Showing posts with label Thời sự. Show all posts

Dân Việt ở Nga: Tiền bốc hơi từng giờ

Tác giả: Báo Dân Việt – 5 Dec 2014

Suy thoái kinh tế ở Nga lần này được ví như một cơn dư chấn kéo dài, tác động sâu sắc và nhiều mặt đối với cộng đồng người Việt trên toàn nước Nga.
Quan Hệ Việt Nga, Tổng thống Putin, Dân Việt sống ở Nga, Nga đang suy thoái

Điêu đứng vì tiền đô tăng giá

Trong gần 1/3 thế kỷ làm ăn và sinh sống tại Liên bang Nga, người Việt đã trải qua nhiều cơn thăng trầm, dâu bể. Sau 5 năm vật vã trong nền kinh tế thị trường Nga vừa được khai sinh (1992), khi chưa kịp hoàn hồn với đợt kiểm tra thu gom hàng hóa kinh hoàng trong chiến dịch phong tỏa năm 1994, thì cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998 đã khiến cộng đồng người Việt gần như đến chỗ trắng tay.

Và sự suy thoái kinh tế ở Nga lần này cũng được ví như một cơn dư chấn kéo dài, tác động sâu sắc và nhiều mặt đối với cộng đồng người Việt trên toàn cõi nước Nga.

Nói đến người Việt ở Nga là nói đến kinh tế chợ. Mảng kinh doanh truyền thống và chủ đạo của người Việt là buôn bán hàng vải. Người Việt đảm nhận vai trò phân phối mặt hàng này từ thời các thương xá hình thành, đến khi chợ Vòm phát triển và trong 5 năm qua tại các chợ bán buôn đầu mối Liublino, Xadovod và ở các thành phố lớn như Volgagrat, Kazan, Xvedlov, Krasnodar, Piachigorxk…

Mặc dù hệ thống siêu thị Nga phát triển với tốc độ chóng mặt, mặc dù các chủ chợ bán lẻ cho thuê quầy bán hàng với giá rất cao nhưng do chủ động đáp ứng các mặt hàng của người tiêu dùng Nga, cộng với kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm, đại đa số các cửa hàng Việt đều làm ăn có lãi, tuy không cao bằng thời chợ Vòm còn tồn tại. Một thói quen và đồng thời là sự tính toán, cân đối trong kinh doanh, mọi thu chi, giao nhận hàng hóa, người Việt đều quy ra tỷ giá đồng đô la Mỹ.

Vào đầu tháng 7, tháng buôn bán khó khăn nhất, khi tỷ giá đô la biến động chút ít, giá hàng hóa bằng rúp cũng có sự xê dịch phù hợp, hầu như thu nhập của người Việt cũng vẫn có sự đảm bảo.

Nhưng mấy tháng gần đây, đặc biệt là từ trung tuần tháng 11.2014, đồng rúp mất giá từng ngày, thậm chí từng giờ từ 37 rúp/đô la; sau đó là 40, 41, 42, 45, 47, 50, 54 rúp/đô la làm cho việc kinh doanh của người Việt gần như đình trệ. Càng buôn bán, tính ra đô la càng lỗ. Nhiều chủ hàng lớn, từ đầu mùa hè đã chi ra một khoản tiền lớn để đặt hàng từ Trung Quốc, trong khi tính ra giá đô la ở thời điểm này, cộng với hàng tồn kho không bán được, họ đã gánh một khoản lỗ rất nặng.

Kinh doanh nông nghiệp sẽ lên ngôi?

Trong lúc đó, lượng khách hàng giảm đi rõ rệt, phần thì đồng lương của người Nga càng eo hẹp, phần thì họ chú trọng hơn vào thực phẩm và nhu cầu cuộc sống hàng ngày, nên giảm sự chi tiêu cho quần áo. Hàng ngàn quầy hàng của chợ Liublino hầu như chưa bao giờ trống chỗ, nhất là các dẫy hàng quần bò, giày dép là những mặt hàng bán chạy, thế nhưng những ngày này, lác đác đã có những quầy bỏ trống.

Do châu Âu cấm vận, hàng hóa thực phẩm nước ngoài vào Nga giảm hẳn, trong lúc này, chính quyền Nga đề ra khẩu hiệu phát huy nội lực, tăng cường sản xuất thực phẩm nội địa. Trong lĩnh vực này, người Việt tham gia không đáng kể. Một vài chủ người Việt ở Volgagrat, ngoại ô Mátxcơva có đất canh tác và có điều kiện nhà kính ấm áp, trại chăn nuôi, thì có thể trồng rau mùa đông, nuôi gia súc. Còn các chủ trồng rau ruộng thì công nhân không thể canh tác vào mùa đông băng giá, nên chỉ cho công nhân làm công cho các chủ nước ngoài trong các trang trại của họ.

Vào mùa hè, khách du lịch sang Nga đông, các công ty du lịch Việt đã phát huy hết công suất đưa đón khách từ trong nước sang và khách Nga về. Nhưng từ đầu mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, khách Việt sang Nga chậm lại, còn khách Nga sang nghỉ ở Việt Nam đang thưa đi do thu nhập của họ giảm đi rõ rệt.

Một mặt, nước Nga đang phải đối đầu với sự suy thoái, nhưng mặt khác, chính quyền Nga khuyến cáo người dân về sự ổn định tương đối từ đầu năm cho đến giữa năm 2015, bất chấp giá dầu giảm sụt. Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, trong những giai đoạn nước Nga khó khăn nhất, là lúc người Việt phát huy hết khả năng sáng tạo và tiềm năng kinh doanh của mình.

Một số chủ hàng có thâm niên trên thương trường nhận định rằng, khoảng đầu năm sau, nguồn dự trữ hàng hóa của Nga sẽ cạn, hàng giá rẻ lên ngôi. Hàng giá rẻ sẽ phù hợp với túi tiền người nghèo ở Nga, thị phần mà người Việt chiếm ưu thế nhất. Nếu các xưởng may kiên trì bám trụ, nhằm vào đối tượng này, sẽ duy trì và phát triển được thế mạnh của mình. Hơn nữa, khi qua mùa đông, các chủ trang trại sẽ thâm canh ngắn hạn, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm rất lớn của người Nga.

Thành ngữ Việt Nam có câu, “nước nổi thì bèo nổi”; tình hình nước Nga nếu biển đổi tích cực, thì cộng đồng người Việt sẽ làm ăn ổn định.

Không bán được hàng, hậu quả người Việt gánh chịu là tạo nên một dây chuyền nợ nần lẫn nhau. Không hiếm trường hợp một số chủ hàng lớn và chủ hàng nhỏ đã “bùng tiền”, ôm một đống tiền hoặc một đống hàng rồi bỏ trốn. Các cơ quan chức năng Nga và Sứ quán đã nhận được nhiều đơn từ về loại tội phạm kiểu này.

Nga chính thức thừa nhận suy thoái

Bộ Phát triển kinh tế Nga ngày 2.12, đã điều chỉnh dự báo GDP trong năm 2015 từ mức tăng trưởng 1,2% giảm xuống mức 0,8%. Đây là lần đầu tiên, Chính phủ Nga thừa nhận rằng nước này có khả năng sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới, do tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như sự sụt giảm giá dầu xuất khẩu của nước này.

Đồng rúp rớt giá mạnh cũng làm dấy lên lo ngại lạm phát tăng ảnh hưởng tới chi tiêu. Trong một sắc lệnh được Tổng thống Putin ký ngày 2.12, lương công chức ở văn phòng tổng thống, chính phủ cùng các cơ quan công quyền khác sẽ không được chỉnh sửa theo sự lạm phát trong năm 2015

Michael Larson: Cỗ máy in tiền bí mật của tỷ phú Bill Gates

Nhiều dấu hiệu cho thấy số tài sản 81,6 tỷ USD của tỷ phú Bill Gates vẫn tiếp tục phình to hơn nữa qua mỗi năm, nhờ vào “cỗ máy in tiền bí mật” mang tên Michael Larson.
Vậy Michael Larson là ai, và ông làm giàu cho tỷ phú Bill Gates bằng cách nào?

Tỷ phú Gates đã thuê Larson vào 20 năm trước khi tổng giá trị tài sản lúc đó của ông khá ít ỏi, chỉ khoảng 5 tỷ USD (theo như báo cáo của Wall Street Journal). Nhiệm vụ của Larson là điều hành công ty đầu tư tư nhân mang tên Cascade Investment LLC thuộc sở hữu riêng của tỷ phú Gates.

Ai cũng biết, có một thời gian tài sản của tỷ phú Gates chỉ đến từ một nguồn duy nhất là tập đoàn Microsoft nhưng sau vài năm ông đã bán bớt cổ phiếu của mình tại tập đoàn này. Hầu hết số tiền ông thu được từ việc bán cổ phiếu là nhằm mục đích làm từ thiện.

 Michael Larson - người được cho là cỗ máy in tiền bí mật của tỷ phú Bill Gates.

Ngoài việc tự đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, ít ai biết Bill Gates còn là người đứng sau Larson thực hiện nhiều khoản đầu tư thông qua Cascade. Nhiệm vụ của Larson là dùng tiền của Bill Gates đầu tư và khiến nó “sinh sôi nảy nở”. Thông qua Cascade, Gates còn có cổ phần tại nhiều công ty bất động sản và phi công nghệ như công ty Đường sắt quốc gia Canada, AutoNation Inc và Republic Services Inc. Đây đều là những nơi mang lại nguồn thu khổng lồ cho Bill Gates.

Điều đáng nói ở đây là, mặc dù Gates đã dùng một khoản tiền đáng kinh ngạc lên tới 38 tỷ USD đóng góp làm từ thiện, nhưng nhờ Larson với những khoản đầu tư thông minh mà tỷ phú này đang ngày càng giàu hơn một cách nhanh chóng. Số tiền ông cho đi thực chất không thấm tháp gì so với số ông kiếm được. Bằng chứng là tổng tài sản hiện tại của Bill Gates là 81,6 tỷ USD, cao hơn gần 6 tỷ USD so với thời điểm tháng 3/2014 chỉ là 76 tỷ USD. Trước đó, năm 2013, con số này chỉ là 67 tỷ USD.

Tỷ phú Bill Gates.
Trước những đóng góp của Larson, vào tháng 2 năm nay, Bill Gates đã tổ chức một buổi tiệc kỷ niệm 20 năm gắn bó giữa ông và Larson tại dinh thự ở Seattle (Mỹ). Nhiều người cho biết, đây là lần hiếm hoi họ thấy Gates và Larson xuất hiện thân mật và chính thống cùng nhau.

Tại buổi tiệc, Bill Gates đã dành những lời “có cánh” cho Larson trước toàn thể quan khách. Ông nói rằng “tôi hoàn toàn tin tưởng vào Larson”. Điều này đồng nghĩa với việc, Larson hoàn toàn được chủ động sử dụng tiền của Bill Gates cho các mục đích mua, bán, đầu tư… Ngoài ra Gates cũng khẳng định: “Melinda và tôi được tự do theo đuổi ước mơ tạo nên một thế giới khoẻ mạnh và nền giáo dục tốt hơn là nhờ Larson”.

Điều đáng nói là hoạt động của Larson được thực hiện khá bí mật, ít công khai với công chúng. Chính vì thế, biệt danh của ông là “Gateskeeper” (Người canh giữ của Gates). Bản thân Larson luôn cố tìm mọi cách để giữ bí mật về các khoản đầu tư của Cascade và tránh nhắc tới Bill Gates như người đứng sau 'chống lưng'. Bí mật chỉ được báo chí khui ra Larson tham gia đầu tư vào một số công ty giao dịch công khai.

Ví dụ điển hình là ông đã yêu cầu tất cả các nhân viên ký vào cam kết bảo mật mọi thông tin của Cascade ngay cả khi họ đã nghỉ việc. Ngoài ra, Larson cũng bỏ ra 10 tỷ USD để thuê 25 nhà quản lý tiền ngoài công ty. Việc này không chỉ giúp ông có những ý tưởng đầu tư mới mà còn giúp bảo mật các thông tin nội bộ. Thậm chí, trong thương vụ Cascade cùng một nhóm nhà đầu tư khác mua lại khách sạn Ritz-Carlton tại San Francisco (Mỹ), hầu như không ai biết gì về mối liên hệ giữa Cascade và Bill Gates. Ngoài ra, Larson cũng thành lập một Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên mua bất động sản để tránh phải thông qua Cascade.

Đáng ngạc nhiên hơn nữa là, nhờ khả năng giữ bí mật của Larson, hầu như không ai biết rằng Bill Gates sở hữu một lượng lớn cổ phần tại chuỗi khách sạn xa xỉ Four Seasons. Thậm chí, để giữ bí mật, các nhân viên của Cascade (có khoảng 100 người) không được phép ở Four Seassons ngay cả trong những chuyến đi công tác và họ buộc phải chọn khách sạn giá rẻ hơn.

Dù tỷ phú Bill Gates đã chính thức tuyên bố sẽ dành 95% khối tài sản khổng lồ để quyên góp làm từ thiện nhưng ngay cả khi cho đi số tiền này thì Larson vấn sẽ tiếp tục giúp túi tiền của Bill Gates ngày một phìng to hơn nữa.
Saturday, September 20, 2014
Posted by I'm Me

Nghịch lý nỗi khổ của đại gia thừa tiền không biết làm gì?

Trái ngược với nỗi lo kiếm tiền của số đông, đang có một nghịch lý là rất nhiều người có tiền không biết nên đầu tư vào đâu với đống tiền của mình bởi phần lớn các kênh đầu tư đều kém hấp dẫn. Đổ tiền vào đâu cũng sợ bị chôn vốn, thậm chí thua lỗ.

Sống trên núi tiền
Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) vừa công bố các nhà đầu tư chiến lược mua 40 triệu cổ phần của DN với định hướng tiền thu về sẽ tập trung đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, lĩnh vực khá gần với sản xuất bánh kẹo của mình.
Thời sự, Đầu tư ở Việt Nam, nên đầu tư lịch vực nào, đầu tư vốn, tiền để dành, Biis quyết kinh doanh tiền, luân chuyển dòng tiền, kinh doanh thu lời dễ

Với giá phát hành 44.000 đồng/cp, Kinh Đô thu về hơn 1.700 tỷ đồng từ đợt chào bán này. Việc phát hành được đánh giá là khá dễ dàng trong bối cảnh lượng tiền nhàn rỗi nằm tại các NH và tại nhiều DN khá lớn.

Đáng chú ý, cả 5 NĐT chiến lược đều là những DN địa ốc trong nước như Tháp Láng Hạ (chủ đầu tư dự án 89 Láng Hạ, Hà Nội), CTCP Đồng Tâm, Công ty TNHH MTV Thương mại Đồng Tâm (công ty con của CTCP Đồng Tâm), Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc và CTCP Đầu tư Trường Phát.

Đánh giá về hiện tượng này, một số NĐT cho rằng, các đại gia có lẽ đã nản với tình cảnh thị trường BĐS đóng băng kéo dài trong vài năm qua và chưa khởi sắc trở lại như một số phản ánh gần đây, kể cả ở mảng giá nhà đất giá thấp.

Hướng vào lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thiết yếu có lẽ là hợp lý và sự vào cuộc nhanh chóng của các đại gia BĐS phần nào minh chứng cho lý giải này.
Với lượng tiền mặt tính tới cuối quý I/2014 của Kinh Đô lên tới gần 2.400 tỷ, cùng với tiền từ đợt phát hành, DN này sẽ có trong tay trên 4.000 tỷ đồng và có thể thực hiện những thương vụ M&A lớn. Tuy nhiên, con số 4.000 tỷ là một món tiền lớn và cho đến nay KDC vẫn chưa tiết lộ cụ thể sẽ làm gì.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) cũng vừa cho biết, DN này sắp chi cả nghìn tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền 15% (1.500 đồng/cp) cho năm tài chính 2013 và các cổ đông chỉ đợi ngày tiền chảy vào tài khoản.

Với vốn điều lệ hơn 6.800 tỷ đồng và tiền mặt tính tới cuối 2013 là 7.460 tỷ đồng, việc BVH bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để chi trả cổ tức cũng dễ hiểu.

Nếu soi vào lịch sử có thể thấy với mức trả 15%/năm trong 2 năm nay, BVH có lẽ đã hào phóng hơn so với các năm trước đó. Trong các năm trước đó, BVH chỉ trả cổ tức ở mức khoảng 11-12% trong bối cảnh lãi suất NH cao hơn hiện tại rất nhiều.

Mức trả cổ tức 15% cho 2013 có lẽ là một niềm vui đối với các cổ đông của DN này bởi nó cao gấp khoảng 2 lần so với gửi NH

Tìm sự bền vững

Thời sự, Đầu tư ở Việt Nam, nên đầu tư lịch vực nào, đầu tư vốn, tiền để dành, Biis quyết kinh doanh tiền, luân chuyển dòng tiền, kinh doanh thu lời dễ
Sự tăng vọt của lượng tiền mặt và lợi nhuận khá ấn tượng của BVH trong năm vừa qua có lẽ là lý do chính khiến tập đoàn này quyết định tiếp tục giữ mức trả cổ tức bằng tiền ở mức tương đối cao như nói trên. Điều này có lẽ cũng không ngạc nhiên bởi, theo một CTCK, thu nhập từ lãi tiền gửi NH đã và vẫn sẽ là kênh đầu tư lớn cho DN bảo hiểm. Các kênh đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu hay BĐS... đều không thực sự hấp dẫn. Do vậy, quyết định trả cổ tức được đánh giá là hợp lý.

Kinh-Đô, Vinamilk, Bảo-Việt, tiền-mặt, đại-gia, đa-ngành, cổ-tức, ngành-nghề-cốt-lõi
Rất nhiều người có tiền không biết nên đầu tư vào đâu với đống tiền của mình
Lãi lớn trong năm vừa qua nhờ cao su tự nhiên xuống dốc, Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina - CSM) cũng ngay lập tức quyết định nâng mức cổ tức bằng tiền mặt trả cho cổ đông lên mức 23%, cao hơn so với mức 15% cho 2012 và 12% cho 2011.

Không những thế, Casumina cũng đã chủ trương rút khỏi các dự án BĐS, bỏ kinh doanh ngoài ngành để tập trung nguồn lực cho ngành sản xuất kinh doanh cốt lõi của mình Theo đó, CSM sẽ thoái vốn tại các dự án BĐS tại liên doanh Tân Thuận Việt; chuyển nhượng vốn tại Liên doanh sản xuất than đen...

Hồi cuối tháng 4, Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk (VNM) cũng đã quyết định nâng tỷ lệ cổ tức 2013 từ 34% lên 48%, với đợt trả thứ 3/2013 là 20%, tương đương gần 1.670 tỷ đồng.

Vinamilk cũng đã công bố thông tin về việc giải thể công ty con TNHH MTV Đầu tư Bất động sản quốc tế, một DN được đăng ký kinh doanh từ năm 2006 với ngành nghề kinh doanh, môi giới BĐS, cho thuê kho, bến bãi.

Rất nhiều DN khác trong vài tháng qua cũng đã tuyên bố dành nhiều hơn những đồng tiền lời của mình cho cổ đông hoặc/và tập trung cho các lĩnh vực cốt lõi, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành như trường hợp Savico tập trung vào kinh doanh xe ô tô và dịch vụ kèm; PNJ về với vàng bạc đá quý; Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn (VHG) thoát khỏi BĐS...

Có thể thấy, trong khoảng 2 năm gần đây, trên thị trường có rất nhiều DN gặp khó khăn nhưng ở chiều ngược lại, cũng có nhiều DN vẫn trụ vững trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh cốt lõi. Nhiều DN trong số đó có được lượng tiền mặt rất lớn như các đơn vị trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, dầu khí, bảo hiểm, phân bón, dược phẩm, cao su...

Việc các DN coi trọng quyền lợi của cổ đông hơn và tập trung chuyên sâu hơn vào lĩnh vực thế mạnh của mình là một chuyển biến đáng mừng trên thị trường. Sự chuyển hướng của một số DN trong các lĩnh vực đang gặp khó khăn như BĐS sang các lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao khác cũng là khó tránh khỏi. Nó cho thấy, các DN đang tự cơ cấu lại một cách mạnh mẽ, hướng tới một nền kinh tế hiệu quả hơn, có tính cạnh tranh hơn.

Mạnh Hà

Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger