc túi vải lên đầu và dẫn vào một phòng biệt giam đen ngòm. Nhưng lực lượng chức năng ở đây không thể xác định được người đàn ông kỳ lạ nói một thứ ngôn ngữ không thể hiểu nổi này là ai, từ đâu tới. Bị tra tấn, Pó hầu như chỉ lặp lại một câu: “Tôi là người Việt nam, tôi là người tốt”.
Pó thoáng rùng mình khi nhớ lại: “Mình tuyệt vọng nghĩ chắc phải ở trong trại giam cả đời. Không chịu nổi, mình rút chiếc thắt lưng ra siết cổ để tự tử. Nhưng họ phát hiện ra…”.
Tra tấn đến lần thứ tư không có kết quả, lực lượng tình báo quân đội Pakistan giao Pó cho đồn cảnh sát Zila Neelum, thị trấn Athmuqam, Pakistan, cách thủ đô Islamabad gần 1.000 km. . Lúc này cuộc sống của Pó khá thoải mái khi anh được cảnh sát đưa đi chợ chơi, mua nước uống và mua quần áo mới cho.
Cuối tháng 12/2013, bất ngờ có một nhân viên thuộc tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại địa phương đến chờ sẵn tại cổng trại giam. Sau một hồi hỏi chuyện không có kết quả, người này đã cho Pó xem cờ và tiền các nước để nhận dạng.
Khi hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và tiền Việt Nam xuất hiện trên màn hình máy tính, Pó đã khóc. Thông tin về một công dân người Việt Nam đang bị giam giữ tại đồn cảnh sát Zila Neelum đã được thông báo tới Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan. Và hành trình giải thoát cho Vừ Già Pó được bắt đầu từ đây.
(Còn nữa)