Showing posts sorted by date for query Đại gia. Sort by relevance Show all posts

“Nồi cơm” gia đình và “nồi cơm” quốc gia

Chính phủ vừa ban hành một nghị quyết miễn Visa cho công dân các nước: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia khi nhập cảnh vào VN.
Động thái này nằm trong một kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, gỡ bỏ rào cản để thúc đẩy tăng trưởng du lịch mà giới đầu tư, kinh doanh khách sạn, du lịch, các hãng hàng không VN chờ đợi từ rất lâu. Bởi lâu nay, phí Visa cao, thủ tục làm visa nhập cảnh vào VN phiền hà đã khiến nhiều người nước ngoài chọn điểm đến du lịch là các nước Thái Lan, Malaysia…thay vì VN. Các con số về lượng khách du lịch vào VN giảm liên tục từ năm 2014 đến nay đã phần nào cho thấy điều này.
Trước đó, theo một phản ánh trên báo chí của một Việt kiều tại Bỉ, nhân viên sứ quán VN tại Bỉ đã lạm thu, gây khó dễ cho chị khi làm Visa đã khiến chị quyết tâm đưa câu chuyện của mình lên báo. Kết quả, sứ quán VN tại Bỉ đã phải trả lại khoản tiền thu thừa và cấp Visa cho chị và gia đình về VN. Tuy nhiên, một điều đáng nói là nhân viên sứ quán đã than phiền với nữ Việt kiều này là chị đã “đập bể nồi cơm” của các nhân viên sứ quán.
Câu chuyện trên thực tế lại phản ánh không chỉ ở sứ quán VN tại Bỉ mà còn ở không ít một số nước mà VN có quan hệ ngoại giao.
Tại các cơ quan đại diện ngoại giao của VN, có không ít nơi, thực tế, nhân viên làm visa cho Việt kiều, cho người nước ngoài tới VN có những khoản thu nhập ngoài lương, phụ cấp chính bằng những việc làm thiếu minh bạch: nhũng nhiễu, không công khai phí làm visa…Nên việc bỏ visa với nhiều quốc gia lớn ở Châu Âu, châu Mỹ, Nam Á…thực tế là một cuộc đấu tranh để “đập bề nồi cơm” của các cá nhân để cho “nồi cơm quốc gia” to hơn.
Một tính toán chi tiết của nhóm chuyên gia về du lịch ở Diễn đàn Doanh nghiệp VN giữa kỳ ngày 9.6 vừa qua tại Hà Nội cho thấy, nếu bỏ Visa cho một số nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Newzeland thì sẽ có thêm khoảng 160.000 lượt khách tới VN. VN có thể giảm 11 triệu USD lệ phí thị thực nhưng ngành du lịch, khách sạn lại tăng thu 200 triệu USD (tính trung bình một du khách tiêu 102 USD/ngày).

(Thế mà hội nhân viên sứ quán đua nhau làm nick ảo, lên mạng kêu: bỏ Visa thì IS sẽ tràn vào VN. Các anh chị dọa người kinh quá đấy ạ)
Nhưng không chỉ ngành du lịch, hiện nay, trong quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ, theo tổ công tác liên ngành, đang xuất hiện những trở lực như một số bộ, ngành vẫn dự thảo ra những thông tư, chính sách làm phát sinh thêm thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho DN.
Ví dụ mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo thông tư kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các loại thực phẩm xuất nhập khẩu- một thông tư mà nhiều DN, hiệp hội DN phản ứng vì trái Luật An toàn thực phẩm, buộc DN phải “thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” tại Cục An toàn thực phẩm hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố được chỉ định.
Hay Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp-phát triển nông thôn đưa ra quy định kiểm dịch với cả gỗ dăm xuất khẩu…với lệ phí thu có những lô hàng lên tới hàng chục triệu đồng. Những chính sách như vậy, được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ngược dòng cải cách, chỉ bảo vệ cho lợi ích ngành, cho người thu phí
Những câu chuyện khác nhau nhưng đều có chung một vấn đề: khi tổ chức, cá nhân ra sức bảo vệ “nồi cơm” của gia đình mình, của bộ, ngành mình thì “nồi cơm” của quốc gia sẽ bé lại. Và chỉ khi, người ta đập vỡ những “nồi cơm” cục bộ của các cá nhân, của một ngành nào đó, làm cho lợi ích quốc gia lớn lên, tự khắc, mỗi cá nhân cũng sẽ tìm thấy lợi ích của mình trong “nồi cơm” lớn ấy.
Mạnh Quân

Chuyện ở Hồng Công

Chuyện ở Hồng Công

Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì.
Chương trình giáo dục các nước châu Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, tùy theo từng là thuộc địa/ảnh hưởng của nước nào, như ở Trung Quốc, Singapore, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan là giáo dục hệ Anh quốc, các nước Đông Dương là hệ Pháp, còn Indo, Philippines là hệ Tây Ban Nha, Hà Lan...Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” không thích hợp lắm, vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2 thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là quốc gia da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này.
Thấy giáo dục Nhật quá hay, năm 1968, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Công sang tham khảo chương trình giáo dục của Nhật và áp dụng cho nước mình. Và chỉ đúng 1 thế hệ học sinh ra trường, bốn quốc gia trên trở thành 4 con rồng châu Á. Còn lại cả 50-60 chục nước châu Á khác thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là TINH THẦN TỰ LẬP, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là phải thoát được tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp của người châu Á mấy ngàn năm. Dân tộc nào hội đủ 3 tính cách này, dân tộc đó sẽ trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức mang nhà máy xí nghiệp việc làm đến nơi khác để người ta làm cho mình. Ở bất cứ xã hội nào, một người bình thường muốn trở thành ông chủ lớn, cũng phải tích lũy đủ 3 tính cách trên, không thể khác được.
Phillipines lại chọn cách xây dựng một hệ thống giáo dục cực kỳ thực tế theo hướng khác. Từ lớp 1, học sinh Phi được học tất cả các môn bằng tiếng Anh, theo sách giáo khoa của Mỹ và Tây Ban Nha. Mục đích của cách đào tạo này là “to get a good job” tức là hướng đến tìm việc làm tốt sau khi ra trường. Khi hỏi “học để làm gì”, phần lớn sinh viên ở Phi họ sẽ trả lời là “để xin việc”, còn nếu ở Hàn, ở Nhật, ở Sing, ở Đài Loan, ở Hồng Công, các bạn trẻ sẽ nói “học để biết làm việc, để quản lý, để mở cơ ngơi làm ăn”. Ở Phi, có khái niệm “việc làm ngon” trong khi ở Nhật Bản và 4 con rồng châu Á, người ta chỉ nói “việc làm”. Ở Phi, người ta cũng có khái niệm “a pretty degree” tức “bằng cấp đẹp”. Năm 2009, 8.6 triệu người Phi với đủ thứ bằng cấp đẹp trên tay, rải đơn đi xin việc khắp nơi và họ có mặt ở 214 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Arab Saudia, Malaysia, Singapore, Nhật, Canada, Hồng Công, Anh, Úc, Mỹ…mỗi năm gửi về nước 17-18 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2008), chiếm hơn 10% GDP của nước này.
Ở Phillipines, ông chủ các nhà máy phần lớn là người gốc Hoa (Phúc Kiến/Quảng), vốn chiếm khoảng ¼ dân số (đa số là người lai hoặc có tổ tiên là người Hoa, còn người gốc Hoa thuần chiếm rất ít, 1.6% dân số/2008) vì người Hoa có đặc tính là thích sản xuất, thích làm chủ. Người Phi gốc mang đặc trưng của cư dân Nam Dương Vạn Đảo, da ngăm đen, mũi to, mắt đo, tóc xoăn, ngực nở, nhìn rất đẹp, được trời phú cho khả năng hát ca hơn người. Các viện đào tạo ca sĩ và nhạc công, vũ công trên đất Phi nhiều vô kể. Nếu bạn vô mấy khách sạn 5 sao ở các thành phố lớn khắp thế giới, sẽ thấy thường trực những ban nhạc người Phi chơi cực kỳ hay. Tạo hóa cũng ban cho người Phi khả năng ngôn ngữ tuyệt vời, nên họ nói tiếng Anh hay nhất châu Á, do cấu tạo dây thanh quản trong cổ họng của họ giống người da trắng nhất. Người Phi tận dụng thế mạnh này và đào tạo ra giáo viên tiếng Anh xuất khẩu khắp nơi. Các trung tâm ngoại ngữ lớn ở châu Á đều có mặt các giáo viên người Phi. Ở Phi, công nghệ bằng cấp cực kỳ đa dạng. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau, nên dân chúng Phi thường có bằng cấp rất tốt. Họ cũng xuất khẩu bằng cấp cho các nước thích sở hữu bằng. Quốc gia hơn trăm triệu dân này có tới 2200 trường cao đẳng đại học, đến nỗi tiếp tân khách sạn cũng có bằng thạc sĩ MBA, còn tiến sĩ thì đào tạo cho cả thế giới với hệ mở rộng, chỉ cần qua đó bảo vệ là xong, họ chấp nhận bảo vệ dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, ví dụ người Cambodia muốn có bằng tiến sĩ, có thể bảo vệ thông qua 1 phiên dịch.
Ở Phi, có 2 nghề họ cũng xuất khẩu rất tốt là giúp việc nhà và y tá. Nếu bạn đến chữa bệnh ở Singapore ví dụ ở bệnh viện Raffle, phần lớn các y tá đến từ quốc gia vạn đảo này. Họ dẻo dai, làm việc cực nhọc cỡ nào cũng chịu được, lại vui vẻ yêu đời. Có lần Tony đến thăm nhà anh Stephen ở Hồng Công (anh Stephen là người Hồng Công nhưng có nhà máy sản xuất áo mùa đông (fur coat) tới mấy ngàn công nhân ở Quảng Châu, khoảng cách gần nên anh đi đi về về), Tony thấy mấy cô giúp việc người Phi rất xinh đẹp nhưng hay xao nhãng. Cứ bị chủ mắng thì xõa tóc đứng khóc, nhưng đâu 1 tiếng đồng hồ thì hết, vui vẻ trở lại, vừa lau nhà vừa hát vang bài “my heart will go on” và mơ đến chàng Jack đẹp trai hào hóa của bộ phim Titanic. Hát đến khi ông chủ nhà bực quá, nói “Please don’t sing any more, I have a headache” thì họ cười hí hí, nói “ok sir”. Trăm cô như một.
Đàn ông Phi thì thường làm việc ở các nhà máy hay nông trại do các ông chủ từ Nhật, 4 con rồng châu Á sang đầu tư. Vì về mặt địa lý, Phi gần như trung tâm. Từ Seoul, từ Tokyo hay Đài Bắc, Singapore cũng chỉ 2-3 tiếng bay là tới. Các công ty đa quốc gia cũng đặt nhà máy tại đây, vì giá lao động rẻ và tiếng Anh giỏi. Đàn ông Phi còn được xuất khẩu lao động sang Nhật, Sing, Hàn để làm các công việc nặng nhọc như xây dựng, trèo tường lau cao ốc, chặt cây xanh, thông cống đường sá, cho sư tử ăn trong sở thú…,những nghề nguy hiểm mà người bản xứ sợ chết hẻm chịu làm. Họ làm việc khá chăm chỉ và kỷ luật, nghiêm túc, kiếm những đồng lương ít ỏi gửi về quê.
Lúc còn làm việc ở Hồng Công, một buổi tối nọ, Tony lang thang ra khu vực gần IFC chơi (IFC là trung tâm tài chính, int’l financial center), thấy cảnh sát giăng dây, các con phố tấp nập xe cộ hàng ngày trở thành phố đi bộ. Tony chen lấn vô coi, thấy hàng ngàn các cô giúp việc người Phi được các ông chủ cho tài xế chở đến, thả xuống, cho tự do chơi tới khuya thì đi tàu điện ngầm về nhà. Đây là buổi họp chợ 1 tuần 1 lần của cộng đồng người Phi, tối thứ 7 nào cũng vậy.Tony thấy các cô trải bạt ra ngồi, rồi gọt xoài xanh, cóc, ổi chấm muối ớt, vừa ăn vừa kể chuyện chủ nhà tao thế này, con gái con trai bà chủ nhà tao thế kia, nhà máy của ông chủ tao thế nọ,… Thấy toàn món chua, nước bọt tuôn trào ào ạt, Tony sà xuống xin mấy cổ, nói thèm quá thèm quá. Mấy cổ hỏi ủa mày là người Hồng Công sao lại thèm xoài xanh muối ớt, mày phải húp canh gà rong biển chứ? Mà sao mày nói tiếng Anh giỏi vậy? Nhiều cô bu lại coi, xì xầm chỉ trỏ bàn tán nói ủa họ ở Hồng Công cả chục năm rồi, trừ Tứ Đại Thiên Vương như Lê Minh Quách Phú Thành Lưu Đức Hoa, tụi tao chưa thấy ai cao to đẹp trai như mày. Tony nói hẻm có, tao người Việt Nam. Ở Việt Nam, thế hệ tao ai cũng nói tiếng Anh như gió và đẹp đẽ thanh tú giỏi giang hết cả. Họ cười tít mắt, nói vậy hả, bữa nào để dành tiền qua Việt Nam chơi, đặng kiếm chồng. Cô nào cũng vừa nhai xoài, vừa mơ về những chàng Jack “made in Vietnam” hào hoa phong nhã. Đong đưa qua lại một hồi, Tony thấy mấy cổ phủi đít đứng lên, nói tụi em giờ phải về chứ khuya quá sợ ông chủ mắng…
 TONY BUỔI SÁNG

Đại gia nào kiếm tiền và mất tiền nhiều nhất năm 2014?

Hãng tin CNBC dẫn một báo cáo của Wealth-X cho biết, danh hiệu mất tiền nhiều nhất trong giới tỷ phú năm nay thuộc về một “đại gia” Nga...

Sau đây là 5 tỷ phú có giá trị tài sản tăng mạnh nhất năm 2014:

1.  Jack Ma
Đại gia, Kiếm tiền nhiều nhất, giàu nhất, kiếm tiền ít nhất, Jack Ma, người giàu nhất thế giới, who is Jack Ma

Quốc gia: Trung Quốc
Lĩnh vực: Bán lẻ trực tuyến
Công ty: Alibaba
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 10,7 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 29,2 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 18,5 tỷ USD, +173%
2. Warren Buffett

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Đa lĩnh vực
Công ty: Berkshire Hathaway
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 59,1 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 72,6 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 13,5 tỷ USD, +23%
3. Bill Gates

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Công nghệ
Công ty: Microsoft
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 72,6 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 83,1 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 10,5 tỷ USD, +14%
4. Mark Zuckerberg

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Mạng xã hội
Công ty: Facebook
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 24,7 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 33,1 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 8,4 tỷ USD, +34%
4. Patrick Drahi

Quốc gia: Pháp
Lĩnh vực: Viễn thông
Công ty: Altice
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 7,8 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 12,9 tỷ USD
Mức tăng tài sản: 5,1 tỷ USD, +65%
Còn sau đây là 5 tỷ phú có giá trị tài sản giảm mạnh nhất năm 2014:

1. Leonid Mikhelson

Quốc gia: Nga
Lĩnh vực: Năng lượng
Công ty: Novatek
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 17 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 10 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 7 tỷ USD, -41%
2. Masayoshi Son

Quốc gia: Nhật Bản
Lĩnh vực: Công nghệ
Công ty: Softbank
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 19,1 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 13,2 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,9 tỷ USD, -31%
3. Lui Chee Woo

Quốc gia/vùng lãnh thổ: Hồng Kông (Trung Quốc)
Lĩnh vực: Sòng bạc
Công ty: Galaxy Entertainment
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 19,6 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 14,1 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,5 tỷ USD, -28%
4. Jeff Bezos

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Bán lẻ trực tuyến
Công ty: Amazon.com
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 34,4 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 28,9 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,5 tỷ USD, -16%
5. Sheldon Adelson

Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Sòng bạc
Công ty: Las Vegas Sands
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2013: 35,3 tỷ USD
Giá trị tài sản ròng vào tháng 12/2014: 30,1 tỷ USD
Mức giảm tài sản: 5,2 tỷ USD, -15%
DIỆP VŨ

Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân - Con đường sự nghiệp đầy trắc trở

Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê Ân
Khởi nghiệp từ chiếc máy may thuê

Ông Lê Ân sinh năm 1938, là con thứ 5 trong một gia đình đông con ở Quảng Nam. Lê Ân có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Năm 1958, Lê Ân bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm.

Tại đây, Lê Ân mưu sinh bằng cách thuê một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, Và thời đó, quần áo lính thường được cấp phát theo kiểu đổ đống, cái rộng cái chật. Vì thế, cứ mỗi lần lính được cấp quân trang, Lê Ân lại phải may cuống cuồng để kịp có đồ cho khách.

Đại gia Lê Ân năm nay đã 75 tuổi

Hơn năm sau, Lê Ân có đủ tiền mua lại cái máy may đã thuê. Đồng thời, mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình. Sau đó, Lê Ân được một vị khách người Bắc truyền cho nghề may áo vest. Ông đã gom hết vốn liếng, trở về Sài Gòn, thuê một căn nhà trên đường Trần Qúy Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) để mở một tiệm may chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến's Tailor.

Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê ÂnChỉ sau một thời gian ngắn, Chiến's Tailor đã trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn, với phương châm: tốt, đẹp, rẻ và đúng hẹn. Chẳng thế mà không bao lâu sau, Chiến's Tailor trở thành Trung tâm Âu phục thời trang Chiến's Tailor.

Từ đây, Lê Ân bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác như: thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt chạy tuyến đường Sài Gòn - Bảy Hiền - Bà Chiểu, thành lập công ty kinh doanh địa ốc, mua trái phiếu của người cày có ruộng, công khố phiếu quốc gia...

Tiếp sau đó, Lê Ân dồn toàn bộ vốn liếng thành lập ngân hàng tư nhân. Thế nhưng, ngân hàng của ông chưa kịp kinh doanh có lãi thì Sài Gòn giải phóng. Toàn bộ trái phiếu, công phiếu và chứng từ có giá trị tài sản lớn của chế độ cũ lập tức biến thành... rác.

Sau thất bại này, ông chuyển sang kinh doanh phế liệu thời hậu chiến và hợp tác với một dược sĩ lập một hệ thống thu gom thuốc tây, đặc biệt là các loại thuốc trị bệnh hiếm. Đắt xắt ra miếng, có các loại thuốc đặc trị trong tay, Lê Ân thu được những khoản lãi khổng lồ.

Từ khoản lợi nhuận này, ông tiếp tục đầu tư xưởng sản xuất xe đạp và nhà máy chế biến xà phòng, đồng thời ông thành lập tiệm vàng Chiến Thành với giấy phép kinh doanh là gia công vàng nữ trang. Thế nhưng, mỗi đêm, tiệm vàng Chiến Thành lại âm thầm phân kim hàng chục lượng vàng từ nhiều nguồn khác nhau để bán lại cho những người đặt cược tương lai mình vào những ngày lênh đênh trên biển. Chính vì hành vi này, Lê Ân bị bắt và phải đi cải tạo một thời gian.

Từng đối mặt với án tử hình

Sau khi ra tù, Lê Ân chịu cú sốc thứ hai khi Nhà nước thực hiện chủ trương cải tạo công thương nghiệp, gia đình ông thuộc thành phần phải đi kinh tế mới.
Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê Ân

Sau thời gian đi kinh tế mới về, Lê Ân mua nhà, lập cửa hàng bán phụ tùng, sản xuất khung xe đạp, mua bán vải tại Chợ Đầm (Nha Trang).

Tuy nhiên, sai lầm là ông giao toàn bộ tài sản được quy đổi thành vàng và hột xoàn cho vợ. Năm 1984, vợ Lê Ân đâm đơn ra tòa ly dị, không chứng minh được tài sản đã giao cho vợ, Lê Ân lại một lần nữa trắng tay.

Ông làm lại cuộc đời bằng một shop buôn bán quần áo thời trang nhỏ tại quận 3, TP.HCM. Sau đó, ông phát triển thành một chuỗi cửa hàng thời trang tại nhiều quận khác trên địa bàn TP.HCM. Có tiền ông lập thêm các hiệu thuốc tây tại khắp các quận 1, 3 và 10.

Khi doanh thu về nhiều hơn, ông thành lập Qũy tín dụng Hòa Hưng, mua đồng rúp và lập thêm nhiều chi nhánh, phát triển thêm ngành nghề kinh doanh vàng. Ngoài ra ông còn là còn có cổ phần lớn tại nhiều ngân hàng lẫn trung tâm tín dụng khác.

Như một quy luật phát triển, Quỹ tín dụng Hòa Hưng được chấp nhận cho phép nâng cấp thành Ngân hàng Cổ phần Đại Nam. Tuy nhiên, tên của ông không có trong hội đồng quản trị.

Sau khi bị loại khỏi cuộc chơi tại Ngân hàng Cổ phần Đại Nam, Lê Ân trở thành tâm điểm của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cổ phần nằm trong khối liên kết mà trước đó ông được bầu làm chủ tịch.

Ông đề xuất sáp nhập Qũy tín dụng Phú Đông và Tín dụng Thống Nhất và được chấp thuận. Việc sáp nhập hai quỹ này chính là tiền thân của Ngân hàng Tân Việt ngày nay.

Sau một thời gian giúp đỡ Quỹ tín dụng Hội Phụ nữ Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo, Lê Ân đã bàn với Qũy tín dụng xin nâng cấp thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB). Ngân hàng chính thức được khai trương tại TP Vũng Tàu vào ngày 9/10/1991.

Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê ÂnTiếp đến Lê Ân lập Công ty Lê Hoàng để triển khai kinh doanh các tài sản thu nợ và VCSB lập dự án du lịch Chí Linh. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước không đồng ý cho phép VCSB lập khu du lịch này bởi VCSB không có chức năng du lịch. VCSB đã chuyển toàn bộ dự án kinh doanh khu du lịch Chí Linh cho Công ty Lê Hoàng. Chính từ đây, vận hạn của Lê Ân xuất hiện.

Với hợp đồng chuyển nhượng của VCSB cho Công ty Lê Hoàng, có dư luận nghi ngờ Lê Ân đã lạm quyền khi chi đến 82 tỉ đồng cho Công ty Lê Hoàng (nơi Lê Ân làm Chủ tịch Hội đồng quản trị).

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã khởi tố vụ án "Cố ý làm trái, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lập ngân hàng huy động vốn nhằm chiếm đoạt tài sản, mất khả năng chi trả" đối với ban lãnh đạo của VCSB. Đó là vụ án cực kỳ nghiêm trọng, thu hút sự quan tâm của báo giới lẫn dư luận vào thời điểm đó.

Ngày 11/2/2000, Lê Ân cùng 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB bị bắt nhằm phục vụ cho công tác điều tra. Ngày 28/5/2001, Lê Ân bị tuyên phạt 20 năm tù giam với tội danh "Cố ý làm trái", án phạt chung thân với tội danh "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và án tử hình với tội danh "Lập ngân hàng huy động vốn để lừa đảo". Tổng cộng hình phạt là tử hình. 6 thành viên trong Ban lãnh đạo VCSB cũng chịu các mức án tù giam khác nhau.

Lê Ân làm đơn kháng cáo và giao nộp toàn bộ các chứng từ của VCSB cho cơ quan điều tra để chứng minh mình vô tội. Lê Ân đã thành công, các tội danh của Lê Ân được giảm xuống thành "Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng", với mức phạt tù 12 năm.

Trong thời gian thụ án, do cải tạo tốt nên Lê Ân được cho ra ở nhà ngoài. Ngày 31/8/2005, Lê Ân được đặc xá ra tù trước thời hạn.

Lấy được 5 bà vợ đều trinh tiết

Vào mỗi một thời điểm trong cuộc đời của vị đại gia này lại có một bóng hồng ở bên cạnh ông. Tuy nhiên, trong 5 bà vợ mà ông tuyên bố là đều trinh tiết khi đến với ông, thì có tới 3 bà vợ phụ bạc ông, bỏ ông mà đi, lừa đảo ông hoặc ngoảnh mặt khi ông gặp sóng gió.

Người vợ đầu tiên của đại gia Lê Ân là bà Lê Thị Ngọc L. (năm nay đã 70 tuổi). Hai người đã có 5 mặt con với nhau. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù, người vợ này đã làm đơn ly dị, gửi vào tù cho ông ký và lấy hết sạch tài sản của ông.

Người vợ thứ hai là một phụ nữ lai Mỹ, ở với ông Lê Ân được một năm thì đi làm ăn xa và mất tích, để lại cho ông một đứa con trai.

Về sau ông lấy tiếp 2 bà vợ nữa nhưng đều không có con với họ.

Ông lấy người vợ thứ ba tên Th. (khi ấy cô Th. mới 20 tuổi), là một phụ nữ xinh đẹp, có học thức, người gốc Bắc. Đám cưới của hai người diễn ra hoành tráng nổi tiếng ở Sài Gòn lúc đó. Tuy nhiên, chỉ mấy tháng, cô này đã bộc lộ nhiều âm mưu thủ đoạn, trong đó có cả việc uống thuốc ngừa thai để không có con với ông. Cưới nhau chưa đầy 6 tháng, cô này đã ôm toàn bộ tiền vàng của ông bỏ trốn.

Khi thành lập công ty Lê Hoàng, Lê Ân cưới người vợ thứ 4, tên K. Rất tin vợ, ông đặt vợ vào vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Khi Ngân hàng VCSB giữa đường gãy gánh khiến ông lâm vào cảnh tù tội, trách nhiệm điều hành công ty Lê Hoàng được ông giao lại cho người vợ này. Tuy nhiên, trong thời gian ông ở tù vì vụ VCSB, người vợ này đã âm thầm cùng "người tình" chuyển giao toàn bộ tài sản lẫn quyền lực của ông cho... chính họ. Và kết cục của cuộc hôn nhân này cũng là việc ly hôn trước tòa.

Và mặc dù đã hứa với lòng rằng “sẽ sống một mình suốt đời”, nhưng số phận khiến xui cho Lê Ân gặp người vợ thứ 5: Cô Mai Thị Mai… Cô là một trí thức trẻ, xinh đẹp. Có số tuổi kém đại gia Lê Ân hơn 50 tuổi.

Ở độ tuổi "xưa nay hiếm", ông Lê Ân cho biết cô Mai Thị Mai sẽ là cuộc hôn nhân cuối cùng của mình.
Đại Gia Lê Ân, Tiểu Sử Đại Gia Lê Ân, Lê Ân Vũng Tàu, Lê Ân là ai, Lê Ân Chí Linh Vung tau, Who is Le An, Lê Ân sự nghiệp, Khởi nghiệp của đại gia Lê Ân
Sáng 16/8/2014, đại gia 75 tuổi kí mua chiếc giường Hoàng gia với giá hơn 6 tỷ đồng, sản xuất trong hơn 3 tháng và sẽ vận chuyển bằng đường hàng không về Việt Nam.
Đại gia Lê Ân cho biết: "Giá gốc của chiếc giường cộng chi phí đóng gói, vận chuyển trên 184.000 USD, chưa tính thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu hàng đặc biệt. Khi đưa giường về đến Vũng Tàu, nhà sản xuất cử nghệ nhân từ Vương quốc Anh sang Việt Nam ráp 2 ngày, thời gian bảo hành 25 năm".
Để có được chiếc giường này, ông Ân đã phải nhờ một người bạn "bắt mối" sau đó phải thanh toán trước 50% số tiền ngay sau khi đặt bút ký hợp đồng.
"Qua đàm phán trực tiếp, nơi đóng giường đưa ra phí vận chuyển bằng đường thủy chỉ 2.400 USD nhưng mất 12 tuần. Nhưng tôi chọn phương án đưa giường về Việt Nam bằng đường hàng không qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất ở TP. HCM chỉ mất 2 ngày với phí 9.600 USD", ông Ân chia sẻ.
Được biết, chiếc giường ông Lê Ân tìm mua được tạo ra dựa trên thiết kế cho Hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740.

Từ ngày 20-1-2015, Kinh doanh qua mạng xã hội phải đăng ký với Bộ Công Thương

(TBKTSG Online) - Từ ngày 20-1-2015, các mạng xã hội có hoạt động trưng bày, mua bán sản phẩm/dịch vụ sẽ phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Ngày 5-12, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 47/2014/TT-BCT, có hiệu lực từ ngày 20-1-2015, đưa ra một số quy định mới về quản lý website thương mại điện tử (TMĐT).

Bộ Công Thương cho biết, Thông tư 47 nhằm bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư 12 và hướng dẫn Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT được Chính phủ ban hành ngày 16-5-2013.

Theo nội dung Thông tư 47, các mạng xã hội (MXH) có cho phép người tham gia mở các gian hàng trưng bày, mua bán sản phẩm/dịch vụ sẽ phải đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT. Thương nhân, tổ chức thiết lập MXH sẽ phải thực hiện các trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh online, thủ tục đăng kí mạng xã hội, bán hàng online, cấm bán hàng online trái phép, Bộ Công Thương

Các mạng xã hội có hoạt động bán hàng sẽ phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn TMĐT
Trước đây, việc quản lý các website TMĐT vẫn chưa đề cập đến hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trên các MXH tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nhận xét của một số doanh nghiệp, sẽ khó áp dụng quy định này đối với MXH nước ngoài (giống như Facebook) vì các công ty này đều đặt máy chủ ở nước ngoài, chưa đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam…

Đồng thời, Thông tư 47 cũng loại trừ nghĩa vụ thông báo và đăng ký theo quy định của Nghị định 52 đối với các website TMĐT chuyên ngành. Cụ thể, quy định thông báo và đăng ký sẽ không áp dụng đối với các website hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm; website mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; website cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng. Các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với lĩnh vực hoạt động của những website kể trên sẽ quản lý website chuyên ngành.

Cũng theo thông tư này, các chủ sàn giao dịch TMĐT sẽ phải chịu trách nhiệm ngăn chặn và loại bỏ khỏi sàn TMĐT những thông tin về hàng giả, hàng nhái, các mặt hàng cấm kinh doanh hoặc hạn chế kinh doanh… Ngay khi nhận được phản ánh về hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu… chủ sàn TMĐT phải xử lý thông tin đăng tải trên website của mình bằng các cơ chế lọc tin tự động hoặc các biện pháp kỹ thuật. Ngoài ra, chủ sàn phải yêu cầu người bán (mở gian hàng) phải cung cấp giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.

Thông tư 47 quy định rõ về đối tượng, điều kiện kinh doanh các mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Trên các website TMĐT phải công bố giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ đó. Đồng thời, các website TMĐT sẽ không được bán các loại hàng hóa hạn chế kinh doanh theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác.

Luật Doanh nghiệp 2014 mở rộng quyền tự do kinh doanh

(TBKTSG) - Luật Doanh nghiệp (LDN 2014) và Luật Đầu tư (LĐT 2014) vừa được Quốc hội thông qua ngày 26-11-2014, sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2015, thay thế cho LDN và LĐT hiện hành. Tinh thần toát lên hai luật mới này là sự thừa nhận và tôn trọng quyền tự do kinh doanh, trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp.
Luật doanh nghiệp 2014, Luật doanh nghiệp full Pdf, Luật Doanh nghiệp 2014 Dowload, Luật Kinh doanh, Luật thương mại

Quyền tự do kinh doanh: Từ Hiến Pháp đến LDN 2014 và LĐT 2014

Hiến pháp 2013 đã thừa nhận quyền tự do kinh doanh là quyền con người và là một trong những quyền cơ bản của công dân. Hơn nữa, không quy định chung chung như Hiến pháp 1992 là công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, điều 33 của Hiến pháp 2013 nói rõ rằng “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Quy định này hàm chứa hai ý quan trọng: (i) Mọi người có quyền tự do kinh doanh; và (ii) Giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi, muốn cấm cái gì thì Nhà nước phải công bố minh thị.

Ngành nghề cấm kinh doanh: Điều cấm đã được nói rõ

Luật Doanh nghiệp hiện hành không nêu các ngành nghề cấm kinh doanh. Thay vào đó, điều 30 LĐT hiện hành cấm đầu tư trong các lĩnh vực gây phương hại đến (i) quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng; (ii) di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; (iii) sức khỏe nhân dân, hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường; và (iv) các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm. Vấn đề là không dễ xác định phạm vi của các lĩnh vực cấm đầu tư, vậy nên, về bản chất, không thể xác định được giới hạn cấm.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn thay đổi trong LDN 2014. Điều 7 về quyền của doanh nghiệp trong LDN 2014 minh thị rằng doanh nghiệp được “tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”.

Vậy luật cấm gì? Điều 6 LĐT 2014 cấm đầu tư kinh doanh trong sáu ngành nghề sau: kinh doanh ma túy; kinh doanh hóa chất, khoáng vật cấm; kinh doanh động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên; kinh doanh mại dâm; mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người và các hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Để làm rõ hơn giới hạn cấm này, trong phụ lục 1 và 2, LĐT 2014 còn liệt kê chi tiết danh mục chất ma túy, danh mục động, thực vật, khoáng vật cấm kinh doanh đầu tư. Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, có lẽ đây là lần đầu tiên một văn bản luật nhưng lại có các phụ lục quy định chi tiết và tỉ mỉ như vậy.

Đăng ký kinh doanh: Không cần ghi ngành nghề

Điều 9, LDN hiện hành quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ “hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKDN). Điều luật này trói buộc doanh nghiệp trong những ngành nghề mà Nhà nước nghĩ ra, liệt kê ra và cho phép doanh nghiệp đăng ký. Suy cho cùng, đó là sự ban phát quyền kinh doanh từ Nhà nước.

Tuy nhiên, một khi giới hạn cấm kinh doanh đã được làm sáng tỏ, việc liệt kê ngành nghề kinh doanh, với ý nghĩa xác định quyền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ trở nên vô nghĩa.
Trong LDN 2014, ngành nghề kinh doanh không còn là một nội dung trong GCNĐKDN nữa. Theo điều 29 của luật mới này, GCNĐKDN sẽ chỉ còn bốn nội dung: tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; thông tin về người đại diện theo pháp luật và thành viên công ty; và vốn điều lệ.

Đứng ở góc độ điều hành, doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng xem công việc mình đang làm có phù hợp với ngành nghề đã đăng hay không, hoặc hợp đồng sẽ hoặc đã ký có bị đối tác kiện ra tòa yêu cầu tuyên vô hiệu với lý do nội dung công việc không nằm trong phạm vi ngành nghề đăng ký hay không.

Nhà nước: nhà đầu tư trong sân chơi chung theo luật chơi chung

Theo điều 88, LDN 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Các doanh nghiệp này sẽ được thành lập theo mô hình công ty TNHH một thành viên và tuân thủ các quy định trong LDN 2014 về công ty TNHH một thành viên, trừ một số quy định đặc thù về quản lý vốn, bổ nhiệm nhân sự và công bố thông tin. Khi Nhà nước không nắm 100% vốn điều lệ trong công ty thì công ty đó sẽ được thành lập và vận hành theo mô hình công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần, Nhà nước khi đó cũng sẽ là thành viên hoặc cổ đông như các thành viên hoặc cổ đông khác và phải tuân thủ điều lệ công ty và LDN 2014 như một nhà đầu tư bất kỳ nào.

Con dấu: sự cởi trói cần thiết trong môi trường kỹ thuật số

Con dấu đã từng được ví là “ngọc tỷ” trong doanh nghiệp, không một giấy tờ nào được thừa nhận và tôn trọng khi không có đo đỏ con dấu đóng lên. Ai nắm con dấu người đó có thể kiểm soát toàn bộ công ty thậm chí làm cho cả một công ty ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh khi mà những giao dịch được thực hiện qua những cái click chuột, thì con dấu dần mất vai trò của mình. Theo điều 44, LDN 2014, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu cũng như việc quản lý, sử dụng và lưu giữ nó.

Với quy định này, cơ quan công an sẽ không còn quyền vào doanh nghiệp để kiểm tra việc sử dụng dấu hoặc doanh nghiệp cũng không mất thời gian và chi phí lên xuống cơ quan công an để khắc dấu hoặc bị phạt khi lỡ làm mất con dấu. Cũng có thể hình ảnh cô văn thư cần mẫn cặm cụi đóng dấu trên những chồng hồ sơ cao ngất sẽ dần mờ nhạt đi cùng với thời gian vì cũng theo điều 44 này, “con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng con dấu”.

Xin lỗi, anh không phải là người đại diện duy nhất

LDN 2014 có khá nhiều thay đổi về mặt quản trị công ty, trong đó có thay đổi về người đại diện theo pháp luật. Luật lần này cho phép các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ được quy định trong điều lệ công ty (điều 13)

Thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến mô hình tổ chức và quản trị công ty nhưng theo hướng quản trị công ty hiện đại. Mỗi giám đốc - người đại diện theo pháp luật của công ty - khi đó sẽ có quyền đại diện cho công ty trong phạm vi quyền hạn họ được trao. Và một khi họ thực hiện đúng thẩm quyền của mình, mọi hành động của họ sẽ ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp.
Để có thể thích ứng được với quy định mới, doanh nghiệp sẽ buộc phải phân định rõ quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật, đồng thời, đối tác sẽ phải tìm hiểu tư cách và thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật trước khi quyết định làm ăn với doanh nghiệp.

Vẫn có những lo lắng

Theo thông lệ, LDN 2014 sẽ được các cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành. Câu hỏi đặt ra là tinh thần cải cách của LDN 2014 sẽ được tiếp nối thế nào trong các văn bản hướng dẫn, khi mà LDN 2014 vẫn có những vùng xám tạo dư địa cho cả sự cải cách lẫn sự kìm hãm. Ví dụ như yêu cầu về việc buộc người đăng ký doanh nghiệp phải nộp lý lịch tư pháp cho cơ quan đăng ký kinh doanh; quy định doanh nghiệp được quyền kiện cơ quan đăng ký kinh doanh khi từ chối tên dự kiến của doanh nghiệp; quy định Chính phủ quy định chi tiết về con dấu...

(*) Công ty Luật Phuoc & Partners

Giảm tỷ lệ cổ đông hiện diện và thông qua quyết định trong kỳ họp

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, đối với công ty TNHH hai thành viên, cuộc họp Hội đồng thành viên (HĐTV) sẽ được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ(1), trong khi đó, tỷ lệ này là 75% theo Luật Doanh nghiệp hiện hành(2). Tỷ lệ để quyết định của HĐTV được thông qua vẫn là phải có sự đồng ý của đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp, hoặc ít nhất 75% đối với những quyết định quan trọng như bán tài sản có giá trị lớn; sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, giải thể công ty(3). Tuy nhiên, trong trường hợp công ty lấy ý kiến bằng văn bản, quyết định sẽ được thông qua khi được số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ chấp thuận - tỷ lệ này theo Luật Doanh nghiệp hiện hành là 75%(4). Quy định mới dường như khuyến khích việc thông qua quyết định của HĐTV bằng văn bản.

Đối với công ty cổ phần, các thay đổi này càng sâu sắc hơn và gần với thông lệ trong các công ty cổ phần trên thế giới. Tỷ lệ cổ đông tối thiểu cần thiết phải có mặt cho các cuộc họp lần đầu của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bây giờ chỉ là quá bán (51% tổng số cổ phiếu biểu quyết), so với 65% như Luật Doanh nghiệp hiện hành. Nếu cuộc họp lần đầu không thể diễn ra, cuộc họp lần thứ hai sẽ hợp lệ khi có mặt số cổ đông đại diện cho ít nhất 33% tổng số cổ phiếu biểu quyết trong khi tỷ lệ này theo quy định hiện nay là 51%. Thêm vào đó, tỷ lệ phiếu đồng ý cần thiết để quyết định trong cuộc họp ĐHĐCĐ được thông qua cũng được hạ xuống tương ứng (chỉ cần 51% thay vì 65% như hiện nay, trừ một số vấn đề đặc biệt), tỷ lệ này giảm xuống đáng kể khi biểu quyết bằng văn bản: 51% so với 75% như hiện nay.

Ngoài ra, LDN 2014 còn trao thêm cho doanh nghiệp quyền chọn lựa mô hình tổ chức phù hợp. Đồng thời, chính thức thừa nhận vai trò của thành viên độc lập trong HĐQT. Đây có thể là cách luật cân bằng quyền quyết định của cổ đông lớn và sự minh bạch trong hoạt động của công ty để bảo vệ cổ đông nhỏ.


(1) Điều 59 Luật Doanh nghiệp 2014

(2) Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2005

(3) Điều 52.(3) Luật Doanh nghiệp 2005 và điều 60.(3) Luật Doanh nghiệp 2014

(4) Điều 52.3 Luật Doanh nghiệp 2014

Dân Việt ở Nga: Tiền bốc hơi từng giờ

Tác giả: Báo Dân Việt – 5 Dec 2014

Suy thoái kinh tế ở Nga lần này được ví như một cơn dư chấn kéo dài, tác động sâu sắc và nhiều mặt đối với cộng đồng người Việt trên toàn nước Nga.
Quan Hệ Việt Nga, Tổng thống Putin, Dân Việt sống ở Nga, Nga đang suy thoái

Điêu đứng vì tiền đô tăng giá

Trong gần 1/3 thế kỷ làm ăn và sinh sống tại Liên bang Nga, người Việt đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, dâu bể. Sau 5 năm vật vã trong nền kinh tế thị trường Nga vừa được khai sinh (1992), khi chưa kịp hoàn hồn với đợt kiểm tra thu gom hàng hóa kinh hoàng trong chiến dịch phong tỏa năm 1994, thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998 đã khiến cộng đồng người Việt gần như đến chỗ trắng tay.

Và sự suy thoái kinh tế ở Nga lần này cũng được ví như một cơn dư chấn kéo dài, tác động sâu sắc và nhiều mặt đối với cộng đồng người Việt trên toàn cõi nước Nga.

Nói đến người Việt ở Nga là nói đến kinh tế chợ. Mảng kinh doanh truyền thống và chủ đạo của người Việt là buôn bán hàng vải. Người Việt đảm nhận vai trò phân phối mặt hàng này từ thời các thương xá hình thành, đến khi chợ Vòm phát triển và trong 5 năm qua tại các chợ bán buôn đầu mối Liublino, Xadovod và ở các thành phố lớn như Volgagrat, Kazan, Xvedlov, Krasnodar, Piachigorxk…

Mặc dù hệ thống siêu thị Nga phát triển với tốc độ chóng mặt, mặc dù các chủ chợ bán lẻ cho thuê quầy bán hàng với giá rất cao nhưng do chủ động đáp ứng các mặt hàng của người tiêu dùng Nga, cộng với kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm, đại đa số các cửa hàng Việt đều làm ăn có lãi, tuy không cao bằng thời chợ Vòm còn tồn tại. Một thói quen và đồng thời là sự tính toán, cân đối trong kinh doanh, mọi thu chi, giao nhận hàng hóa, người Việt đều quy ra tỷ giá đồng đô la Mỹ.

Vào đầu tháng 7, tháng buôn bán khó khăn nhất, khi tỷ giá đô la biến động chút ít, giá hàng hóa bằng rúp cũng có sự xê dịch phù hợp, hầu như thu nhập của người Việt cũng vẫn có sự đảm bảo.

Nhưng mấy tháng gần đây, đặc biệt là từ trung tuần tháng 11.2014, đồng rúp mất giá từng ngày, thậm chí từng giờ từ 37 rúp/đô la; sau đó là 40, 41, 42, 45, 47, 50, 54 rúp/đô la làm cho việc kinh doanh của người Việt gần như đình trệ. Càng buôn bán, tính ra đô la càng lỗ. Nhiều chủ hàng lớn, từ đầu mùa hè đã chi ra một khoản tiền lớn để đặt hàng từ Trung Quốc, trong khi tính ra giá đô la ở thời điểm này, cộng với hàng tồn kho không bán được, họ đã gánh một khoản lỗ rất nặng.

Kinh doanh nông nghiệp sẽ lên ngôi?

Trong lúc đó, lượng khách hàng giảm đi rõ rệt, phần thì đồng lương của người Nga càng eo hẹp, phần thì họ chú trọng hơn vào thực phẩm và nhu cầu cuộc sống hàng ngày, nên giảm sự chi tiêu cho quần áo. Hàng ngàn quầy hàng của chợ Liublino hầu như chưa bao giờ trống chỗ, nhất là các dẫy hàng quần bò, giày dép là những mặt hàng bán chạy, thế nhưng những ngày này, lác đác đã có những quầy bỏ trống.

Do châu Âu cấm vận, hàng hóa thực phẩm nước ngoài vào Nga giảm hẳn, trong lúc này, chính quyền Nga đề ra khẩu hiệu phát huy nội lực, tăng cường sản xuất thực phẩm nội địa. Trong lĩnh vực này, người Việt tham gia không đáng kể. Một vài chủ người Việt ở Volgagrat, ngoại ô Mátxcơva có đất canh tác và có điều kiện nhà kính ấm áp, trại chăn nuôi, thì có thể trồng rau mùa đông, nuôi gia súc. Còn các chủ trồng rau ruộng thì công nhân không thể canh tác vào mùa đông băng giá, nên chỉ cho công nhân làm công cho các chủ nước ngoài trong các trang trại của họ.

Vào mùa hè, khách du lịch sang Nga đông, các công ty du lịch Việt đã phát huy hết công suất đưa đón khách từ trong nước sang và khách Nga về. Nhưng từ đầu mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, khách Việt sang Nga chậm lại, còn khách Nga sang nghỉ ở Việt Nam đang thưa đi do thu nhập của họ giảm đi rõ rệt.

Một mặt, nước Nga đang phải đối đầu với sự suy thoái, nhưng mặt khác, chính quyền Nga khuyến cáo người dân về sự ổn định tương đối từ đầu năm cho đến giữa năm 2015, bất chấp giá dầu giảm sụt. Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, trong những giai đoạn nước Nga khó khăn nhất, là lúc người Việt phát huy hết khả năng sáng tạo và tiềm năng kinh doanh của mình.

Một số chủ hàng có thâm niên trên thương trường nhận định rằng, khoảng đầu năm sau, nguồn dự trữ hàng hóa của Nga sẽ cạn, hàng giá rẻ lên ngôi. Hàng giá rẻ sẽ phù hợp với túi tiền người nghèo ở Nga, thị phần mà người Việt chiếm ưu thế nhất. Nếu các xưởng may kiên trì bám trụ, nhằm vào đối tượng này, sẽ duy trì và phát triển được thế mạnh của mình. Hơn nữa, khi qua mùa đông, các chủ trang trại sẽ thâm canh ngắn hạn, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm rất lớn của người Nga.

Thành ngữ Việt Nam có câu, “nước nổi thì bèo nổi”; tình hình nước Nga nếu biển đổi tích cực, thì cộng đồng người Việt sẽ làm ăn ổn định.

Không bán được hàng, hậu quả người Việt gánh chịu là tạo nên một dây chuyền nợ nần lẫn nhau. Không hiếm trường hợp một số chủ hàng lớn và chủ hàng nhỏ đã “bùng tiền”, ôm một đống tiền hoặc một đống hàng rồi bỏ trốn. Các cơ quan chức năng Nga và Sứ quán đã nhận được nhiều đơn từ về loại tội phạm kiểu này.

Nga chính thức thừa nhận suy thoái

Bộ Phát triển kinh tế Nga ngày 2.12, đã điều chỉnh dự báo GDP trong năm 2015 từ mức tăng trưởng 1,2% giảm xuống mức 0,8%. Đây là lần đầu tiên, Chính phủ Nga thừa nhận rằng nước này có khả năng sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, do tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như sự sụt giảm giá dầu xuất khẩu của nước này.

Đồng rúp rớt giá mạnh cũng làm dấy lên lo ngại lạm phát tăng ảnh hưởng tới chi tiêu. Trong một sắc lệnh được Tổng thống Putin ký ngày 2.12, lương công chức ở văn phòng tổng thống, chính phủ cùng các cơ quan công quyền khác sẽ không được chỉnh sửa theo sự lạm phát trong năm 2015

Chặng đường từ "con nông dân" đến chủ tịch Viettin Bank - Huỳnh Văn Thắng

Xuất thân từ nông dân, sếp trẻ Vietinbank đã và đang khẳng định được vai trò của mình tại ngân hàng tỷ đô.
Huỳnh Văn Thắng, Lý lịch Huỳnh Văn Thắng, chủ tịch Viettin bank, Huynh van Thang la ai, Chủ tịch Viettin bank và gia đình, Huynh Van Thang, Tài sản của ông Huỳnh Văn Thắng
Chủ tịch “nông dân”
Cuối tháng 4 vừa qua, thị trường ngân hàng dồn sự chú ý tới ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), khi vị "thuyền trưởng" nổi tiếng Phạm Huy Hùng chuẩn bị nghỉ hưu. Chính vì vậy, người thay thế ông Hùng rất được dư luận quan tâm. Người giữ “ghế nóng” thay ông Hùng là Nguyễn Văn Thắng, trước đó là Tổng giám đốc Vietinbank (được bổ nhiệm từ năm 2011).

Ngoài 3 năm kinh nghiệm điều hành Vietinbank ở cương vị Tổng giám đốc, ông Thắng đã trải qua 18 năm cống hiến cho Vietinbank ở nhiều vị trí khác nhau. Năm 1996, một năm sau khi ra trường, ông Thắng bắt đầu ở vị trí cán bộ kinh doanh đối ngoại Chi nhánh Ba Đình. Sau đó, ông trải qua nhiều vị trí khác như Phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp lớn; giám đốc chi nhánh Hà Nội,… trước khi đảm nhận những vai trò quan trọng như Tổng giám đốc hay Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Huỳnh Văn Thắng, Lý lịch Huỳnh Văn Thắng, chủ tịch Viettin bank, Huynh van Thang la ai, Chủ tịch Viettin bank và gia đình, Huynh Van Thang, Tài sản của ông Huỳnh Văn Thắng
Ông Thắng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank trong một ngày cuối tháng 4 năm nay ở tuổi 41, tuổi rất trẻ với một sếp lớn ngân hàng. Vị chủ tịch trẻ tuổi của Vietinbank trở thành người quản lý khối tài sản tỷ đô từ gốc gác nhà nông.

Theo lý lịch, cha ông đã qua đời, mẹ ông làm nông nghiệp. Ông có nhiều anh chị em và hầu hết công việc của họ đều gắn liền với mảnh ruộng, con trâu. Vượt qua những khó khăn của một gia đình nông dân ngoại thành Hà Nội, ông Thắng sớm lấy được tấm bằng cử nhân Đại học Ngoại ngữ Hà Nội và Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. Sau đó, ông chinh phục tấm bằng tiến sỹ tại Học viện Tài chính.

Nhân viên Vietinbank có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nhất hệ thống trong quý 2.
Nhân viên Vietinbank có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nhất hệ thống trong quý 2.
Sau nhiều kết quả đạt được, ông Thắng đã được Ngân hàng Nhà nước và cổ đông tin tưởng trao cho chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinbank. Ngay khi chưa “ngồi ấm chỗ”, ông Thắng đã vạch ra cho bản thân và cho Hội đồng quản trị những nhiệm vụ quan trọng.

Tại lễ công bố quyết định công tác cán bộ quản lý cấp cao tại VietinBank với sự chứng kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, ông Thắng đã tiết lộ 7 mục tiêu đột phá của Vietinbank.
Huỳnh Văn Thắng, Lý lịch Huỳnh Văn Thắng, chủ tịch Viettin bank, Huynh van Thang la ai, Chủ tịch Viettin bank và gia đình, Huynh Van Thang, Tài sản của ông Huỳnh Văn Thắng

Vietinbank dưới “thời” chủ tịch Thắng
Là lãnh đạo cấp cao nhưng ông Thắng vẫn dành nhiều thời gian để chia sẻ nghiệp vụ. Trong mục Nghiên cứu - Trao đổi của Vietinbank, ông Thắng thường xuyên đóng góp nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao.

Sau khi trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietinabank, ông Thắng đã có bài chia sẻ hữu ích về quản lý tài sản cố định tại ngân hàng thương mại, Kinh nghiệm từ Ngân hàng Australia về mở rộng mạng lưới và quản trị rủi ro và Nâng cao chất lượng dịch vụ kiều hối tại ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, điều cổ đông quan tâm tới tân Chủ tịch nhất chính là hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Nhậm chức từ cuối tháng 4 nên tính trong quý 2, ông Thắng chỉ có 2 tháng thể hiện.

Báo cáo tài chính quý 2 và 6 tháng đầu năm của Vietinbank khiến dư luận giật mình, vì nợ xấu tăng vọt trong khi lợi nhuận lại giảm nhẹ. Tuy nhiên, hai chỉ tiêu này không thể hiện toàn bộ bộ mặt hoạt động của Vietinbank. Vietinbank giảm lãi chủ yếu là do mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Trên thực tế, bản báo cáo của Vietinbank vẫn có khá nhiều điểm sáng. Trong đó, tổng tài sản có tốc độ tăng trưởng dương. Cụ thể, tổng tài sản Vietinbank tại thời điểm cuối quý 2 đạt 597,6 nghìn tỷ, tăng 3,7% so với đầu năm. Nguồn vốn huy động tăng 3,6%, dư nợ tín dụng tăng 0,45%. Lợi nhuận trước thuế lũy kế 6 tháng đã đạt được 53,2% kế hoạch.

Giảm lãi nhưng so với những ngân hàng niêm yết, Vietinbank vẫn là ngân hàng có lợi nhuận sau thuế lớn nhất trong 6 tháng đầu năm. Khả năng thanh toán của Vietinbank khá tốt khi tỷ lệ huy động khách hàng/cho vay khách hàng cao hơn 100%. Hiện vốn hóa thị trường của Vietinbank đạt 54.734 tỷ đồng, tương đương hơn 2,5 tỷ USD, chỉ đứng sau Vietcombank.

Công ty chứng khoán CTS cho biết, theo phương pháp định giá so sánh nhiều chỉ số, giá trị hợp lý của cổ phiếu CTG là 17.300/CP. Với thị giá hiện tại hơn 14.500 đồng/CP, CTS tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư “Nắm giữ” cổ phiếu này.

Một thành công nữa của ông Thắng không thể không nhắc đến chính là ổn định lương thưởng và nhân sự. Mức thu nhập bình quân tại Vietinbank luôn nằm trong top cao. Và đội ngũ nhân sự Vietinbank đã chứng minh họ là những người làm việc hiệu quả.

Tại thời điểm 30/6, ngân hàng Vietinbank có 18.803 nhân viên. Trung bình mỗi nhân viên của ngân hàng nhận mức thù lao 16,08 triệu đồng/người/tháng. Với lợi nhuận sau thuế đạt 1.954 tỷ đồng, mỗi người lao động kiếm 103,92 triệu đồng. Mỗi đồng lương của từng người lao động tạo ra 150.187 đồng.

Ông Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1973, là Tiến sĩ Kinh tế.

Ông bắt đầu công tác tại Vietinbank từ năm 1996 đến nay và kinh qua nhiều vị trí khác nhau, trong đó có chức vụ Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng.
Học hàm, học vị:
Cử nhân Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng, chuyên ngành Tín dụng, hệ Cao đẳng (1991 - 1995);
Cử nhân, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, chuyên ngành Tiếng Anh, Tại chức (1993 - 1996);
Cử nhân Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, chuyên ngành Tài chính - Tín dụng, Tại chức (1999-2000);
Thạc sỹ, Học viện Ngân hàng Hà Nội, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng (2002 - 2005);
Tiến sỹ Kinh tế Học viện Tài chính Hà Nội, chuyên ngành Tài chính - Lưu thông tiền tệ (2007 - 2013);
Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011 -2013).

Một số hình ảnh về Gia Lai Team - Quảng bá hình ảnh chủ quyền Việt Nam trên đất Mĩ

Trong những ngày qua, hình ảnh đoàn siêu xe mang tên Gia Lai Team dán bản đồ Việt Nam, trong đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện bằng hai trái tim, chạy qua nhiều thành phố trên đất Mỹ đã gây ấn tượng mạnh và tạo sự tò mò, thích thú với giới yêu xe trong nước. Chia sẻ với Zing.vn, anh Hồ Quang Vinh, trưởng nhóm Gia Lai Team cho biết, nhóm tham gia hành trình siêu xe goldRush Rally lần này đều là những người anh em thân thiết, có chung niềm đam mê siêu xe và tình yêu dạt dào đối với quê hương Việt Nam, dù tất cả đều đang sinh sống và làm ăn trên đất Mỹ.
Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team
Đoàn xe của Gia Lai Team tham gia sự kiện GoldRush Rally gồm 10 xe, với tổng cộng 25 thành viên tham dự. Những chiếc xe của nhóm bao gồm: Lamborghini Aventador, Lamborghini Gallardo, hai chiếc Ferrari 458 Italia, Ferrari 458 Spider, Audi R8, Nissan GT-R, Ferrari 599, Maserati Ghibli và Range Rover làm nhiệm vụ hậu cần. Trong đó, anh Vinh là người điều khiển siêu xe Lamborghini Aventador. 

Những thành viên của Gia Lai Team trong hành trình goldRush Rally. Anh Vinh cũng cho biết thêm, sau khi nghe thông tin Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng lãnh hải của Việt Nam, anh cùng những người bạn trong Gia Lai Team đã quyết định trang trí những chiếc siêu xe của mình bằng hình ảnh bản đồ Việt Nam, trong đó thể hiện rõ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Theo anh Vinh, hình ảnh này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân ở những nơi đoàn xe đi qua. “Rất nhiều người quan tâm đến những hình ảnh này và bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam trước hành động ngang ngược của Trung Quốc. Bên cạnh đó, những người không biết ý nghĩa của Hoàng Sa, Trường Sa đều được đoàn xe giải thích rõ ràng và sau đó đã thể hiện sự ủng hộ rất cao”, anh Vinh chia sẻ thêm. Cách trang trí xe của Gia Lai Team nhằm mục đích quảng bá chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

 Trong hành trình này, Gia Lai Team đã nhận được giải thưởng “The Biggest Team” của ban tổ chức goldRush Rally, nhờ vào số lượng xe nhiều, hình ảnh ý nghĩa và hoạt động đoàn kết, có tổ chức. Anh Vinh cũng hy vọng những hình ảnh đẹp này sẽ giúp ích phần nào cho việc quảng bá hình ảnh của con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế, đồng thời tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau hành trình này, Gia Lai Team dự định sẽ tổ chức riêng một hành trình siêu xe nữa trên đất Mỹ vào khoảng cuối tháng 11. Anh Vinh cho biết, nhóm có thể sẽ mời thêm những người bạn ở Việt Nam qua tham dự vào hành trình siêu xe riêng của Gia Lai Team. “Với niềm đam mê siêu xe, Gia Lai Team tham gia hành trình goldRush Rally đã học được khá nhiều điều từ cách tổ chức, và sẽ thực hiện riêng một hành trình, phù hợp hơn với Gia Lai Team vào dịp cuối năm nay”, anh Vinh chia sẻ. Trưởng nhóm Gia Lai Team chính là một người con của vùng đất Gia Lai, hiện đang là một doanh nhân thành đạt trên đất Mỹ. Anh Vinh chia sẻ, hiện tại bố mẹ anh đang sinh sống ở Gia Lai, nên anh vẫn thường xuyên về thăm quê hương và gặp gỡ những người anh em có cùng sở thích chơi siêu xe. 

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team
Sang Mỹ từ những năm 1990, anh Vinh cùng với một người bạn là Tony Triệu đã phát triển sự nghiệp kinh doanh thành công với hệ thống tiệm chăm sóc sắc đẹp, trong đó nổi bật nhất là chuỗi trung tâm Anthony Vince Nail Spa và Venetian Nail Spa. Hiện tại trong bộ sưu tập xe của anh Vinh tại Mỹ có những cái tên nổi tiếng như Lamborghini Aventador, Ferrari 458 Italia, Ferrari F430 Spider...  Anh Hồ Quang Vinh (ngoài cùng bên phải) cùng các thành viên Gia Lai Team chụp hình lưu niệm bên ngoài Nhà Trắng.

 Anh Vinh cũng cho biết, anh và doanh nhân nổi tiếng Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) là những người anh em thân thiết, chơi với nhau từ khi còn sinh sống ở Gia Lai. Trong hành trình goldRush Rally vừa qua, Cường Đô la do bận công việc đã không thể tham dự hành trình cùng với nhóm Gia Lai Team. Tuy nhiên, trong hành trình do Gia Lai Team tự tổ chức vào cuối năm nay, đại gia trẻ này nhiều khả năng sẽ tham dự.

Cuộc diễu hành siêu xe thường niên tại Mỹ - GoldRush Rally, diễn ra từ 31.5 đến ngày 7.6 - có sự góp mặt của những chiếc siêu xe đến từ đội Gia Lai Team Việt Nam, mang hình bản đồ Việt Nam cùng với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cách điệu hình trái tim quảng bá cả hành trình. 

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team
10 chiếc xe siêu sang tên tuổi của Gia Lai Team tham gia GoldRush Rally, bao gồm Lamborghini Aventador, Nissan GT-R R35, Audi R8, Ferrari 458 Italia, Ferrari 458 Spider, Range Rover Sport, Maserati Ghibli và Maserati Quattroforte. Theo một thành viên trong đoàn, trong 100 chiếc tham dự năm nay, Gia Lai Team góp mặt 10 chiếc. 
Cuộc diễu hành có hai chặng, hành trình từ Las Vegas đi qua Denver, Chicago, Cleveland, DC và kết thúc tại New York. Gia Lai Team tham gia hành trình trong chặng 2, bắt đầu từ Chicago. 
Trước đó - trong cuộc đua hồi năm 2010, chiếc Lamborghini Murcielago mang biển số 81K-8888 của Gia Lai cũng xuất hiện tại lễ hội siêu xe này. 

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team

Gia Lai Team, Gia Lai Team Infomation, Gia Lai Team member, Gia Lai Team Car, About Gia Lai Team, Thông tin về Gia Lai Team
(Theo Facebook Gia Lai Team, GoldRush Rally)

Ông Trần Đình Long kiếm thêm 100 tỷ sau phiên giao dịch 9/6/2014

BizLIVE - Ngày người anh “làm ăn” Nguyễn Đức Kiên nghe tòa tuyên mức án phạt 30 năm tù và 75 tỷ đồng cũng là ngày thị trường chứng khoán nổi sóng, nhiều đại gia theo đó cũng “lượm” những khoản kha khá trong đó có ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG).
Giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã tăng 1.000 đồng, tương đương 2% từ mức 50.000 đồng/cp lên 51.000 đồng/cp trong ngày 9/6.
Trần Đình Long, Tài sản Trần Đình Long, Trần Đình Long 2014, Trần Đình Long và bầu kiên, cổ phiếu Hòa Phát


Với việc đang nắm giữ 101,059 triệu cổ phiếu HPG thì hôm qua Chủ tịch Hòa Phát đã “kiếm” được 102 tỷ đồng, nâng tổng tài sản trên sàn chứng khoán từ mức  5.052 tỷ đồng lên 5.154 tỷ đồng chỉ sau 1 phiên giao dịch.

Với khối tài sản nói trên thì ông Long vẫn yên vị ở vị trí thứ ba trên bảng xếp những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Người hưởng đậm nhất trong phiên ngày hôm qua không ai khác chính là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup.

Trần Đình Long, Tài sản Trần Đình Long, Trần Đình Long 2014, Trần Đình Long và bầu kiên, cổ phiếu Hòa Phát
Diễn biến giá cổ phiếu trong ngày 9/6
Dù cổ phiếu VIC phiên qua chỉ tăng 1,5% nhưng với tỷ lệ nắm giữ lên tới 284,622 triệu cổ phiếu giúp ông Vượng “bỏ túi” khoản 285 tỷ đồng chỉ trong 1 phiên giao dịch.

Theo đó, giá cổ phiếu VIC đã tăng từ 65.000 đồng/cp lên 66.000 đồng/cp sau ngày hôm qua. Tài sản của lãnh đạo Vingroup đã tăng từ 18.500 tỷ đồng lên mức 18.785 tỷ đồng. Và chắc chắn ngôi vị quán quân top “đại gia” trên sàn vẫn chưa đối thủ nào qua mặt được ông Vượng.

Cùng nằm trong top3 nhưng “bầu” Đức chỉ thu về 63 tỷ đồng trong phiên ngày 9/6 bởi giá cổ phiếu HAG chỉ tăng giá 0,8%.

Cụ thể, cổ phiếu của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã tăng từ 23.800 đồng/cp lên mức 24.000 đồng/cp trong phiên hôm qua. Với việc đang nắm 311,605 triệu cổ phiếu, tài sản của ông Đức theo đó tăng từ 7.416 tỷ lên 7.479 tỷ đồng và vẫn là “á quân” trong top.

Tuy nhiên không phải “đại gia” nào cũng gia tăng “tài khoản” chứng khoán trong phiên đầu tuần (9/6), một số cổ phiếu đã đi ngược thị trường khiến “chủ nhân” của nó hao hụt đáng kể tài sản.

Đứng đầu trong nhóm này là bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên HĐQT Tập đoàn Masan. Dù  không phải là cổ phiếu điều chỉnh mạnh (-0,5%) nhưng với lượng cổ phiếu sở hữu là 21,779 triệu cổ phiếu đã khiến tài sản của bà Yến “bốc hơi” 10 tỷ đồng.

Cụ thể, giá MSN đã điều chỉnh từ 97.500 đồng/cp xuống còn 97.000 đồng/cp trong phiên hôm qua. Tài sản của bà Yến theo đó giảm từ 2.123 tỷ còn 2.113 tỷ đồng.

Tương tự, tài sản của ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch Masan Group cũng sụt giảm do giá cổ phiếu MSN giảm. Với hơn 15,76 triệu cổ phiếu nắm giữ, tài sản ông Anh giảm từ 1.537 tỷ còn 1.529 tỷ tức là đã giảm 8 tỷ đồng…

Bài toán khó. Kinh doanh gì để thoát nghèo ở Sài Gòn???

Tôi đã mất hàng năm trời suy nghĩ kinh doanh cà phê hay môi giới bất động sản? Nghề môi giới có vẻ phù hợp với tôi vì vốn ít, nhưng lại thấy mặc cảm với việc sẽ bị xã hội gọi là "cò đất". (Lê Minh)
Tôi sinh ra ở một tỉnh lẻ,  nhà có điều kiện bình thường. Tới Sài Gòn và thi đậu Đại học Kinh tế năm 2002, do không được định hướng và bản thân chưa biết mình thích gì, mạnh yếu ở điểm nào, nên tôi chỉ biết đăng ký vào một ngành nghe tên có vẻ “kêu kêu” và học.
Bí quyết kinh doanh, thoát nghèo ở Sài Gòn, kinh doanh ở sài gòn, dân SÀI gÒN kinh doanh gì, làm giàu ở thành phố

Mọi thứ cứ tiếp diễn một cách bình thường, tôi học rồi ra trường với tấm bằng trung bình khá, kỹ năng yếu, trình độ tiếng Anh kém.

Sau khi ra trường 4 tháng, tôi cưới vợ, vốn là mối tình đầu thời đại học. Tôi cũng xin vào làm nhân viên kinh doanh cho một công ty. Vào làm được khoảng 3 tháng thì công ty gần như phá sản, nhân viên nghỉ việc gần hết, tôi cũng nghỉ luôn.

Trong thời gian này vợ tôi mang thai và ở nhà. Cuộc sống đi thuê nhà ở thành phố với chúng tôi lúc đó khá vất vả. Năm 2007 là thời điểm thị trường chứng khoán rất sôi động, người người lao vào đầu tư với hy vọng làm giàu nhanh, trong số đó có tôi.

Tôi lao vào đầu tư mà gần như không biết gì về tài chính, vừa làm vừa mò mẫm, hỏi những người đi trước tại sàn. Lúc được lúc mất, tôi đã bắt đầu hiểu thế nào là đầu tư và bắt đầu nghiện nó.

Bỏ đi làm và ngồi bám sàn cả ngày, tôi đã vay ngân hàng 100 triệu để đầu tư.  Mặc dù nghiện chứng khoán nhưng thực ra tôi vẫn gần như một tay mơ, ra quyết định hoàn toàn theo cảm tính. Và điều gì đến đã đến, do không hiểu biết tôi đã đầu tư vào đúng lúc thị trường lên đỉnh nên khi thị trường lao dốc tôi đã lãnh đủ cho sự ngờ nghệch của mình.

Tôi thua lỗ tới 70% vốn đi vay. Với hoàn cảnh lúc đó, tôi đã phải xin bán đất ở quê để trả nợ ngân hàng. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh mẹ tôi một lần đạp xe mang tiền xuống xã để nộp tiền lãi vay ngân hàng cho tôi. Thật đau đớn, xót xa và xấu hổ.

Sau vụ đó, tôi lại xin làm nhân viên kinh doanh cho một số công ty, nhưng cũng không làm được bao lâu vì tôi khó hòa nhập, cộng thêm bản tính lúc nào cũng muốn làm chủ, muốn giàu nhanh, không muốn làm thuê cho ai.

Trong thời gian đó tôi vẫn còn chút tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán và tự đứng ra kinh doanh riêng trong hai lĩnh vực. Cho đến giờ tôi chỉ còn kinh doanh trong một lĩnh vực tại một cửa hàng và với một nhân viên bán hàng duy nhất. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí, mỗi tháng tôi chỉ còn dư khoảng 6 triệu đồng. Và đó cũng là nguồn thu nhập duy nhất của tôi lúc này.

Hiện giờ đa số bạn bè cùng lớp đã ổn định, trong khi tôi vẫn đang lông bông chưa có định hướng rõ ràng. Sau 7 năm ra trường, tôi có kinh nghiệm đi làm nhân viên kinh doanh tổng cộng ở 6 công ty với chỉ khoảng 7 tháng làm việc. Hiện tại và nhiều thời gian trước nữa, tôi cứ ngồi ở các quán cà phê suy nghĩ về hướng đi, về nghề nghiệp phù hợp với bản thân để có thể định hướng rõ ràng và hành động thay đổi thực sự.

Nhưng đã hàng năm trời trôi qua, ngày này qua ngày khác, tôi vẫn luẩn quẩn ở các quán cà phê cả ngày để suy nghĩ mà vẫn chưa quyết đoán tìm được hướng đi nghề nghiệp phù hợp cho mình. Giờ đây tôi vẫn đắn đo suy tính nên kinh doanh cà phê hay môi giới bất động sản? Nghề môi giới bất động sản phù hợp với tôi vì vốn ít, nhưng tôi lại mặc cảm với việc sẽ bị xã hội gọi là "cò đất".

Tôi cũng muốn đi chuyên sâu về nghề sales (học cao học) hay học tiếng Anh để sau này làm giáo viên cho các trung tâm (mặc dù hiện tại trình độ tiếng Anh của tôi đang rất tệ). Tôi muốn mình thực sự giỏi chuyên môn một nghề nào đó để trở thành nghề nghiệp chính đảm bảo cuộc sống.

Tôi đang rất bế tắc, thiếu quyết đoán, và có lẽ tôi đang phải trả giá vì điều đó và ngày càng tụt hậu lại so với bạn bè cùng trang lứa. Rất mong bạn đọc cho tôi những lời khuyên để tôi có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn này và có thể sớm tạo dựng được công việc ổn định lo cho gia đình.
Theo: http://kinhdoanh.vnexpress.net/

Grant Cardone - Làm gì để thành triệu phú tuổi 30?

Người giàu dùng nợ làm đòn bẩy đầu tư và gia tăng dòng tiền. Còn người nghèo dùng nợ để mua những thứ làm cho người giàu càng giàu thêm.
Grant Cardone là triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ với ba công ty trị giá hàng triệu USD. Ông đã viết nhiều cuốn sách nằm trong top bán chạy của New York Times. Cardone cũng dẫn chương trình radio tên Cardone Zone, được coi là “Chuyên gia bán hàng hàng đầu” và “Chuyên gia huấn luyện doanh nghiệp hàng đầu” để theo dõi trên Twitter. Ông đã chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình trên Entrepreneur.

Grant Cardone đã trở thành triệu phú khi chỉ mới 30 tuổi. Ảnh: Lesterdiaz Online

Năm 21 tuổi, tôi tốt nghiệp Đại học, rỗng túi và nợ nần. Nhưng đến năm 30 tuổi, tôi đã trở thành triệu phú. Nếu làm theo 10 bước sau đây, tôi đảm bảo bạn sẽ có tài sản triệu USD năm 30 tuổi.

1. Luôn theo sát tiền bạc

Để trở nên giàu có, bước đầu tiên là phải tập trung tìm cách tăng thu nhập. Thu nhập ban đầu của tôi là 3.000 USD một tháng. Nhưng sau 9 năm, nó đã là 20.000 USD. Hãy luôn theo sát tiền bạc, vì nó sẽ buộc bạn kiểm soát doanh thu và tìm ra cơ hội.

2. Đừng khoe khoang

Tôi không mua đồng hồ hay ôtô xa xỉ cho đến khi công ty và các khoản đầu tư của mình có thể sinh ra nhiều nguồn thu nhập ổn định. Tôi vẫn lái chiếc Toyota Camry khi trở thành triệu phú. Hãy nổi tiếng vì sự chăm chỉ trong công việc, thay vì những đồ rẻ tiền bạn mua được.

3. Tiết kiệm để đầu tư

Lý do duy nhất tôi tiết kiệm tiền là để đầu tư sau này. Hãy đặt tiền vào nơi an toàn, đừng dùng với bất kỳ trường hợp gì khác, dù là khẩn cấp. Việc này sẽ buộc bạn thực hiện bước 1 (tăng thu nhập) thật nghiêm túc.

4. Tránh các khoản nợ không giúp bạn kiếm ra tiền

Hãy tự đặt ra nguyên tắc rằng đừng bao giờ đi vay nếu nó không giúp bạn kiếm ra xu nào. Tôi chỉ vay tiền mua xe nếu tôi biết nó có thể hỗ trợ mình trong việc tăng thu nhập. Người giàu dùng nợ làm đòn bẩy đầu tư và gia tăng dòng tiền. Còn người nghèo dùng nợ để mua những thứ làm cho người giàu càng giàu thêm.

5. Đặt tiền là ưu tiên hàng đầu

Hàng triệu người trên thế giới ước được giàu có, nhưng chỉ những người coi đó là ưu tiên mới đạt được. Để giàu có và duy trì tài sản, bạn cần đặt tiền làm ưu tiên số một. Tiền cũng giống người bạn gái hay ghen vậy. Bạn lờ nó, nó cũng sẽ lờ bạn đi. Hay tồi tệ hơn, nó sẽ bỏ bạn để đến với người biết coi trọng.

6. Làm việc thật chăm chỉ

Tiền không có khái niệm về đồng hồ, thời gian biểu hay nghỉ lễ đâu. Và bạn cũng nên như thế. Tiền yêu những người chăm chỉ.

Năm 26 tuổi, tôi làm trong ngành bán lẻ. Cửa hàng đóng cửa lúc 7h tối. Nhưng bạn vẫn có thể thấy tôi ở đó lúc 11h để cố kiếm thêm. Đừng bao giờ cố trở thành người thông minh nhất hay may mắn nhất. Chỉ cần bạn chăm chỉ hơn tất cả mọi người là được.

7. Đừng chấp nhận nghèo

Tôi đã từng rất nghèo, và việc đó thật tệ. Hãy loại bỏ trong đầu bạn mọi ý nghĩ rằng nghèo cũng chẳng sao. Bill Gates từng nói: “Sinh ra nghèo khó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu chết đi mà vẫn thế, đó mới chính là lỗi của bạn”.

8. Học theo các triệu phú

Phần lớn chúng ta sinh trưởng trong gia đình nghèo hoặc trung lưu. Việc này đã hạn chế suy nghĩ và tư tưởng của các bạn chỉ trong tầng lớp đó. Tôi đã nghiên cứu nhiều triệu phú và học theo cách họ làm. Hãy chọn một “gia sư” triệu phú cho bản thân và học hỏi họ. Phần lớn người giàu đều rất hào phóng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình.

9. Để tiền làm những việc lớn

Đầu tư là công thức giàu có của rất nhiều triệu phú. Bạn nên kiếm được nhiều tiền từ đầu tư hơn là làm việc. Công ty thứ hai tôi thành lập có vốn ban đầu là 50.000 USD và tôi đã nhận được 50.000 USD mỗi tháng trong 10 năm qua. Khoản đầu tư thứ 3 của tôi là vào bất động sản, với 350.000 USD - phần lớn gia tài của mình khi đó. Hiện nay, tôi vẫn giữ bất động sản này và nó vẫn sinh lời đều đặn.

10. Đặt mục tiêu lớn

Hãy nhắm đến 10 triệu USD, thay vì 1 triệu USD. Sai lầm tài chính lớn nhất tôi từng mắc phải là không nghĩ đủ lớn. Trên thế giới này chẳng thiếu tiền đâu, mà chỉ thiếu những người biết đặt mục tiêu lớn mà thôi.

Hà Thu

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger