Showing posts sorted by relevance for query Trần Đình Long. Sort by date Show all posts

Tiểu Sử ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Tiểu Sử ông Trần Đình Long, Lý lịch Trần Đình Long, ly lich Tran Dinh Long, Tran Dinh Long Hoa Phat, Tài sản Trần Đình Long, Người giàu nhất Việt Nam, Hòa Phát

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long từ lâu luôn được biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Ông Long hiện là người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán. Hai vợ chồng ông hiện sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, trị giá hơn 4.600 tỷ đồng.
Tiểu Sử ông Trần Đình Long, Lý lịch Trần Đình Long, ly lich Tran Dinh Long, Tran Dinh Long Hoa Phat, Tài sản Trần Đình Long, Người giàu nhất Việt Nam, Hòa Phát
Hòa Phát hiện là một trong những doanh nghiệp lớn nhất và có lợi nhuận khủng nhất ngành thép. Tập đoàn này tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn tham gia vào nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nội thất, điện lạnh, thương mại...
Tài sản Ông Long và gia đình sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, hiện có trị giá hơn 4.600 tỷ đồng (tính đến 30/9/2013).
Quá trình công tác:
Từ năm 1996 đến năm 2005 : Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát
Từ năm 1992 đến năm 1996 : Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.
Tiểu Sử ông Trần Đình Long, Lý lịch Trần Đình Long, ly lich Tran Dinh Long, Tran Dinh Long Hoa Phat, Tài sản Trần Đình Long, Người giàu nhất Việt Nam, Hòa Phát

Tiểu Sử ông Trần Đình Long, Lý lịch Trần Đình Long, ly lich Tran Dinh Long, Tran Dinh Long Hoa Phat, Tài sản Trần Đình Long, Người giàu nhất Việt Nam, Hòa Phát

Tiểu Sử ông Trần Đình Long, Lý lịch Trần Đình Long, ly lich Tran Dinh Long, Tran Dinh Long Hoa Phat, Tài sản Trần Đình Long, Người giàu nhất Việt Nam, Hòa Phát

Tiểu Sử ông Trần Đình Long, Lý lịch Trần Đình Long, ly lich Tran Dinh Long, Tran Dinh Long Hoa Phat, Tài sản Trần Đình Long, Người giàu nhất Việt Nam, Hòa Phát

Ông đang được xếp ở vị trí thứ 4 trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Kết thúc phiên giao dịch 14/11/2013, chỉ số VN-Index tăng 1,73 điểm, tương đương 0,35% lên mức 497,85 điểm. Chỉ số VN30Index theo đó cũng tăng 2,64 điểm, tương đương 0,48 % lên mức 555,73 điểm.
Trong top VN30Index, cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) tăng khá mạnh với mức tăng 5,6% . Đóng cửa phiên giao dịch, HPG chốt giá 39.900 đồng/cổ phiếu, tăng 2.100 đồng/cổ phiếu, giá cao nhất tính từ 11/6.
Số cổ phiếu HPG ông Long đang nắm là 101.059.200 cổ phiếu. Với mức tăng này, phiên giao dịch đã mang lại cho ông thêm trên 21 tỷ đồng. Tính giá thị trường số cổ phiếu này thì tài sản của ông trên sàn chứng khoán tương đương 4.050 tỷ đồng.

Ông Trần Đình Long kiếm thêm 100 tỷ sau phiên giao dịch 9/6/2014

BizLIVE - Ngày người anh “làm ăn” Nguyễn Đức Kiên nghe tòa tuyên mức án phạt 30 năm tù và 75 tỷ đồng cũng là ngày thị trường chứng khoán nổi sóng, nhiều đại gia theo đó cũng “lượm” những khoản kha khá trong đó có ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG).
Giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã tăng 1.000 đồng, tương đương 2% từ mức 50.000 đồng/cp lên 51.000 đồng/cp trong ngày 9/6.
Trần Đình Long, Tài sản Trần Đình Long, Trần Đình Long 2014, Trần Đình Long và bầu kiên, cổ phiếu Hòa Phát


Với việc đang nắm giữ 101,059 triệu cổ phiếu HPG thì hôm qua Chủ tịch Hòa Phát đã “kiếm” được 102 tỷ đồng, nâng tổng tài sản trên sàn chứng khoán từ mức  5.052 tỷ đồng lên 5.154 tỷ đồng chỉ sau 1 phiên giao dịch.

Với khối tài sản nói trên thì ông Long vẫn yên vị ở vị trí thứ ba trên bảng xếp những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Người hưởng đậm nhất trong phiên ngày hôm qua không ai khác chính là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup.

Trần Đình Long, Tài sản Trần Đình Long, Trần Đình Long 2014, Trần Đình Long và bầu kiên, cổ phiếu Hòa Phát
Diễn biến giá cổ phiếu trong ngày 9/6
Dù cổ phiếu VIC phiên qua chỉ tăng 1,5% nhưng với tỷ lệ nắm giữ lên tới 284,622 triệu cổ phiếu giúp ông Vượng “bỏ túi” khoản 285 tỷ đồng chỉ trong 1 phiên giao dịch.

Theo đó, giá cổ phiếu VIC đã tăng từ 65.000 đồng/cp lên 66.000 đồng/cp sau ngày hôm qua. Tài sản của lãnh đạo Vingroup đã tăng từ 18.500 tỷ đồng lên mức 18.785 tỷ đồng. Và chắc chắn ngôi vị quán quân top “đại gia” trên sàn vẫn chưa đối thủ nào qua mặt được ông Vượng.

Cùng nằm trong top3 nhưng “bầu” Đức chỉ thu về 63 tỷ đồng trong phiên ngày 9/6 bởi giá cổ phiếu HAG chỉ tăng giá 0,8%.

Cụ thể, cổ phiếu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tăng từ 23.800 đồng/cp lên mức 24.000 đồng/cp trong phiên hôm qua. Với việc đang nắm 311,605 triệu cổ phiếu, tài sản của ông Đức theo đó tăng từ 7.416 tỷ lên 7.479 tỷ đồng và vẫn là “á quân” trong top.

Tuy nhiên không phải “đại gia” nào cũng gia tăng “tài khoản” chứng khoán trong phiên đầu tuần (9/6), một số cổ phiếu đã đi ngược thị trường khiến “chủ nhân” của nó hao hụt đáng kể tài sản.

Đứng đầu trong nhóm này là bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên HĐQT Tập đoàn Masan. Dù  không phải là cổ phiếu điều chỉnh mạnh (-0,5%) nhưng với lượng cổ phiếu sở hữu là 21,779 triệu cổ phiếu đã khiến tài sản của bà Yến “bốc hơi” 10 tỷ đồng.

Cụ thể, giá MSN đã điều chỉnh từ 97.500 đồng/cp xuống còn 97.000 đồng/cp trong phiên hôm qua. Tài sản của bà Yến theo đó giảm từ 2.123 tỷ còn 2.113 tỷ đồng.

Tương tự, tài sản của ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch Masan Group cũng sụt giảm do giá cổ phiếu MSN giảm. Với hơn 15,76 triệu cổ phiếu nắm giữ, tài sản ông Anh giảm từ 1.537 tỷ còn 1.529 tỷ tức là đã giảm 8 tỷ đồng…

10 đại gia giàu nhất Việt Nam tính đến tháng cuối 7/2013

Người giàu nhất Việt Nam tháng 7/2013 là ai? Hàng loạt những biến động của nền kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2013 khiến cho các đại gia của chúng ta liên tục thay đổi vị trí trên thị trường chứng khoán (TTCK).Qủa thật những khối tài sản hàng nghìn tỷ này liệu có thực sự nằm trong tầm tay của các đại gia này hay không? Nhiều đại gia bất ngờ thăng hạng trong khi số khác lại bất ngờ rời khỏi Top 10.


Trái ngược với sự ổn định của tốp 10 đại gia các năm trước đây.Tính tới cuối phiên giao dịch ngày 1/8, ông Trần Đình Long - chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (HPG) lại rơi về vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất trên TTCK. Với hơn 101 triệu cổ phiếu HPG giá 30.300 đồng/cp, tổng giá trị tài sản của đại gia gốc Hải Dương đã tụt xuống chỉ còn hơn 3.062 tỷ đồng.

 Trước đó cổ phiếu HPG tăng mạnh, tổng tài sản tăng thêm trên 70 tỷ đồng chỉ sau một ngày, ông Trần Đình Long đã giành lại vị trí thứ 3 vốn đã bị tuột trong phút chót vào cuối quý II/2013. Sự thay đổi không nhiều đã tạo ra những biến động liên tục trong danh sách này nhưng đó chưa phải là những biến động nổi bật nhất.

Ông chủ Tôn Hoa Sen Lê Phước Vũ và đại gia Thủy sản Hùng Vương Dương Ngọc Minh đã bất ngờ gia nhập tốp 10 người giàu nhất TTCK nhờ những biến đông mạnh trên thị trường này. Ông Lê Phước Vũ  xếp hạng 7 với khoảng 1.800 tỷ đồng, là người đánh bại tất cả các đối thủ khác về tốc độ gia tăng tài sản của mình (cả về mức tăng tuyệt đối lẫn tương đối). Trong 6 tháng đầu năm, tài sản của Lê Phước Vũ đã tăng 115% (tương đương +943 tỷ đồng) -thật đáng ghen tị trong thời điểm kinh tế hiện nay. Trong khi đó Dương Ngọc Minh, chủ tịch Thủy sản Hùng Vương cũng nhanh chóng chiếm vị trí thứ 10 với tốc độ tăng tài sản gần 60%.

 Đại gia nào bị tụt hạng ? 
Đại gia BĐS Nguyễn Văn Đạt (chủ tịch Phát Đạt) và chủ tịch Alphanam Nguyễn Tuấn Hải rời khỏi "ghế nóng"  do giá trị tài sản giảm tương ứng 500 và 650 tỷ đồng. Tuy nhiên con số đó là quá nhỏ so với cha con ông Đặng Văn Thành. Việc bị Sacombank bán cổ phiếu để cấn trừ nợ, ông Đặng Văn Thành đã ngay lập tức biến mất khỏi bảng xếp hạng.Ông Đặng Hồng Anh (con trai ông Thành) vẫn còn một số cổ phiếu ở Sacombank và Sacomreal nhưng cũng nhanh chóng rớt khỏi danh sách 50 người giàu nhất. Ông Đặng Thành Tâm - người giàu nhất TTCK năm 2007 rớt xuống vị trí thứ 11,thỉnh thoảng lại vào top 10 nhưng vị trí đó không hề bền vững
Còn TOP 3 thì sao?



Tổng tài sản và vị thế của cổ phiếu VIC của ông Phạm Nhật Vượng  cho thấy, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đang giữ rất vững vị trí dẫn đầu của mình với gần 18.000 tỷ đồng giá trị tài sản quy theo cổ phiếu.
Xếp ở vị trí thứ 2  là ông Đoàn Nguyên Đức, bầu Đức - người hiện đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu trị giá khoảng 6.400 tỷ đồng.1 con số khá khiêm tốn so với ông chủ Vingruop

Ở các vị trí tiếp theo là ông Trần Đình Long và bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) cùng nắm giữ lượng cổ phiếu có giá trị khoảng hơn 3.000 tỷ đồng. Các vị trí tiếp theo có tài sản trị giá 2.000 tỷ đồng đổ xuống
Có thể kết luận rằng vị trí đứng đầu bảng của đại gia Phạm Nhật Vượng là khó thay đổi trong thời gian tới. Ông Vượng đã giữ ngôi vị là Người giàu nhất Việt Nam trên sàng chứng khoán trong 2 năm trước (2010 và 2011).
Trong khi đó, ông chủ kín tiếng của Tập đoàn Hòa Phát lại đang sở hữu một khối tài sản rất lớn và có tỷ suất sinh lời cao. Đây là một trong các nhân vật dù khó có cơ hội bắt kịp được đại gia Đoàn Nguyên Đức nhưng việc chiếm một vị trí top 3 vũng vàng là hoàn toàn có thể.

Không những thế, hiện tại, so với bầu Đức, ông Trần Đình Long mới có tài sản quy từ cổ phiếu chỉ bằng khoảng 50% đại gia Gia Lai. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá cổ phiếu cũng như triển vọng phát triển của HPG đang mở ra một cơ hội để ông Long theo đuổi bầu Đức trên bảng xếp hạng những người giàu nhất Việt Nam.
Điều đáng nói là, cho dù bầu Đức có tầm nhìn dài hạn, có những bước đi mang tầm quốc tế nhưng lại đang khó khăn về dòng tiền cho các đại dự án quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng ở nhiều nước trong khu vực. Doanh thu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức gần đây rất thấp và nguồn thu lớn trong tương lai (từ cao su, BĐS Myanmar) cũng khá xa xôi. Trong khi đó, Hòa Phát của ông Long đang duy trì doanh thu năm sau cao hơn năm trước, và kế hoạch cho năm 2013 là 18.500 tỷ đồng.
Ngoài ông Long, TTCK còn biết đến một đại gia cũng khá kín tiếng khác là ông Nguyễn Đăng Quang (chồng bà Nguyễn Hoàng Yến - người giàu thứ 6 trên TTCK Việt Nam). Trên thực tế, nếu tính gián tiếp qua các công ty liên quan và tài sản chung của người thân, ông Quang có tổng tài sản rất lớn, xấp xỉ bằng con số gần tỷ USD của ông Phạm Nhật  Vượng.
Bên cạnh những người có doanh nghiệp niêm yết trên sàn, còn khá nhiều doanh nhân có độ giàu có thuộc hàng tỷ phú hoặc ngấp nghé tỷ phú USD cũng có thể là những ứng cử viên nếu họ niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

[Đại Gia] Danh sách top 10 tỷ phú kiếm tiền "Ghê gớm" nhất Việt Nam đầu năm 2014 (21/2)


Ông Phạm Nhật Vượng, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Trần Đình Long, ông Hà Văn Thắm, ông Hồ Hùng Anh, ông Đặng Thành Tâm.
Từ cuối năm 2013 đến nay- tháng Giêng năm Giáp Ngọ, tháng "ăn chơi" của người Việt ta, tài sản của những đại gia đình đám nhất vẫn tăng "đều đều" đạt hơn 49.690 tỷ đồng, tăng hơn 5 nghìn tỷ đồng. 1 con số không hề nhỏ, khởi đầu cho 1 năm mới đầy sung túc. (Tính theo tài sản trên sàn chứng khoán)

Đầu năm 2014,  thị trường chứng khoánn đã có những chuyển biến tích cực đã khiến cho một số vị trí
dẫn đầu top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán có sự thay đổi  rất đáng kể.
Chốt phiên ngày 21/2/2014, VN-Index đứng mức 570,57 điểm, tăng 65,94 điểm, tương đương 13,06% so với phiên đóng cửa cuối năm 2013.Gần 2 tháng, có cổ phiếu tăng giá gấp đôi thậm chí gần gấp 3 mức tăng chung của VN-Index nên đã gia tăng khối tài sản của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết.

Thống kê từ đầu năm đến ngày 21/2 cho thấy, tổng giá trị tài sản của 10 người giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay đạt hơn 49.690 tỷ đồng, tăng hơn 5 nghìn tỷ đồng so với con số hơn 43.900 tỷ đồng cuối năm 2013.

So với danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán được công bố cuối năm 2013, có 6 vị trí không có sự thay đổi.

Dẫn đầu danh sách của chúng ta vẫn không thay đổi,đó là "Độc cô cầu bại" ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup, dù mức tăng của cổ phiếu VIC đạt 10,71%, thấp hơn tỷ lệ tăng của VN-Index. Tuy nhiên cũng đủ tài sản của đại gia Vượng từ sàn chứng khoán đã tăng thêm gần 2.300 tỷ đồng kể từ đầu năm nay.
1.Phạm Nhật Vượng

Kế đến, ngôi á quân vẫn là "Đại gia của những đại gia" ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG). Giao dịch sôi động từ đầu năm đến nay của cổ phiếu HAG với mức tăng 20,98% đã mang lại hơn 1.200 tỷ đồng cho “bầu Đức”.Với những dự án đang phát triển của "bầu Đức" thì rất có thể trong thời gian tới, ông sẽ giành ngôi "đầu bảng".

2.Đoàn Nguyên Đức

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) tiếp tục giữ vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Cổ phiếu HPG mà ông đang nắm giữ có mức tăng 15,57% kể từ đầu năm đến 21/2. Khối tài sản của ông Long từ sàn chứng khoán tăng thêm gần 800 tỷ đồng trong gần 2 tháng.

3.Trần Đình Long

Ở vị trí thứ 4 và 5 thuộc về hai Phó chủ tịch của Vingroup cũng là hai chị em ruột Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng) và bà Phạm Thúy Hằng (em bà Hương). Tài sản của hai chị em họ Phạm này tăng thêm trên 600 tỷ đồng kể từ đầu năm nay.Vậy là trong 10 người giàu nhất thì có đến 3 người cùng 1 gia đình.

Ở vị trí thứ 6, sau khi có sự bứt phá ngoạn mục trong năm 2013 khi đứng thứ 7, đến 21/2/2014, mức tăng 19,61% của cổ phiếu HSG đã giúp ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen tiến thêm một bước và soán vị trí thứ 6 với khối tài sản trên 2.100 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ so với đầu năm nay.

Còn bà Nguyễn Hoàng Yến, thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan từ vị trí thứ 6 cuối năm 2013 lùi một hạng xuống vị trí thứ 7 hiện nay với tài sản gần 2.100 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với hồi đầu năm 2014.

Một “đại gia” nữa vẫn giữ được vị trí trong top 10 là ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đại Dương (mã OCG) với khối tài sản tăng thêm hơn 400 tỷ đồng kể từ đầu năm.

Là thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan, ông Hồ Hùng Anh từ vị trí thứ 10 của 2013 tiến lên vị trí thứ 9 vốn thuộc về ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (hiện chỉ còn 937 tỷ đồng).

Và vị trí cuối cùng trong top 10 nhân vật giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay thuộc về ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc nhờ mức tăng ấn tượng 34,69% của cổ phiếu KBC mà ông đang nắm giữ.Đây quả là 1 kết quả ấn tượng khi ông Đặng Thành Tâm quay trở lại với top người giàu sau 1 thời gian dài vắng bóng.

Theo BizLIVE

Các ông chủ thép bội thu trên sàn chứng khoán

Theo: VNEXPRESS.NET
Kết quả kinh doanh khả quan, giá cổ phiếu thăng hoa là lý do giúp các doanh nhân ngành thép áp đảo danh sách những người gia tăng tài sản mạnh nhất và hứa hẹn nhiều kịch tính trong Top 100 người giàu trên sàn chứng khoán 2013.
Gần một tháng nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ khép lại năm giao dịch 2013. Nền kinh tế chưa hẳn phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nhưng sự trở lại của dòng vốn ngoại và niềm tin được nhà đầu tư đặt vào một số cổ phiếu cơ bản tốt hoặc có tính đầu cơ cao đã phần nào gồng gánh thị trường đi lên. Vn-Index theo đó tăng gần 100 điểm trong hơn 11 tháng qua, trong khi HNX-Index cũng tích lũy thêm hơn 12% giá trị.

Cùng với sự khởi sắc này, tài sản của không ít người giàu trên sàn chứng khoán, chủ yếu là lãnh đạo, cổ đông lớn của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2012. Căn cứ trên biến động về số lượng, giá, có điều chỉnh danh mục theo trạng thái chứng khoán sở hữu (các mã thuộc diện kiểm soát, hủy niêm yết...) của hơn 700 cổ phiếu niêm yết trên 2 sở giao dịch, VnExpress và đối tác cung cấp dữ liệu VNDIRECT đã thống kê danh sách các cá nhân có tài sản tăng mạnh nhất trên sàn.

Với khối tài sản khổng lồ tính đến cuối năm 2012, cộng với việc cổ phiếu VIC tăng giá khoảng 16% trong hơn 11 tháng qua, không khó để người giàu nhất sàn chứng khoán năm ngoái - ông Phạm Nhật Vượng cộng thêm cho mình gần 2.740 tỷ đồng giá trị chứng khoán. Ông chủ tập đoàn Vingroup trở thành người có tổng tài sản tăng mạnh nhất trên sàn năm nay.
Tuy vậy, nếu xét về tốc độ tăng trưởng tài sản, các ông chủ trong ngành thép mới là những người bội thu trên sàn chứng khoán 2013. Tính riêng trong Top 20, có tới 6 đại diện của ngành này, cao hơn nhiều so với số doanh nhân bất động sản, thủy sản hay hàng tiêu dùng. Trong số này, không ít người đã tăng 90-100% gia tài chứng khoán trong gần một năm qua.

Các lãnh đạo của Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG) là ví dụ tiêu biểu cho sự vươn lên của các doanh nhân ngành thép. Sau những phiên giao dịch đầu tiên của tháng 12, giá HPG dao động trong khoảng 40.000 đồng một cổ phiếu, tăng trên 80% so với đầu năm. Kết quả nêu trên cũng tương ứng với mức tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm (đạt hơn 1.500 tỷ đồng).
Do diễn biến tăng giá, cộng với việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu hồi đầu năm, tài sản chứng khoán của Chủ tịch Hòa Phát - Trần Đình Long đã tăng tới 92% trong năm sau hơn 11 tháng, tương đương giá trị gần 2.000 tỷ đồng. Giá trị gia tăng này giúp ông đứng vị trí thứ 2 trong danh sách những người giàu lên nhanh nhất trên sàn, ngay sau ông Phạm Nhật Vượng.

Cũng hưởng lợi từ đà tăng giá cổ phiếu và cổ tức, vợ ông Long – bà Vũ Thị Hiền cũng tăng mạnh tài sản gần 600 tỷ đồng trong năm qua. Các lãnh đạo khác của Hòa Phát như Phó chủ tịch Nguyễn Mạnh Tuấn, Doãn Gia Cường và Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương cũng có tổng trị giá tài sản thông qua cổ phiếu HPG tăng trên 90%.

Một đại gia khác của ngành thép là ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) cũng ghi nhận mức tăng tài sản gần 940 tỷ đồng (114%) trong năm qua, khi cổ phiếu HSG cũng tăng giá gấp đôi trong vòng 11 tháng.

Tương tự như Hòa Phát, hoạt động kinh doanh khởi sắc của Tập đoàn Hoa Sen là một trong những yếu tố khiến giá cổ phiếu HSG đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất 11 tháng niên độ 2012-2013, Hoa Sen lãi sau thuế hơn 570 tỷ đồng và vượt 43% kế hoạch.

Cùng với điểm nhấn tại ngành thép, Top 20 cá nhân có tài sản tăng mạnh nhất trên sàn năm nay cũng lần đầu tiên chứng kiến sự góp mặt của một cổ đông người nước ngoài. Cụ thể là trường hợp của ông Madhur Maini - Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) khi đang sở hữu khối tài sản hơn 541 tỷ đồng, tăng 9 lần so với hồi cuối năm 2012.

Việc nâng tỷ lệ sở hữu tại Masan là nguyên nhân chính khiến vị sếp ngoại này lọt vào vào danh sách người giàu sàn chứng khoán. Theo báo cáo quản trị năm 2012, ông Madhur chỉ nắm 597.800 cổ phần nhưng đến ngày 2/12, số này đạt gần 6,6 triệu. Do vậy, mặc dù thị giá một cổ phiếu MSN giảm gần 18% so với hồi đầu năm, vị sếp ngoại này vẫn có mức tăng tài sản chứng khoán lên tới gần 500 tỷ đồng.

Trong khi đại diện người nước ngoài của Masan được xem là gương mặt mới thị danh sách những người giàu lên trên sàn chứng khoán năm nay cũng ghi nhận sự tái xuất của một gương mặt cũ là ông Đặng Thành Tâm, người "mất tiền" nhiều nhất trên sàn chứng khoán năm 2012.

Theo thông tin công bố, danh mục sở hữu được tính của ông Tâm bao gồm cổ phần tại 4 doanh nghiệp là Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã CK: ITA), Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC), Tổng công ty Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, Mã CK: SGT) và Ngân hàng Nam Việt (Navibank, Mã CK: NVB).

Riêng với số cổ phần tại Navibank, theo báo cáo quản trị bán niên của ngân hàng, ông Tâm nắm hơn 7,1 triệu cổ phiếu chứng khoán. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với VnExpress.net, doanh nhân này khẳng định đã thoái hết toàn bộ số vốn trên ở Navibank. Do đó, danh sách cập nhật không tính hơn 7,1 triệu cổ phiếu nêu trên vào tài sản chứng khoán của ông Đặng Thành Tâm. Tuy vậy, nhờ đà tăng giá mạnh của 2 mã ITA và KBC (lần lượt 48% và 57%), gia tài cổ phiếu của đại gia này vẫn được cộng thêm gần 320 tỷ đồng trong năm qua.

Bên cạnh những đại diện nêu trên, danh sách các cá nhân có tài sản tăng mạnh trong gần một năm qua cũng có sự góp mặt của những đại gia cựu trào như Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình hay Phó chủ tịch Vingroup - Phạm Thu Hương... Với mức tăng tài sản 16-20%, chủ yếu do tăng giá cổ phiếu, các đại diện nêu trên sẽ mang đến nhiều biến động trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán, sẽ tiếp tục được VnExpress công bố trong những ngày cuối cùng của năm 2013.

Doanh nhân có tài sản chứng khoán tăng mạnh nhất 2013 

STTHọ tênMã CKTài sản tăng so với 2012
1Pham-Nhat-Vuong-chu-tich-tap-doan-vingroPhạm Nhật VượngVIC2.739
2tran-dinh-long-53-1367514944-500x0.jpgTrần Đình LongHPG1.950
3le-phuoc-vu-53-1367514941-500x0.jpgLê Phước VũHSG938
4doan-nguyen-duc-53-1367514941-500x0.jpgĐoàn Nguyên ĐứcHAG935
5an-danh-1367514945-500x0.jpgVũ Thị HiềnHPG597
6Madhur-Maini.jpgMadhur MainiMSN480
7an-danh-1367514945-500x0_1386316722.jpgPhạm Thu HươngVIC472
8duong-ngoc-minh-53-1367514942-500x0.jpgDương Ngọc MinhHVG, VTF439
9dangthanhtam2-JPG-5449-1382686820.jpgĐặng Thành TâmITA, KBC, NVB, SGT318
10an-danh-1367514945-500x0_1386316781.jpgPhạm Thúy HằngVIC315
11dangphuocthanh.jpgĐặng Phước ThànhVNS301
12an-danh-1367514945-500x0_1386316888.jpgNguyễn Ngọc HảiREE296
13truong-gia-binh-01.jpgTrương Gia BìnhFPT256
14tran-tuan-duong.jpgTrần Tuấn DươngHPG218
15tuan-hpg.jpgNguyễn Mạnh TuấnHPG214
 * Đơn vị tính: Tỷ đồng. Trị giá tài sản tính theo giá đóng cửa phiên ngày 2/12

Ông Đặng Thành Tâm trở lại Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán (Tháng 11/2013)

VNEXPRESS.NET
Kết quả kinh doanh vẫn bết bát, nhưng tài sản chứng khoán tăng hơn 20% giúp ông Tâm trở lại danh sách sau một năm vắng bóng.
Sự tái xuất của ông Đặng Thành Tâm gây chú ý sau những sóng gió trong kinh doanh cũng như áp lực nghị trường suốt từ năm ngoái tới nay. Ông Tâm và chị gái Đặng Thị Hoàng Yến từng nhiều năm giữ các vị trí cao trong Top 10 khi sở hữu trong tay hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Tân Tạo, Kinh Bắc, Saigontel.

Theo thống kê của VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu VNDirect, Danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán cũng xuất hiện gương mặt mới, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen. Tính theo giá đóng cửa ngày 22/7, số cổ phiếu HSG ông Vũ đang nắm tương đương 1.757 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cuối năm ngoái. Giá cổ phiếu tăng từ đầu năm đến nay còn giúp một số đại gia khác thăng hạng trong danh sách.
1. Phạm  Nhật Vượng

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Tập đoàn Vingroup

Thứ hạng 2012: 1

Tài sản 2012: 17.184 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 18.073 tỷ đồng

Nửa năm qua, Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) liên tiếp công bố những thương vụ "khủng" như bán Vincom Center A, khai trương Trung tâm Thương mại Vincom MegaMall Royal City và Vincom Mega Mall Times City. Mới đây nhất tập đoàn mời được Warburg Pincus đầu tư thêm 200 triệu USD cho một dự án.

Trong quý I, hoạt động kinh doanh của Vingroup lãi sau thuế giảm 60% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 264,6 tỷ đồng. Doanh thu thuần cũng giảm gần 900 tỷ đồng, xuống còn 984 tỷ đồng.

Tháng 3 năm nay, ông Vượng được Forbes vinh danh là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam với những đánh giá tích cực.

2. Đoàn Nguyên Đức

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Hoàng Anh Gia Lai

Thứ hạng 2012: 2

Tài sản 2012: 5.297 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 6.730 tỷ đồng

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, Mã CK: HAG) – ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục giữ vị trí người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán khi nắm trong tay hơn 311 triệu cổ phiếu HAG, tăng gần 52 triệu so với cuối năm 2012.

Quý I vừa qua, lãi trước thuế của HAGL cũng tăng gần 9%, lên 107,4 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu lại giảm 17%, chỉ đạt 722 tỷ đồng. Lĩnh vực mang tiền về cho HAGL nhiều nhất là khoáng sản và bán sản phẩm, hàng hóa với 111 tỷ và 419 tỷ đồng theo thứ tự.

Được biết đến nhiều hơn với cái tên bầu Đức, nửa năm qua ông nếm trải nhiều cung bậc cảm xúc trong kinh doanh cũng như áp lực dư luận. Khi ông muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước Đông Dương, một tổ chức quốc tế cáo buộc ông chiếm đất, phá rừng Campuchia và Lào. Sau đó bầu Đức đã đưa ra các bằng chứng phản bác.

3. Phạm Thu Hương

Công ty: Vingroup

Thứ hạng 2012: 3

Tài sản 2012: 2.963 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 3.116 tỷ đồng

Bà Phạm Thu Hương hiện là Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup và là vợ ông Phạm Nhật Vượng. So với cuối năm 2012, số chứng khoán tại Vingroup bà Hương sở hữu tăng thêm 12 triệu cổ phiếu VIC do tập đoàn liên tiếp niêm yết bổ sung và tăng vốn.

4. Trần Đình Long

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Tập đoàn Hòa Phát

Thứ hạng 2012: 5

Tài sản 2012: 2.122 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 3.102 tỷ đồng

Ông Trần Đình Long hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG). Số cổ phiếu HPG ông Long đang nắm là hơn 101 triệu. Đóng cửa phiên giao dịch 22/7, HPG chốt giá 30.700 đồng, cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Hòa Phát đạt doanh thu gần 4.000 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ 2012. Nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh và tiết giảm chi phí tài chính, lãi sau thuế của tập đoàn này vẫn đạt 480 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2012.

Tại đại hội thường niên diễn ra đầu năm nay, cổ đông Hòa Phát liên tục chất vấn về khoản nợ khó đòi 264 tỷ đồng liên quan tới bầu Kiên - nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB đã bị bắt vì các sai phạm tài chính. Hòa Phát sau đó lý giải đây là khoản đầu tư góp vốn cho một công ty con của ông Kiên.

5. Nguyễn Hoàng Yến

Công ty: Tập đoàn Masan

Thứ  hạng 2012: 4

Tài sản 2012: 2.221 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 2.112 tỷ đồng

Bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Mansan (Mã CK: MSN). Chưa tính số cổ phiếu ESOP mà Masan vừa phát hành, hiện bà Yến nắm gần 22 triệu cổ phiếu MSN. Đóng cửa phiên 22/7, giá MSN đạt 97.000 đồng một cổ phiếu.

Theo báo cáo quý gần nhất, doanh thu thuần Masan giảm nhẹ so với cùng kỳ 2012, còn gần 1.534 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính giảm mạnh, chi phí quản lý và chi phí bán hàng lại tăng cao khiến lợi nhuận thuần của Masan còn 51,5 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ năm 2012.

Kết quả hoạt động kinh doanh khác đem lại 80 tỷ đồng, nhưng với khoản lỗ gần 15 tỷ đồng đến từ công ty liên kết, cộng với khoản thuế phải nộp lớn khiến lợi nhuận sau thuế của Masan còn hơn 35 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ năm 2012. Đây cũng là khoản lãi thấp nhất của công ty theo quý tính từ thời điểm chính thức niêm yết vào năm 2009.

6. Phạm Thúy Hằng

Công ty: Vingroup

Thứ hạng 2012: 6

Tài sản 2012: 1.979 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 2.081 tỷ đồng

Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán nửa năm qua, gia đình ông Phạm Nhật Vượng một lần nữa lại được nhắc đến. Em vợ ông – bà Phạm Thúy Hằng đứng vị trí thứ 5, tăng một bậc so với cuối năm 2012. Bà Hằng hiện cũng là Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

7. Lê Phước Vũ

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Tôn Hoa Sen

Thứ hạng 2012: 16

Tài sản 2012: 823 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 1.748 tỷ đồng

Ông Lê Phước Vũ hiện là Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG), sở hữu 43 triệu cổ phiếu HSG. Giá cổ phiếu HSG hiện đã tăng hơn hai lần so với đầu năm, đạt 40.800 đồng theo giá đóng cửa ngày 22/7, đưa ông Vũ lần đầu tiên vào danh sách 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.

Lũy kế 9 tháng đầu tiên độ tài chính 2012-2013 (từ 1/10/2012 đến 30/6/2013), doanh thu thuần 9 tháng của Hoa Sen đạt gần 8.553 tỷ đồng, hoàn thành 77,8% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 538,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 34,6%.

Ông Vũ và Tập đoàn Hoa Sen được nhắc tới với nhiều ý kiến trái chiều khi mời chàng trai không chân tay Nick Vujicic tới Việt Nam cuối tháng 5. Đơn vị này đã chi gần 40 tỷ đồng cho sự kiện. Cổ phiếu HSG tăng liên tiếp trong cả tuần Nick ở Việt Nam (cũng là dịp Hoa Sen công bố kết quả kinh doanh tích cực), giúp tài sản của ông Phước tăng 180 tỷ đồng. Ông Vũ sau đó đã giải thích mời Nick vì cảm phục nghị lực của anh và muốn truyền cảm hứng, động lực cho cộng đồng.

8. Hồ Hùng Anh

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013
Công ty: Tập đoàn Masan

Thứ hạng 2012: 7

Tài sản 2012: 1.608

Tài sản hiện tại: 1.529 tỷ đồng

Ông Hồ Hùng Anh hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Số cổ phiếu MSN ông Hùng Anh đang nắm khoảng 16 triệu, chưa tính tới lượng cổ phiếu ESOP mà Masan phát hành gần đây.

9. Hà Văn Thắm

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013
Công ty: Tập đoàn Đại Dương

Thứ hạng 2012: 8

Tài sản 2012: 1.364 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 1.410 tỷ đồng

Ông Hà Văn Thắm hiện là Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, Mã CK: OGC). Số cổ phiếu OGC ông Thắm hiện nắm là trên 133 triệu thông qua Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo do ông làm chủ.

Theo báo cáo tài chính quý I, Tập đoàn Đại Dương (OGC) đạt doanh thu thuần 306,4 tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ 2012. Tuy nhiên chi phí trong kỳ gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đồng loạt tăng mạnh, khiến Tập đoàn Đại Dương lỗ 4,2 tỷ đồng. Quý I năm ngoái, công ty lãi thuần 19,3 tỷ đồng.

Đại Dương gần đây đang mở rộng sang mảng thương mại và bán lẻ, thế mạnh của ông Thắm trước khi đến với ngân hàng, bất động sản. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo kinh doanh trong lĩnh vực này không dễ khi áp lực cạnh tranh ngày một lớn, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các đại gia nước ngoài.

10. Đặng Thành Tâm

DTT-0-1374231580_500x0.jpg
Công ty: Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn
              Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc

Thứ hạng 2012: 13

Tài sản 2012: 897 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 1.097 tỷ đồng

Ông Đặng Thành Tâm sở hữu số lượng lớn cổ phiếu ITA, KBC, SGT và NVB. Nửa năm qua, nhờ ITA và KBC tăng giá 20-30%, tài sản của ông cũng tăng thêm hơn 200 tỷ đồng dù số lượng cổ phiếu không thay đổi. Kết quả này giúp ông trở lại vị trí top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán sau một năm vắng bóng.

Ông từng dẫn đầu danh sách 100 người giàu trên sàn chứng khoán năm 2007 và duy trì thứ hạng trong Top 10 cho tới 2012. Cuối năm ngoái, lần đầu tiên vị đại gia này rớt xuống vị trí 13 do tài sản chứng khoán giảm 36%, xuống còn 897 tỷ đồng. Đây cũng là năm có nhiều sóng gió với cá nhân ông, chị gái và các công ty gia đình.

Kết quả kinh doanh những tháng đầu năm 2013 của 2 công ty ông Tâm làm Chủ tịch là Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC) và Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, Mã CK: SGT) chưa khởi sắc. Tập đoàn Phát triển Đô thị Kinh Bắc lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ quý I tới 55 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất công ty giảm hơn 100 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, xuống còn chưa đầy 44 tỷ đồng.

Còn Saigontel lại đang vướng vào vụ tranh chấp vốn với Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) khiến doanh nghiệp chưa thể lập báo cáo tài chính kiểm toán. Cổ phiếu SGT bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM “tuýt còi” và quyết định hủy niêm yết bắt buộc. Theo báo cáo tài chính công ty mẹ, quý I, Saigontel chỉ lãi sau thuế 492 triệu, doanh thu thuần giảm mạnh và chỉ bằng 23% của cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 4 tỷ đồng. Công ty hiện có vốn chủ sở hữu hơn 408 tỷ đồng.

Tường Vi - Hàn Phi

Lý lịch thiếu gia Minh "Nhựa" (Phạm Trần Nhật Minh - Phó tổng giám đốc công ty TNHH nhựa Long Thành)

Phạm Trần Nhật Minh - Phó tổng giám đốc công ty TNHH nhựa Long Thành được biết đến không chỉ nghề kinh doanh nhựa, mà còn là một đại gia sở hữu nhiều siêu xe, chính là người kế thừa và phát triển nhựa Long Thành.
lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla

Khi chiếc Bugatti Veyron - chiếc xe mơ ước của nhiều tỷ phú thế giới được cho là của Minh “nhựa” xuất hiện trên đường phố, nhiều người mới giật mình bởi độ chịu chơi của doanh nhân trẻ tuổi này. “Ăn đứt” những doanh nhân có chung sở thích về xe như Cường Đôla, Cường Luxury…, Minh “nhựa” là người hiếm hoi không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới có trong tay chiếc siêu xe giá 1,5-1,7 triệu USD.
lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla
Minh “nhựa” tên thật là Phạm Trần Nhật Minh, được biết đến là một đại gia nổi tiếng Sài Gòn với việc sở hữu nhiều siêu xe. Nhưng nhiều người còn bất ngờ hơn khi biết thiếu gia này là CEO của một doanh nghiệp. Hiện tại, Nhật Minh đang đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc điều hành Công ty TNHH Nhựa Long Thành, chịu trách nhiệm quản lý các mảng cung ứng, tài chính kế toán, hành chính nhân sự và sản xuất. Đây là những mảng kinh doanh gần như chủ chốt của doanh nghiệp này. Minh “nhựa” cũng chính là con trai duy nhất của ông Phạm Văn Mười – Tổng giám đốc Công ty Nhựa Long Thành và là người kế thừa để phát triển doanh nghiệp này.

Nổi tiếng với những chiếc xe thuộc hàng “khủng” nhưng không vì thế mà việc kinh doanh của doanh nhân trẻ này bị lép vế. Tại công ty của cha mình, từ thời còn trẻ, Nhật Minh đã được cha tự hào và giao cho nhiều trọng trách. Doanh nhân này cũng nổi tiếng với nhiều phát ngôn khá đình đám. Tuy vậy, vì khá kín tiếng nên hầu hết những thông tin về anh đến nay vẫn là một ẩn số đối với nhiều người. Đặc biệt khi công ty nơi anh làm Phó tổng giám đốc điều hành chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, thì việc Minh “nhựa” nắm bao nhiêu tài sản trong tay vẫn là một bí mật.
Khi nói về đường hướng kinh doanh của công ty, Minh “nhựa” từng nói: “Xét cho cùng, nhựa vẫn chỉ là nhựa, vì vậy chúng tôi luôn khao khát tìm kiếm những ý tưởng mới nhằm cải tiến sản phẩm và dịch vụ cũng như bộ máy vận hành doanh nghiệp. Công ty chúng tôi đã, đang và luôn là một tổ chức học hỏi, sáng tạo không ngừng”.
lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla
Theo tâm niệm của Nhật Minh, trong kinh doanh, có 3 chữ cần phải nằm lòng, đó là Tín làm nền, Định làm nguyên tắc và Tuệ là kim chỉ nam. Trong những lần trả lời phỏng vấn báo giới, Minh “nhựa” cũng không giấu giếm tham vọng của mình là làm thế nào cho ngành nhựa Việt Nam bay cao và bay xa hơn. Anh đánh giá, nhựa là nhu cầu rất thật, song ở Việt Nam, sự phát triển của ngành này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla
Năm 2007, khi còn là quản lý kiêm trợ lý giám đốc của Nhựa Long Thành, Nhật Minh đã trăn trở làm thế nào để đẩy mạnh được việc chăm sóc khách hàng và chăm lo đời sống cho nhân viên. “Người công nhân vất vả, lại thua thiệt về mặt kiến thức, là nhà quản lý tôi sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kiến thức để anh em trong ngôi nhà chung Long Thành tin yêu nhau hơn”, Nhật Minh nói. Như vậy, Minh “nhựa” không những là một doanh nhân có tài mà còn rất có tâm.
lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla
Nói về thú chơi siêu xe, theo Minh “nhựa”, ngoài số tiền lớn bỏ ra thì quan trọng người chơi phải có niềm đam mê và tình yêu thực sự với nó. Minh “nhựa” hiện nắm trong tay những model siêu xe “khủng” nhất thế giới như: Bugatti Veyron, Lamborghini Murcielago LP670-4 SV, Ferrari 485 Italia và mới nhất là Lamborghini Aventador LP700-4, Rolls-Royce Ghost và Rolls-Royce Phantom.

Các mẫu xe dùng trong việc di chuyển hàng ngày của Minh “nhựa” có những tên tuổi như: BMW, Mercedes-Benz hay Mini. Minh “nhựa” hay sử dụng chiếc BMW 650i đời mới nhất để đi làm hoặc giao dịch với đối tác.

Nhật Minh chia sẻ, tuy có tài xế riêng nhưng vị trí thường xuyên anh ngồi lại là… tài xế, vì anh thích lái xe nên tài xế của anh chỉ có nhiệm vụ lái xe đi tìm chỗ đậu khi đến nơi. Nhiều lần, anh còn bị nhầm là tài xế vì mặc quần áo theo phong cách đi chơi, trong khi tài xế của anh lại ăn mặc lịch sự với quần tây, áo sơ mi.

Không giống nhiều người chơi xe khác, trước khi nhập xe về Việt Nam, Minh “nhựa” đều phải sang Mỹ lái thử, khi đã “ưng” thì mới tính chuyện mang về nhà. Nên hầu hết các mẫu xe trong garage của anh đều có xuất xứ từ Mỹ.
lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla
Trong garage của thiếu gia Minh “nhựa”, chiếc Lamborghini Aventador LP700-4 màu cam mới tậu là một trong những chiếc xe “hot” nhất thế giới. Những công nghệ hiện đại và sức mạnh của chiếc xe là điều Minh “nhựa” tâm đắc nhất, không những vậy nó còn sở hữu kiểu dáng rất đẹp, màu sơn nổi bật. Tuy nhiên, chiếc xe để lại ấn tượng cho Minh “nhựa” nhiều nhất lại là chiếc Murcielagio LP670-4 SV, chiếc xe độc nhất tại Việt Nam. Anh cho biết, cảm giác lái chiếc xe này cũng như an toàn của xe vượt trội hơn hẳn những chiếc xe từng chạy trước đó.

lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla
Bugatti Veyron là chiếc xe Minh “nhựa” ít sử dụng nhất bởi khi tham gia giao thông ở Việt Nam, anh gặp không ít khó khăn để có thể kiểm soát hơn 1.000 con ngựa luôn trực chờ sau lưng ghế. Hơn nữa, chi phí để bảo trì bảo dưỡng chiếc xe này cũng rất lớn.

lý lịch Minh Nhựa, thiếu gia Minh Nhựa, bộ sưu tập xe của Minh Nhua, Minh Nhua là ai, công ty TNHH nhựa Long Thành, tiểu sử Phạm Trần Nhật Minh, bạn gái Minh nhựa, Cường đôla
Minh “nhựa” đang có ý định thành lập một địa điểm lý tưởng là nơi tập hợp các tín đồ mê siêu xe và chiêm ngưỡng những chiếc xe của mình. Địa điểm này sẽ hoạt động dưới dạng “Car and Coffee Lounge”, chào đón tất cả mọi người, miễn là có chung một niềm đam mê.

(Trí Thức)

Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân - Con đường sự nghiệp đầy trắc trở

Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê Ân
Khởi nghiệp từ chiếc máy may thuê

Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình đông con ở Quảng Nam. Lê Ân có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Năm 1958, Lê Ân bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm.

Tại đây, Lê Ân mưu sinh bằng cách thuê một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, Và thời đó, quần áo lính thường được cấp phát theo kiểu đổ đống, cái rộng cái chật. Vì thế, cứ mỗi lần lính được cấp quân trang, Lê Ân lại phải may cuống cuồng để kịp có đồ cho khách.

Đại gia Lê Ân năm nay đã 75 tuổi

Hơn năm sau, Lê Ân có đủ tiền mua lại cái máy may đã thuê. Đồng thời, mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình. Sau đó, Lê Ân được một vị khách người Bắc truyền cho nghề may áo vest. Ông đã gom hết vốn liếng, trở về Sài Gòn, thuê một căn nhà trên đường Trần Qúy Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) để mở một tiệm may chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến's Tailor.

Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê ÂnChỉ sau một thời gian ngắn, Chiến's Tailor đã trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn, với phương châm: tốt, đẹp, rẻ và đúng hẹn. Chẳng thế mà không bao lâu sau, Chiến's Tailor trở thành Trung tâm Âu phục thời trang Chiến's Tailor.

Từ đây, Lê Ân bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác như: thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn - Bảy Hiền - Bà Chiểu, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu của người cày có ruộng, công khố phiếu quốc gia...

Tiếp sau đó, Lê Ân dồn toàn bộ vốn liếng thành lập ngân hàng tư nhân. Thế nhưng, ngân hàng của ông chưa kịp kinh doanh có lãi thì Sài Gòn giải phóng. Toàn bộ trái phiếu, công phiếu và chứng từ có giá trị tài sản lớn của chế độ cũ lập tức biến thành... rác.

Sau thất bại này, ông chuyển sang kinh doanh phế liệu thời hậu chiến và hợp tác với một dược sĩ lập một hệ thống thu gom thuốc tây, đặc biệt là các loại thuốc trị bệnh hiếm. Đắt xắt ra miếng, có các loại thuốc đặc trị trong tay, Lê Ân thu được những khoản lãi khổng lồ.

Từ khoản lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy chế biến xà phòng, đồng thời ông thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang. Thế nhưng, mỗi đêm, tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại cho những người đặt cược tương lai mình vào những ngày lênh đênh trên biển. Chính vì hành vi này, Lê Ân bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.

Từng đối mặt với án tử hình

Sau khi ra tù, Lê Ân chịu cú sốc thứ hai khi Nhà nước thực hiện chủ trương cải tạo công thương nghiệp, gia đình ông thuộc thành phần phải đi kinh tế mới.
Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê Ân

Sau thời gian đi kinh tế mới về, Lê Ân mua nhà, lập cửa hàng bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp, mua bán vải tại Chợ Đầm (Nha Trang).

Tuy nhiên, sai lầm là ông giao toàn bộ tài sản được quy đổi thành vàng và hột xoàn cho vợ. Năm 1984, vợ Lê Ân đâm đơn ra tòa ly dị, không chứng minh được tài sản đã giao cho vợ, Lê Ân lại một lần nữa trắng tay.

Ông làm lại cuộc đời bằng một shop buôn bán quần áo thời trang nhỏ tại quận 3, TP.HCM. Sau đó, ông phát triển thành một chuỗi cửa hàng thời trang tại nhiều quận khác trên địa bàn TP.HCM. Có tiền ông lập thêm các hiệu thuốc tây tại khắp các quận 1, 3 và 10.

Khi doanh thu về nhiều hơn, ông thành lập Qũy tín dụng Hòa Hưng, mua đồng rúp và lập thêm nhiều chi nhánh, phát triển thêm ngành nghề kinh doanh vàng. Ngoài ra ông còn là còn có cổ phần lớn tại nhiều ngân hàng lẫn trung tâm tín dụng khác.

Như một quy luật phát triển, Quỹ tín dụng Hòa Hưng được chấp nhận cho phép nâng cấp thành Ngân hàng Cổ phần Đại Nam. Tuy nhiên, tên của ông không có trong hội đồng quản trị.

Sau khi bị loại khỏi cuộc chơi tại Ngân hàng Cổ phần Đại Nam, Lê Ân trở thành tâm điểm của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cổ phần nằm trong khối liên kết mà trước đó ông được bầu làm chủ tịch.

Ông đề xuất sáp nhập Qũy tín dụng Phú Đông và Tín dụng Thống Nhất và được chấp thuận. Việc sáp nhập hai quỹ này chính là tiền thân của Ngân hàng Tân Việt ngày nay.

Sau một thời gian giúp đỡ Quỹ tín dụng Hội Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Lê Ân đã bàn với Qũy tín dụng xin nâng cấp thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB). Ngân hàng chính thức được khai trương tại TP Vũng Tàu vào ngày 9/10/1991.

Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê ÂnTiếp đến Lê Ân lập Công ty Lê Hoàng để triển khai kinh doanh các tài sản thu nợ và VCSB lập dự án du lịch Chí Linh. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không đồng ý cho phép VCSB lập khu du lịch này bởi VCSB không có chức năng du lịch. VCSB đã chuyển toàn bộ dự án kinh doanh khu du lịch Chí Linh cho Công ty Lê Hoàng. Chính từ đây, vận hạn của Lê Ân xuất hiện.

Với hợp đồng chuyển nhượng của VCSB cho Công ty Lê Hoàng, có dư luận nghi ngờ Lê Ân đã lạm quyền khi chi đến 82 tỉ đồng cho Công ty Lê Hoàng (nơi Lê Ân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị).

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã khởi tố vụ án "Cố ý làm trái, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lập ngân hàng huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản, mất khả năng chi trả" đối với ban lãnh đạo của VCSB. Đó là vụ án cực kỳ nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của báo giới lẫn dư luận vào thời điểm đó.

Ngày 11/2/2000, Lê Ân cùng 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB bị bắt nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Ngày 28/5/2001, Lê Ân bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh "Cố ý làm trái", án phạt chung thân với tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và án tử hình với tội danh "Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo". Tổng cộng hình phạt là tử hình. 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB cũng chịu các mức án tù giam khác nhau.

Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội. Lê Ân đã thành công, các tội danh của Lê Ân được giảm xuống thành "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng", với mức phạt tù 12 năm.

Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên Lê Ân được cho ra ở nhà ngoài. Ngày 31/8/2005, Lê Ân được đặc xá ra tù trước thời hạn.

Lấy được 5 bà vợ đều trinh tiết

Vào mỗi một thời điểm trong cuộc đời của vị đại gia này lại có một bóng hồng ở bên cạnh ông. Tuy nhiên, trong 5 bà vợ mà ông tuyên bố là đều trinh tiết khi đến với ông, thì có tới 3 bà vợ phụ bạc ông, bỏ ông mà đi, lừa đảo ông hoặc ngoảnh mặt khi ông gặp sóng gió.

Người vợ đầu tiên của đại gia Lê Ân là bà Lê Thị Ngọc L. (năm nay đã 70 tuổi). Hai người đã có 5 mặt con với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, người vợ này đã làm đơn ly dị, gửi vào tù cho ông ký và lấy hết sạch tài sản của ông.

Người vợ thứ hai là một phụ nữ lai Mỹ, ở với ông Lê Ân được một năm thì đi làm ăn xa và mất tích, để lại cho ông một đứa con trai.

Về sau ông lấy tiếp 2 bà vợ nữa nhưng đều không có con với họ.

Ông lấy người vợ thứ ba tên Th. (khi ấy cô Th. mới 20 tuổi), là một phụ nữ xinh đẹp, có học thức, người gốc Bắc. Đám cưới của hai người diễn ra hoành tráng nổi tiếng ở Sài Gòn lúc đó. Tuy nhiên, chỉ mấy tháng, cô này đã bộc lộ nhiều âm mưu thủ đoạn, trong đó có cả việc uống thuốc ngừa thai để không có con với ông. Cưới nhau chưa đầy 6 tháng, cô này đã ôm toàn bộ tiền vàng của ông bỏ trốn.

Khi thành lập công ty Lê Hoàng, Lê Ân cưới người vợ thứ 4, tên K. Rất tin vợ, ông đặt vợ vào vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Khi Ngân hàng VCSB giữa đường gãy gánh khiến ông lâm vào cảnh tù tội, trách nhiệm điều hành công ty Lê Hoàng được ông giao lại cho người vợ này. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù vì vụ VCSB, người vợ này đã âm thầm cùng "người tình" chuyển giao toàn bộ tài sản lẫn quyền lực của ông cho... chính họ. Và kết cục của cuộc hôn nhân này cũng là việc ly hôn trước tòa.

Và mặc dù đã hứa với lòng rằng “sẽ sống một mình suốt đời”, nhưng số phận khiến xui cho Lê Ân gặp người vợ thứ 5: Cô Mai Thị Mai… Cô là một trí thức trẻ, xinh đẹp. Có số tuổi kém đại gia Lê Ân hơn 50 tuổi.

Ở độ tuổi "xưa nay hiếm", ông Lê Ân cho biết cô Mai Thị Mai sẽ là cuộc hôn nhân cuối cùng của mình.
Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê Ân
Sáng 16/8/2014, đại gia 75 tuổi kí mua chiếc giường Hoàng gia với giá hơn 6 tỷ đồng, sản xuất trong hơn 3 tháng và sẽ vận chuyển bằng đường hàng không về Việt Nam.
Đại gia Lê Ân cho biết: "Giá gốc của chiếc giường cộng chi phí đóng gói, vận chuyển trên 184.000 USD, chưa tính thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu hàng đặc biệt. Khi đưa giường về đến Vũng Tàu, nhà sản xuất cử nghệ nhân từ Vương quốc Anh sang Việt Nam ráp 2 ngày, thời gian bảo hành 25 năm".
Để có được chiếc giường này, ông Ân đã phải nhờ một người bạn "bắt mối" sau đó phải thanh toán trước 50% số tiền ngay sau khi đặt bút ký hợp đồng.
"Qua đàm phán trực tiếp, nơi đóng giường đưa ra phí vận chuyển bằng đường thủy chỉ 2.400 USD nhưng mất 12 tuần. Nhưng tôi chọn phương án đưa giường về Việt Nam bằng đường hàng không qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất ở TP. HCM chỉ mất 2 ngày với phí 9.600 USD", ông Ân chia sẻ.
Được biết, chiếc giường ông Lê Ân tìm mua được tạo ra dựa trên thiết kế cho Hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740.

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger