Sự thật 'mạ vàng' xa xỉ lâu đài đại gia Việt
(Theo Kiến Thức) Nhiều người hoa mắt trước sự tráng lệ của những biệt thự, lâu đài dát vàng nhưng ít ai biết rằng sự lấp lánh đó đến từ vàng công nghiệp.
Sự xa hoa đến từ... vàng công nghiệp
Việc dát vàng cho các công trình xây dựng không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có ở Việt Nam hàng trăm năm trước đây. Trong các đền chùa xưa, người ta thường sơn son, thếp vàng cho các chi tiết trong chùa hoặc hoành phi câu đối trong các ban thờ gia đình. Ở Việt Nam, làng nghề Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng với việc làm vàng quỳ, bạc quỳ, phục vụ cho việc thếp vàng này. Ở châu Âu, việc dát vàng cho các công trình nhà ở, các công trình nghệ thuật, kiến trúc lớn cũng xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên, xu hướng này mới mon men hình thành ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây.
Gần đây, thông tin về việc một đại gia buôn sắt thép ở đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dát vàng cho lâu đài của mình khiến dư luận được phen choáng váng. Bởi lẽ, việc xây dựng công trình nguy nga này đã ngốn của gia chủ hơn 70 tỷ đồng, trong đó chi phí cho việc dát vàng 6 con gà trên chóp lâu đài cũng tiêu tốn tới hơn 4 tỷ đồng.
Cách đây không lâu, nhiều người cũng xôn xao về một vị đại gia ở đường Văn Cao, TP Hải Phòng đầu tư hẳn một bức tượng hình con ngựa mạ vàng đặt trên hệ thống tiền sảnh của biệt thự.
Ông Phạm Văn Chương cho biết, việc dát vàng, mạ vàng cho công trình không đơn thuần chỉ là sự khoe mẽ của gia chủ mà nó còn chứa đựng những ý nghĩa thâm thúy khác. Đó có thể là sự tôn vinh tuổi tác, cũng có thể là quan niệm phong thủy về cung mệnh của gia chủ. Hai trường hợp như trên là ví dụ. Rất có thể, đại gia buôn sắt thép ở đường Hoàng Quốc Việt cầm tinh con gà nên muốn tôn vinh tuổi tác của mình bằng việc dát vàng cho 6 con gà trên lâu đài. Tương tự, đại gia ở đường Văn Cao, TP Hải Phòng mang tuổi Ngựa nên cũng muốn tạo dựng nên ngựa vàng cho công trình tâm huyết.
Còn về mặt cung mệnh, tùy theo mệnh của mỗi người mà họ có thể lựa chọn cho mình những tiêu chí về thiết kế hoặc dát vàng cho công trình. Vì theo quan niệm của nhiều người, việc mang vàng bên người hay việc dát vàng cho ngôi nhà có thể đem lại sự may mắn, thuận lợi cho việc làm ăn của họ.
Cũng theo kiến trúc sư Phạm Văn Chương, việc dát vàng cho biệt thự, lâu đài thường được thực hiện trên những điểm nhấn bên ngoài của công trình như: phần chóp biệt thự, các hoa văn, các chi tiết ấn tượng. Còn bên trong công trình, các chi tiết như: trần nhà, mảng tường và các đồ gỗ cao cấp cũng có thể dát vàng lên đó. Thông thường, việc dát vàng trên những mặt phẳng lớn như tường nhà thường khó khăn hơn cả, bởi lẽ nó đòi hỏi những người thợ phải rất công phu và tập trung mới thực hiện được.
Nhiều người thường hoa mắt bởi sự xa hoa, lộng lẫy của các tòa lâu đài hay các biệt thự "khủng" của nhiều đại gia nhưng ít ai biết rằng, để làm nên sự xa hoa ấy, người ta không hẳn sử dụng chất liệu vàng thật, vàng nguyên chất. Nói về điều này, kiến trúc sư Phạm Văn Chương bật mí: Đa phần các công trình nói là mạ vàng, dát vàng nhưng thực ra vàng đó là vàng công nghiệp, vàng quỳ hoặc vàng lá được nhập khẩu từ nước ngoài như Ý, Hong Kong, Trung Quốc. Trên thực tế, việc dát vàng cho công trình bằng vàng 24K rất ít ỏi. Ở Việt Nam cũng vậy. Chỉ có vàng thật mới có thể chịu được mưa nắng, sự mài mòn của thời gian và giữ sự sáng đẹp, vĩnh cửu cho công trình.
Mạ vàng rẻ hơn lát đá quý
Khi đứng trước một công trình lộng lẫy, sang trọng, lấp lánh ánh vàng, nhiều người vẫn trầm trồ về mức độ chịu chơi của gia chủ. Chẳng phải đại gia lắm tiền mới dám làm việc này.
Theo người đứng đầu Công ty cổ phần Tư vấn kiến trúc AC, thực ra việc mạ vàng còn rẻ hơn việc lát đá quý cho công trình. Nếu mạ bằng vàng thật thì một chỉ vàng có thể mạ được từ 2 - 4 m2. Trong khi đó việc lát các loại đá quý có thể ngốn của gia chủ hàng nghìn đô.
Tùy vào từng loại công trình khác nhau mà người ta lựa chọn mạ vàng cho phù hợp. Thông thường, công đoạn mạ vàng tuần tự theo các bước: các thếp vàng, lá vàng trước khi được gắn vào các chi tiết của công trình đều được làm sạch bề mặt, sau đó được quét lên đó một lớp kết dính, người thợ sẽ dùng nhiệt độ để lá vàng bám chặt vào bề mặt công trình. Để tạo nên một công trình mạ vàng đẹp, những người thợ cần hết sức tập trung và tỉ mỉ khi thực hiện công đoạn dát vàng.
Kiến trúc sư Phạm Văn Chương nhận định, việc dát vàng cho công trình có thể hình thành nên một xu hướng kiến trúc mới trong việc xây dựng hiện nay. Nó có thể trở thành trào lưu, biểu tượng cho sự thành đạt, chứng minh đẳng cấp của những người giàu có. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, trước hết, gia chủ cần có không gian rộng để thỏa mãn diện tích xây biệt thự. "Hiện nay, các biệt thự xây dựng theo phong cách châu Âu cổ điển, cả bên ngoài và bên trong đều thỏa mãn sự sang trọng, rất thích hợp cho việc dát vàng nếu như gia chủ thực sự đam mê và có sẵn nguồn tiền", ông Chương nói.
Sự xa hoa đến từ... vàng công nghiệp
Việc dát vàng cho các công trình xây dựng không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có ở Việt Nam hàng trăm năm trước đây. Trong các đền chùa xưa, người ta thường sơn son, thếp vàng cho các chi tiết trong chùa hoặc hoành phi câu đối trong các ban thờ gia đình. Ở Việt Nam, làng nghề Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng với việc làm vàng quỳ, bạc quỳ, phục vụ cho việc thếp vàng này. Ở châu Âu, việc dát vàng cho các công trình nhà ở, các công trình nghệ thuật, kiến trúc lớn cũng xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên, xu hướng này mới mon men hình thành ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây.
Gần đây, thông tin về việc một đại gia buôn sắt thép ở đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dát vàng cho lâu đài của mình khiến dư luận được phen choáng váng. Bởi lẽ, việc xây dựng công trình nguy nga này đã ngốn của gia chủ hơn 70 tỷ đồng, trong đó chi phí cho việc dát vàng 6 con gà trên chóp lâu đài cũng tiêu tốn tới hơn 4 tỷ đồng.
Cách đây không lâu, nhiều người cũng xôn xao về một vị đại gia ở đường Văn Cao, TP Hải Phòng đầu tư hẳn một bức tượng hình con ngựa mạ vàng đặt trên hệ thống tiền sảnh của biệt thự.
Kiến Trúc Sư Phạm Văn Chương
Nhiều người cho rằng 2 vị đại gia trên quá khoe mẽ, thích phô trương tiền bạc để thể hiện sự giàu có, xa hoa của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của kiến trúc sư Phạm Văn Chương - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn kiến trúc AC, việc dát vàng cho biệt thự, lâu đài của các đại gia không hẳn chỉ là khoe mẽ sự giàu có.Ông Phạm Văn Chương cho biết, việc dát vàng, mạ vàng cho công trình không đơn thuần chỉ là sự khoe mẽ của gia chủ mà nó còn chứa đựng những ý nghĩa thâm thúy khác. Đó có thể là sự tôn vinh tuổi tác, cũng có thể là quan niệm phong thủy về cung mệnh của gia chủ. Hai trường hợp như trên là ví dụ. Rất có thể, đại gia buôn sắt thép ở đường Hoàng Quốc Việt cầm tinh con gà nên muốn tôn vinh tuổi tác của mình bằng việc dát vàng cho 6 con gà trên lâu đài. Tương tự, đại gia ở đường Văn Cao, TP Hải Phòng mang tuổi Ngựa nên cũng muốn tạo dựng nên ngựa vàng cho công trình tâm huyết.
Còn về mặt cung mệnh, tùy theo mệnh của mỗi người mà họ có thể lựa chọn cho mình những tiêu chí về thiết kế hoặc dát vàng cho công trình. Vì theo quan niệm của nhiều người, việc mang vàng bên người hay việc dát vàng cho ngôi nhà có thể đem lại sự may mắn, thuận lợi cho việc làm ăn của họ.
Cũng theo kiến trúc sư Phạm Văn Chương, việc dát vàng cho biệt thự, lâu đài thường được thực hiện trên những điểm nhấn bên ngoài của công trình như: phần chóp biệt thự, các hoa văn, các chi tiết ấn tượng. Còn bên trong công trình, các chi tiết như: trần nhà, mảng tường và các đồ gỗ cao cấp cũng có thể dát vàng lên đó. Thông thường, việc dát vàng trên những mặt phẳng lớn như tường nhà thường khó khăn hơn cả, bởi lẽ nó đòi hỏi những người thợ phải rất công phu và tập trung mới thực hiện được.
Nhiều người thường hoa mắt bởi sự xa hoa, lộng lẫy của các tòa lâu đài hay các biệt thự "khủng" của nhiều đại gia nhưng ít ai biết rằng, để làm nên sự xa hoa ấy, người ta không hẳn sử dụng chất liệu vàng thật, vàng nguyên chất. Nói về điều này, kiến trúc sư Phạm Văn Chương bật mí: Đa phần các công trình nói là mạ vàng, dát vàng nhưng thực ra vàng đó là vàng công nghiệp, vàng quỳ hoặc vàng lá được nhập khẩu từ nước ngoài như Ý, Hong Kong, Trung Quốc. Trên thực tế, việc dát vàng cho công trình bằng vàng 24K rất ít ỏi. Ở Việt Nam cũng vậy. Chỉ có vàng thật mới có thể chịu được mưa nắng, sự mài mòn của thời gian và giữ sự sáng đẹp, vĩnh cửu cho công trình.
Mạ vàng rẻ hơn lát đá quý
Khi đứng trước một công trình lộng lẫy, sang trọng, lấp lánh ánh vàng, nhiều người vẫn trầm trồ về mức độ chịu chơi của gia chủ. Chẳng phải đại gia lắm tiền mới dám làm việc này.
Theo người đứng đầu Công ty cổ phần Tư vấn kiến trúc AC, thực ra việc mạ vàng còn rẻ hơn việc lát đá quý cho công trình. Nếu mạ bằng vàng thật thì một chỉ vàng có thể mạ được từ 2 - 4 m2. Trong khi đó việc lát các loại đá quý có thể ngốn của gia chủ hàng nghìn đô.
Tùy vào từng loại công trình khác nhau mà người ta lựa chọn mạ vàng cho phù hợp. Thông thường, công đoạn mạ vàng tuần tự theo các bước: các thếp vàng, lá vàng trước khi được gắn vào các chi tiết của công trình đều được làm sạch bề mặt, sau đó được quét lên đó một lớp kết dính, người thợ sẽ dùng nhiệt độ để lá vàng bám chặt vào bề mặt công trình. Để tạo nên một công trình mạ vàng đẹp, những người thợ cần hết sức tập trung và tỉ mỉ khi thực hiện công đoạn dát vàng.
Kiến trúc sư Phạm Văn Chương nhận định, việc dát vàng cho công trình có thể hình thành nên một xu hướng kiến trúc mới trong việc xây dựng hiện nay. Nó có thể trở thành trào lưu, biểu tượng cho sự thành đạt, chứng minh đẳng cấp của những người giàu có. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, trước hết, gia chủ cần có không gian rộng để thỏa mãn diện tích xây biệt thự. "Hiện nay, các biệt thự xây dựng theo phong cách châu Âu cổ điển, cả bên ngoài và bên trong đều thỏa mãn sự sang trọng, rất thích hợp cho việc dát vàng nếu như gia chủ thực sự đam mê và có sẵn nguồn tiền", ông Chương nói.