Showing posts with label Phạm Nhật Vượng. Show all posts

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng xếp thứ 1.092 danh sách tỷ phú Forbes 3/2014

Tài sản của ông chủ tập đoàn Vingroup tăng thêm 100 triệu USD so với năm ngoái, đạt 1,6 tỷ USD, đứng ở vị trí 1.092 trong danh sách xếp hạng của Forbes.
Trong danh sách mới cập nhật vào tháng 3/2014 của Forbes về những người giàu nhất thế giới, Việt Nam tiếp tục góp mặt một đại diện, đó là Chủ tịch tập đoàn Vingroup. Ông Vượng cùng với 52 tỷ phú khác đứng đồng hạng 1.092 với khối tài sản ròng là 1,6 tỷ USD.

Phạm Nhật Vượng, Người giàu, Tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Tài sản của Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vượng là ai, Phạm Nhật Vượng 2014, nguoi giau nhat viet nam
Tài sản của ông Vượng tiếp tục gia tăng thêm 100 triệu USD trong 1 năm. 

Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp ông Vượng trở thành người Việt Nam duy nhất lọt top tỷ phú của Forbes. Năm ngoái, ông đứng ở vị trí 974 với 40 người khác, có tài sản ròng là 1,5 tỷ USD. Trong số những người đồng hạng với ông chủ Vingroup năm nay, đáng chú ý có gia đình cựu Thủ tướng 64 tuổi của Thái Lan Thaksin Shinawatra với ngành kinh doanh chính là đầu tư.

Theo giới thiệu của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng năm nay 45 tuổi, có 3 người con, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, khách sạn, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, ông còn là một trong số những tỷ phú giàu tự thân, không nhờ thừa kế hay trúng thưởng. Trong năm 2013, tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã huy động được 1 tỷ USD thông qua việc bán tài sản, cho vay, góp vốn cổ phần để đầu tư cho hàng loạt dự án bất động sản lớn trên cả nước.
Tập đoàn này cũng đã hoàn thành 2 dự án bất động sản lớn, trong đó có Vincom Mega Mall Royal City, trung tâm mua sắm và giải trí dưới lòng đất lớn nhất châu Á. Những hoạt động kinh doanh này đã giúp cổ phiếu của Vingroup tăng 15% thị giá trong năm 2013. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật, kinh tế địa lý tại trường Đại học Moscow Geology ở Nga, ông Phạm Nhật Vượng chuyển đến Ukraine. Ở đây, ông thành lập công ty thực phẩm Technocom, chuyên sản xuất mỳ ăn liền và khoai tây nghiền.
Năm 2009, vị này bán công ty thực phẩm cho một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới, Nestle với cái giá không được tiết lộ. Năm 2001, ông Vượng trở lại Việt Nam để kinh doanh bất động sản. Năm 2012, ông sáp nhập Vincom và Vinpearl thành Vingroup, một trong những công ty có giá trị lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ngoài việc lọt vào danh sách 1.426 tỷ phú thế giới, ông Vượng cũng lọt top 20 gương mặt mới nổi bật của Forbes năm 2013.
Nếu tính theo giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam vào tháng 2/2014, ông Vượng đang sở hữu khối tài sản khoảng 21.774 tỷ đồng (khoảng hơn 1 tỷ USD). Tuy nhiên, con số này chỉ tính tài sản bằng cổ phiếu đứng tên ông Vượng, còn Forbes tính cả những tài sản khác trong gia đình Chủ tịch Vingroup.
Theo thống kê của Forbes, số tài sản ròng mà 1.645 tỷ phú thế giới đang nắm giữ là khoảng 6.400 tỷ USD, tăng 1.000 tỷ USD so với năm ngoái. Đây cũng là bảng xếp hạng tỷ phú Forbes đông đảo nhất trong lịch sử, tăng tới 219 gười so với năm ngoái, trong đó có 172 nữ tỷ phú. Những người đứng đầu trong danh sách vẫn là cái tên quen thuộc như Bill Gates, Carlos Slim Helu, Amancio Ortega, Warren Buffett và Larry Ellison. Trong số những tỷ phú mới nổi, ấn tượng nhất là sự góp mặt của đồng sáng lập viên Jan Koum của WhatsApp và nữ giám đốc kinh doanh của Facebook Sheryl Sandberg.

Ông Đặng Thành Tâm trở lại Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán (Tháng 11/2013)

VNEXPRESS.NET
Kết quả kinh doanh vẫn bết bát, nhưng tài sản chứng khoán tăng hơn 20% giúp ông Tâm trở lại danh sách sau một năm vắng bóng.
Sự tái xuất của ông Đặng Thành Tâm gây chú ý sau những sóng gió trong kinh doanh cũng như áp lực nghị trường suốt từ năm ngoái tới nay. Ông Tâm và chị gái Đặng Thị Hoàng Yến từng nhiều năm giữ các vị trí cao trong Top 10 khi sở hữu trong tay hàng nghìn tỷ đồng cổ phiếu Tân Tạo, Kinh Bắc, Saigontel.

Theo thống kê của VnExpress.net và đối tác cung cấp dữ liệu VNDirect, Danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán cũng xuất hiện gương mặt mới, ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen. Tính theo giá đóng cửa ngày 22/7, số cổ phiếu HSG ông Vũ đang nắm tương đương 1.757 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cuối năm ngoái. Giá cổ phiếu tăng từ đầu năm đến nay còn giúp một số đại gia khác thăng hạng trong danh sách.
1. Phạm  Nhật Vượng

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Tập đoàn Vingroup

Thứ hạng 2012: 1

Tài sản 2012: 17.184 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 18.073 tỷ đồng

Nửa năm qua, Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) liên tiếp công bố những thương vụ "khủng" như bán Vincom Center A, khai trương Trung tâm Thương mại Vincom MegaMall Royal City và Vincom Mega Mall Times City. Mới đây nhất tập đoàn mời được Warburg Pincus đầu tư thêm 200 triệu USD cho một dự án.

Trong quý I, hoạt động kinh doanh của Vingroup lãi sau thuế giảm 60% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 264,6 tỷ đồng. Doanh thu thuần cũng giảm gần 900 tỷ đồng, xuống còn 984 tỷ đồng.

Tháng 3 năm nay, ông Vượng được Forbes vinh danh là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam với những đánh giá tích cực.

2. Đoàn Nguyên Đức

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Hoàng Anh Gia Lai

Thứ hạng 2012: 2

Tài sản 2012: 5.297 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 6.730 tỷ đồng

Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, Mã CK: HAG) – ông Đoàn Nguyên Đức tiếp tục giữ vị trí người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán khi nắm trong tay hơn 311 triệu cổ phiếu HAG, tăng gần 52 triệu so với cuối năm 2012.

Quý I vừa qua, lãi trước thuế của HAGL cũng tăng gần 9%, lên 107,4 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu lại giảm 17%, chỉ đạt 722 tỷ đồng. Lĩnh vực mang tiền về cho HAGL nhiều nhất là khoáng sản và bán sản phẩm, hàng hóa với 111 tỷ và 419 tỷ đồng theo thứ tự.

Được biết đến nhiều hơn với cái tên bầu Đức, nửa năm qua ông nếm trải nhiều cung bậc cảm xúc trong kinh doanh cũng như áp lực dư luận. Khi ông muốn đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, đặc biệt là thị trường các nước Đông Dương, một tổ chức quốc tế cáo buộc ông chiếm đất, phá rừng Campuchia và Lào. Sau đó bầu Đức đã đưa ra các bằng chứng phản bác.

3. Phạm Thu Hương

Công ty: Vingroup

Thứ hạng 2012: 3

Tài sản 2012: 2.963 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 3.116 tỷ đồng

Bà Phạm Thu Hương hiện là Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup và là vợ ông Phạm Nhật Vượng. So với cuối năm 2012, số chứng khoán tại Vingroup bà Hương sở hữu tăng thêm 12 triệu cổ phiếu VIC do tập đoàn liên tiếp niêm yết bổ sung và tăng vốn.

4. Trần Đình Long

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Tập đoàn Hòa Phát

Thứ hạng 2012: 5

Tài sản 2012: 2.122 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 3.102 tỷ đồng

Ông Trần Đình Long hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG). Số cổ phiếu HPG ông Long đang nắm là hơn 101 triệu. Đóng cửa phiên giao dịch 22/7, HPG chốt giá 30.700 đồng, cao nhất trong vòng một tháng trở lại đây.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Hòa Phát đạt doanh thu gần 4.000 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ 2012. Nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh và tiết giảm chi phí tài chính, lãi sau thuế của tập đoàn này vẫn đạt 480 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ năm 2012.

Tại đại hội thường niên diễn ra đầu năm nay, cổ đông Hòa Phát liên tục chất vấn về khoản nợ khó đòi 264 tỷ đồng liên quan tới bầu Kiên - nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB đã bị bắt vì các sai phạm tài chính. Hòa Phát sau đó lý giải đây là khoản đầu tư góp vốn cho một công ty con của ông Kiên.

5. Nguyễn Hoàng Yến

Công ty: Tập đoàn Masan

Thứ  hạng 2012: 4

Tài sản 2012: 2.221 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 2.112 tỷ đồng

Bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là Thành viên HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Mansan (Mã CK: MSN). Chưa tính số cổ phiếu ESOP mà Masan vừa phát hành, hiện bà Yến nắm gần 22 triệu cổ phiếu MSN. Đóng cửa phiên 22/7, giá MSN đạt 97.000 đồng một cổ phiếu.

Theo báo cáo quý gần nhất, doanh thu thuần Masan giảm nhẹ so với cùng kỳ 2012, còn gần 1.534 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu tài chính giảm mạnh, chi phí quản lý và chi phí bán hàng lại tăng cao khiến lợi nhuận thuần của Masan còn 51,5 tỷ đồng, giảm 90% so với cùng kỳ năm 2012.

Kết quả hoạt động kinh doanh khác đem lại 80 tỷ đồng, nhưng với khoản lỗ gần 15 tỷ đồng đến từ công ty liên kết, cộng với khoản thuế phải nộp lớn khiến lợi nhuận sau thuế của Masan còn hơn 35 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ năm 2012. Đây cũng là khoản lãi thấp nhất của công ty theo quý tính từ thời điểm chính thức niêm yết vào năm 2009.

6. Phạm Thúy Hằng

Công ty: Vingroup

Thứ hạng 2012: 6

Tài sản 2012: 1.979 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 2.081 tỷ đồng

Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán nửa năm qua, gia đình ông Phạm Nhật Vượng một lần nữa lại được nhắc đến. Em vợ ông – bà Phạm Thúy Hằng đứng vị trí thứ 5, tăng một bậc so với cuối năm 2012. Bà Hằng hiện cũng là Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

7. Lê Phước Vũ

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013

Công ty: Tôn Hoa Sen

Thứ hạng 2012: 16

Tài sản 2012: 823 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 1.748 tỷ đồng

Ông Lê Phước Vũ hiện là Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG), sở hữu 43 triệu cổ phiếu HSG. Giá cổ phiếu HSG hiện đã tăng hơn hai lần so với đầu năm, đạt 40.800 đồng theo giá đóng cửa ngày 22/7, đưa ông Vũ lần đầu tiên vào danh sách 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán.

Lũy kế 9 tháng đầu tiên độ tài chính 2012-2013 (từ 1/10/2012 đến 30/6/2013), doanh thu thuần 9 tháng của Hoa Sen đạt gần 8.553 tỷ đồng, hoàn thành 77,8% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 538,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 34,6%.

Ông Vũ và Tập đoàn Hoa Sen được nhắc tới với nhiều ý kiến trái chiều khi mời chàng trai không chân tay Nick Vujicic tới Việt Nam cuối tháng 5. Đơn vị này đã chi gần 40 tỷ đồng cho sự kiện. Cổ phiếu HSG tăng liên tiếp trong cả tuần Nick ở Việt Nam (cũng là dịp Hoa Sen công bố kết quả kinh doanh tích cực), giúp tài sản của ông Phước tăng 180 tỷ đồng. Ông Vũ sau đó đã giải thích mời Nick vì cảm phục nghị lực của anh và muốn truyền cảm hứng, động lực cho cộng đồng.

8. Hồ Hùng Anh

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013
Công ty: Tập đoàn Masan

Thứ hạng 2012: 7

Tài sản 2012: 1.608

Tài sản hiện tại: 1.529 tỷ đồng

Ông Hồ Hùng Anh hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đồng thời là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Masan. Số cổ phiếu MSN ông Hùng Anh đang nắm khoảng 16 triệu, chưa tính tới lượng cổ phiếu ESOP mà Masan phát hành gần đây.

9. Hà Văn Thắm

Người giàu, Người giàu nhất Việt Nam, Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán, Top 10 nguoi giau nhat viet nam, danh sach nguoi giau nhat, Phạm Nhật Vượng, Đặng Thành Tâm, giau nhat nuoc 2013
Công ty: Tập đoàn Đại Dương

Thứ hạng 2012: 8

Tài sản 2012: 1.364 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 1.410 tỷ đồng

Ông Hà Văn Thắm hiện là Chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, Mã CK: OGC). Số cổ phiếu OGC ông Thắm hiện nắm là trên 133 triệu thông qua Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo do ông làm chủ.

Theo báo cáo tài chính quý I, Tập đoàn Đại Dương (OGC) đạt doanh thu thuần 306,4 tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ 2012. Tuy nhiên chi phí trong kỳ gồm chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đồng loạt tăng mạnh, khiến Tập đoàn Đại Dương lỗ 4,2 tỷ đồng. Quý I năm ngoái, công ty lãi thuần 19,3 tỷ đồng.

Đại Dương gần đây đang mở rộng sang mảng thương mại và bán lẻ, thế mạnh của ông Thắm trước khi đến với ngân hàng, bất động sản. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo kinh doanh trong lĩnh vực này không dễ khi áp lực cạnh tranh ngày một lớn, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các đại gia nước ngoài.

10. Đặng Thành Tâm

DTT-0-1374231580_500x0.jpg
Công ty: Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn
              Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc

Thứ hạng 2012: 13

Tài sản 2012: 897 tỷ đồng

Tài sản hiện tại: 1.097 tỷ đồng

Ông Đặng Thành Tâm sở hữu số lượng lớn cổ phiếu ITA, KBC, SGT và NVB. Nửa năm qua, nhờ ITA và KBC tăng giá 20-30%, tài sản của ông cũng tăng thêm hơn 200 tỷ đồng dù số lượng cổ phiếu không thay đổi. Kết quả này giúp ông trở lại vị trí top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán sau một năm vắng bóng.

Ông từng dẫn đầu danh sách 100 người giàu trên sàn chứng khoán năm 2007 và duy trì thứ hạng trong Top 10 cho tới 2012. Cuối năm ngoái, lần đầu tiên vị đại gia này rớt xuống vị trí 13 do tài sản chứng khoán giảm 36%, xuống còn 897 tỷ đồng. Đây cũng là năm có nhiều sóng gió với cá nhân ông, chị gái và các công ty gia đình.

Kết quả kinh doanh những tháng đầu năm 2013 của 2 công ty ông Tâm làm Chủ tịch là Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC) và Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, Mã CK: SGT) chưa khởi sắc. Tập đoàn Phát triển Đô thị Kinh Bắc lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ quý I tới 55 tỷ đồng. Doanh thu hợp nhất công ty giảm hơn 100 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, xuống còn chưa đầy 44 tỷ đồng.

Còn Saigontel lại đang vướng vào vụ tranh chấp vốn với Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC) khiến doanh nghiệp chưa thể lập báo cáo tài chính kiểm toán. Cổ phiếu SGT bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM “tuýt còi” và quyết định hủy niêm yết bắt buộc. Theo báo cáo tài chính công ty mẹ, quý I, Saigontel chỉ lãi sau thuế 492 triệu, doanh thu thuần giảm mạnh và chỉ bằng 23% của cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 4 tỷ đồng. Công ty hiện có vốn chủ sở hữu hơn 408 tỷ đồng.

Tường Vi - Hàn Phi

Những phụ nữ siêu giàu bí ẩn của 'đế chế' Vingroup

(Nguồn: Zing News) Từng điều hành tại Vingroup hay đơn giản chỉ là nhà đầu tư nắm cổ phiếu của tập đoàn, chưa từng công khai hình ảnh, là điểm chung của những phụ nữ nắm trong tay khối tài sản lên tới hàng chục triệu USD.
Là cựu sinh viên học tại Nga, một trong những cổ đông sáng lập tập đoàn Technocom, bà Phạm Thu Hương đồng thời cũng là vợ của tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam - ông Phạm Nhật Vượng. Bà hiện nắm giữ hơn 49 triệu cổ phiếu VIC, với giá trị thị trường gần 3.400 tỷ đồng và chưa một lần thoái vốn khỏi công ty.


Giống như chồng mình, bà Phạm Thu Hương là người phụ nữ rất kín tiếng trong cuộc sống riêng, cũng như chưa từng để lộ hình ảnh với công chúng. Bà Hương sinh năm 1969 tại Hà Nội, có bằng Luật tại Ukraina, là cổ đông của Technocom từ năm 1994, trước khi chuyển sang giữ chức vụ tại Vincom. Hiện bà giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT, luôn nằm trong top đầu những nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Là em vợ của ông Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thúy Hằng cũng có thời gian nắm quyền tại Technocom và hiện là Phó chủ tịch Vingroup. Khi tập đoàn bất động sản này trở thành một đế chế ở Việt Nam, bà Hằng cũng trở thành nữ doanh nhân giàu có nổi tiếng với gần 33 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 2.200 tỷ đồng. Bà Hằng sinh năm 1974, là doanh nhân trẻ nhất lọt top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán. Cùng với chồng, anh rể và hai chị gái, gia đình bà Hằng là gia đình giàu nhất sàn chứng khoán năm 2012, và chắc chắn vẫn giữ được ngôi vương đến cuối năm nay.

 Theo thông tin tại bản cáo bạch của VIC mới đây, bà Phan Thu Hương trở thành một trong những nữ triệu phú USD mới trên thị trường chứng khoán khi sở hữu hơn 11,6 triệu cổ phiếu của Vingroup. Số cổ phiếu của bà Hương tương đương với gần 800 tỷ đồng, đưa bà vào top 20 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Bà Phan Thu Hương là một trong những nhân sự chủ chốt lâu năm tại công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam, nơi bà đang nắm giữ ghế Tổng giám đốc.
 Công ty cổ phần Đầu tư Việt Nam hiện là cổ đông tổ chức lớn nhất của tập đoàn Vingroup, là cổ đông sáng lập của VIC và giữ trên 13,3% vốn của tập đoàn này. Ngoài ra, bà Phạm Thị Tuyết Mai, vợ của ông Phạm Văn Khương - phó tổng giám đốc VIC - cũng là triệu phú USD khi sở hữu gần 1, 8 triệu cổ phần của VIC, tương đương 122 tỷ đồng. Giống như các nữ tỷ phú khác của tập đoàn, thông tin về bà Mai rất ít ỏi, thậm chí không có bất cứ hình ảnh nào với công chúng.



Tiểu sử ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú Đô-La đầu tiên của Việt Nam

Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong

Thật đáng hãnh diện khi Việt Nam chúng ta đã có người đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú của Forbes.Người ta mệnh danh ông là "Donald Trump" của Việt Nam với khối tài sản ước tính lên tới 1,5 tỉ đô.Mặc dù là người sáng lập của Vingroup – tập đoàn đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, khách sạn và y tế, nhưng chẳng mấy khi ông Vượng xuất hiện ở các sự kiện lớn của doanh nghiệp này.Ông chỉ giải thích đơn giản: : “Tôi thích tự mình cảm nhận hạnh phúc”.Hiện tại ông là  người giàu nhất Việt Nam đầu năm 2013.Top 5 người giàu nhất Châu á, và xếp thứ 974 các tỉ phú giàu nhất thế giới.

Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
Phạm Nhật Vượng  quê ở làng Phù Lưu (nay là xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Cha là Ông Phạm Nhật Phước ,mẹ là bà Nguyễn Thị Biện. Ông Vượng có 2 người em là  Phạm Thị Lan Anh (1970), Phạm Nhật Vũ (1972).
Ông Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội, một trong những năm quan trọng nhất trong cuộc chiến chống Mỹ tại đất nước này. Cha của ông phục vụ trong lực lượng phòng không của quân đội nhân dân Việt Nam, mẹ ông bán trà vỉa hè. Sau ngày đất nước thống nhất, tình hình kinh tế khó khăn khiến gia đình ông chỉ dựa được vào thu nhập ít ỏi của người mẹ: "Ước mơ của tôi không lớn, tôi chỉ muốn hỗ trợ gia đình mình", ông Vượng chia sẻ.
 Người đàn ông này đã vượt lên hoàn cảnh của mình nhờ những cuốn sách. Ông nhanh chóng thể hiện khả năng học toán thần đồng và kiếm được học bổng nghành kinh tế khai thác tại Viện địa chất Moscow, Nga. Giống như định mệnh, ông tốt nghiệp năm 1993 cũng là thời điểm Liên Xô mới tan rã, với đầy đủ thách thức và cả những cơ hội lớn cho người trẻ.
Sau khi kết hôn cùng người yêu thời đại học, ông Vượng quyết định ở lại nước ngoài để tận dụng cơ hội thời hậu Xô-Viết. Ông và vợ ở lại Ukraina, mở một nhà hàng Việt với số vốn ban đầu 10.000 USD huy động từ đủ mọi nguồn có thể. Với đầu óc nhạy bén, ông đã kinh doanh cả mì được sản xuất trên quy trình nhập khẩu từ Việt Nam và gây tiếng vang lớn. Khái niệm mì ăn liền đã ngay lập tức được đón nhận ở Ukraina do khi ấy đất nước này vẫn rất nghèo đói.
Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
Ông đã khai phá một thị trường mới đầy tiềm năng với nửa triệu gói mì và "tẩu tán" chúng với phông nền Việt Nam. Những người dân địa phương đã nhanh chóng yêu thích chúng và ông Vượng trở thành vua chế biến thực phẩm của Ukraina. Số tiền Vượng thu được qua kinh doanh tổng cộng lên tới cả tỷ USD. Khi thành lập Tập đoàn kinh tếTechnocom, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ucraina và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới.
Đến năm 2010, ông bán lại công ty của mình với giá 150 triệu USD. Lúc ấy nó có doanh thu ước tính lên tới 100 triệu USD.
Trong nhiều năm, ông Vượng chuyển dần lượng tiền kiếm được ở xứ người về đầu tư cho các dự án ở quê hương. Địa điểm đầu tiên mà ông chọn là Nha Trang với ý tưởng biến hòn đảo nhỏ gần biển thành trung tâm nghỉ mát sang trọng. Và thế là Vinpearl Resort Nha Trang ra đời với 225 phòng khách sạn.
Quyết định biến Hòn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp vào thời điểm đó được coi là “điên” và “ném tiền xuống biển.” Sau khi Vingroup xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền, thì những ý kiến trái chiều đã lắng xuống. Vinpearl hiện là một trong những sản phẩm hàng đầu của Vingroup.
Đây cũng là thời điểm ông Vượng bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine, lo việc kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước. Quyết định bán Technocom được đưa ra bất ngờ. Đã nhiều năm, Nestle gạ mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối. Cho đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước. Ông kể: “Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus 300 của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa”.
Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
Ông Vượng ký thỏa thuận không tiết lộ giá với Nestle. Vào thời điểm bán, Technocom có doanh số hàng năm là 150 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-50%. Khoản tiền mặt khổng lồ không được tiết lộ này chắc chắn là một nguồn vốn quan trọng tạo đà giúp ông Vượng đưa Vingroup liên tục phát triển trong bối cảnh nền kinh tế chung đang gặp khó khăn trong ba năm qua. Ông Vượng được mời đầu tư vào khu đất 183 ha ở Sài Đồng, Hà Nội, nay là dự án Vincom Village cùng tập đoàn Hanel, sau khi tập đoàn Berjaya của tỷ phú Vincent Tan (Malaysia) rút khỏi vào năm 2008. Dự án Vinpearl Đà Nẵng mua lại từ một nhà đầu tư Ả rập với mức 3 triệu USD (kể cả tiền chi môi giới), thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư trên sổ sách 18 triệu USD của người bán. Dự án Vincom A, theo ông Vượng, là món “bia kèm mồi” mà TP.HCM ép nhận sau khi duyệt cho phép Vingroup phát triển trên mảnh đất công viên Chi Lăng (nay là Vincom B).
Vincom chi khoảng 2 ngàn tỷ đồng vào năm 2008 cho chi phí giải tỏa trung tâm Eden (tương đương 100 triệu USD), cao gấp đôi so với cho phí dự tính của Saigon Tourist trước đó. Giá đền bù mỗi m2 trải từ mức 45 triệu đồng (cho các diện tích trên tầng cao) đến khoảng 300 triệu đồng (20 cây vàng vào thời điểm đó cho các diện tích tầng trệt). Đến nay, khi Vincom A trở thành một kiến trúc quan trọng ở trung tâm thành phố thì ông Vượng không còn là chủ của nó nữa. Nhưng điều đó với ông Vượng không quan trọng, vì chỉ cần “xây lên được cái gì đó đẹp cho đời là thích”.
Có bao nhiêu tiền là đủ? Đây là câu hỏi không ít người đặt ra cho bản thân, và là câu hỏi phóng viên viết bài này thường đặt cho các tỷ phú. Ông Vượng chia sẻ, trước đây, khi nhà máy mì bắt đầu có lợi nhuận vào năm 1997-1998, lúc đó ông từng nghĩ khi nào mình có 2 triệu USD thì nghỉ làm, đi chơi.
Đang ở độ sung mãn trên các phương diện, Phạm Nhật Vượng khác với nhiều đại gia Việt khác, hầu như vẫn không thay đổi những thói quen cũ đã theo mình từ thuở thiếu thời. Anh bình thản và thậm chí có phần hài hước khi tiếp nhận mọi phiền toái không thể tránh khỏi đối với một người ở vị trí như anh.
Phóng viên mô tả về cuộc sống của anh hiện nay: “Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về tiền bạc, hình ảnh về Phạm Nhật Vượng cũng ngày càng trở nên nổi tiếng hơn. Song, thói quen của anh vẫn khá bình dị và đơn giản. Anh có cho riêng mình và gia đình một biệt thự ở Vincom Village. Anh làm từ thiện nhiều, thích xem phim hành động trong những kỳ nghỉ ở Nha Trang. Nhưng cũng như những tỷ phú ở Đông Âu, anh cũng bị đầy rẫy những lời đồn đoán.
Pham Nhạt vuong, Vietnam's First Billionaire, tỉ phú đô la, Nguoi giau nhat viet nam, Phạm Nhật Vượng, tieu su pham nhat vuong, cuoc doi va su nghiep pham nhat vuong
“Theo tin đồn, tôi đã chết 4 lần trong năm qua. Đầu tiên là một kẻ giết người đã bắn chết tôi ở Moskva. Câu chuyện thứ hai là tôi đến Moskva và bị mafia Nga xử lý. Chuyện thứ ba là tôi bị bắn ở Ukraina và thậm chí khi tôi không thăm Moskva hay Ukraina năm ngoái, chuyện gần đây nhất là họ cho rằng tôi đã bị chết vì bệnh ung thư trong khi tôi vẫn rất khỏe mạnh. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mình làm”, anh Vượng nhún vai hài hước khi được hỏi về vấn đề này…”.
Trong triết lý kinh doanh của mình, Phạm Nhật Vượng rất chú trọng tới chữ “Nhân”. Bộ quy tắc ứng xử của Vingroup lý giải: “Muốn tạo ra sự phát triển bền vững, vượt trội, tổ chức hay doanh nghiệp phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa lại là điều hoàn toàn trong tầm tay của chính chúng ta…”.
Phạm Nhật Vượng cũng nhấn mạnh rằng, những dự án mà anh thực hiện chỉ có mục đích duy nhất là góp phần xây dựng đất nước yêu quý của mình. Anh nói, ước mơ lớn nhất hiện nay của anh là biến những con đường của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thành một cái gì đó như của Hồng Kong và Singapore: “Nếu tôi có thể làm được điều đó, cho dù có phải tốn tiền tỷ, tôi sẽ vẫn hạnh phúc”. Bởi lẽ: “Tôi muốn để lại một cái gì đó cho thế hệ sau, bạn không thể nào mang tiền theo khi mình chết đI.
 Liệu rằng những biến động của tình hình kinh tế nửa đầu 2013 sẽ có tác động gì đến Vingruop và Phạm Nhật Vượng? Chúng ta hãy cùng chờ xem Ai là người giàu nhất Việt Nam?


Popular Posts

- Copyright © Ai giàu nhất Việt Nam?- Powered by Blogger