Tiểu sử Ông Lý Quí Trung - Và câu chuyện dài của Phở 24
Mơ ước biến Phở 24 của mình thành thương hiệu đẳng cấp thế giới nhưng Lý Quý Trung đã phải dứt ruột bán “đứa con” của mình với giá 20 triệu USD.Từ năm 2012, Lý Quí Trung không còn giữ vai trò điều hành chuỗi cửa hàng Phở 24 và chú trọng phát triển các thương hiệu ẩm thực khác thuộc Nam An Group. Công ty Việt Thái Quốc Tế của ông Davaid Thái, sau khi mua 100% cổ phần thương hiệu Phở 24 với giá 20 triệu USD trong tháng 11/2011, đã bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines). Giao dịch có giá trị 25 triệu USD thông qua Jollibee Worldwide - thành viên Tập đoàn Jollibee.
Những ngày đầu gây dựng sự nghiêp
-Năm 1985, chàng thanh niên Lý Qúi Trung thi vào Đại học Tổng hợp Ngoại ngữ với bao nhiêu hoài bão, rất tiếc anh đã không thành công,vì gia cảnh khó khăn,anh xin vào làm nhân viên phục vụ bàn tại Khách sạn Đệ Nhất (TP. HCM). Thời gian đầu anh làm đủ mọi việc từ lau nhà, vệ sinh toilet, sắp đặt bàn ghế, đến thay đồ vào chạy bàn rồi trực tổng đài điện thoại, sau đó làm lễ tân cả ngày lẫn đêm.
“Tôi đã linh cảm về một kết quả không tốt trong kỳ thi ấy và nghĩ rằng mình ngã ở đâu thì phải đứng lên ở đó, nhưng trước tiên cần phải đi làm để lo cho cuộc sống cái đã. Tôi rất thích học và ước mở trở thành nhà khoa học”, anh Trung chia sẻ.
Con đường học vấn tuy bị gián đoạn nhưng chưa khi nào anh từ bỏ ý chí học hành, vì thế anh chọn giải pháp vừa đi học vừa đi làm để mong có một tương lai tươi sáng hơn.Làm việc ban ngày, buổi tối lại theo học tại chức, quãng thời gian đó chính là cung đường khó khăn đầu tiên mà Lý Quí Trung đã vượt qua nhờ niềm tin mãnh liệt vào khả năng thay đổi số phận của mình. Cho đến một ngày, một vị khách nước ngoài đã đưa ra đề nghị được bảo lãnh cho anh sang Úc học một khóa tiếng Anh bốn tháng để nâng cao trình độ tiếng Anh.Cuộc đời Lý Qúi Trung bước sang 1 trang mới.
-Năm 1994, sau khi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Quản trị nhà hàng và khách sạn.anh tiếp tục học lên lấy bằng Thạc sỹ du lịch tại Đại học Queensland - Úc.
-Về nước năm 1995, anh thi đỗ vào vị trí Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Tecaworld chuyên sản xuất kinh doanh ngành thực phẩm, một liên doanh giữa Bộ Quốc phòng và Hồng Kông.
-Năm 1996,Chủ tịch HĐQT Khách sạn Saigon Star cũng là người Hồng Kông đã đề nghị anh đảm nhiệm vai trò Tổng Giám Đốc.Thời điểm này, kinh tế châu Á đang ở giai đoạn khủng hoảng, vì thế việc tiếp nhận vai trò điều hành Saigon Star nghĩa là phải chịu rất nhiều áp lực. Trong thời gian làm việc tại đây (1996 - 2001) anh đã đưa khách sạn từ chỗ làm ăn thua lỗ đến chỗ ăn nên làm ra.
Chuỗi ngày thành công
Vẫn tiếp tục sự nghiệp học hành của mình, anh đã rất nhanh chóng thành công với luận án “Ảnh hưởng của sự khác biệt văn hóa đến năng suất làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam và làm cách nào để củng cố hiệu quả lao động” tại ĐH Kenendy Western (California - Mỹ), rồi chia tay Saigon Star, Lý Quý Chung quyết định tập trung giúp gia đình kinh doanh hệ thống nhà hàng. Hai năm sau đó, anh đã xây dựng thành công hệ thống nhà hàng cao cấp, chuyển từ quản lý gia đình sang quản trị doanh nghiệp với thương hiệu Nam An Group.
Phở là món ăn truyền thống và lâu đời của Việt Nam với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Nhận thức được điều đó nên ngay từ khi thành lập anh đã xác định cho Phở 24 một tầm nhìn quốc tế và từng bước tiến hành các kế hoạch chiến lược cụ thể và phù hợp để có thể hiện thực hóa mục tiêu đó.
“Chúng tôi muốn đưa món ăn này tới nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới, theo đó cần có một hương vị đặc trưng mang phong cách chung. Chúng tôi đưa ra những giá trị chuẩn mực và cam kết với những gì mình đã đưa ra” - anh chia sẻ như vậy.
Năm 2003, Lý Quí Trung mở cửa hàng đầu tiên tại số 5 Nguyễn Thiệp - đối diện Khách sạn Sheraton Sài Gòn, dù không phải tất cả mọi thành viên trong gia đình đều ủng hộ, vì ý tưởng kinh doanh chuỗi nhà hàng này bị cho là quá táo bạo. Anh Trung tâm sự: “Lúc đầu không ai tin rằng, người tiêu dùng sẽ trả tiền cho một tô phở có giá cao gấp vài lần so với ở những quán thông thường. Tôi thì ngược lại, luôn có niềm tin rằng thương hiệu do mình lập nên sẽ thu được thành công, vì tôi đã tính toán tới điểm rơi thu nhập của người dân. Bạn thấy đấy, bây giờ đời sống của bà con ta đã khá hơn xưa nhiều lắm rồi và việc họ bỏ ra vài chục ngàn ăn một tô phở có chất lượng, được phục vụ chuyên nghiệp trong nhà hàng sang trọng là nhu cầu tất yếu”.
Những tính toán ấy của Lý Quí Trung đã phát huy hiệu quả ngoài sức tưởng tượng của những người lạc quan nhất trong giới kinh doanh ẩm thực. Ở Việt Nam, Phở 24 đã có một hệ thống khá lớn với hơn 60 cửa hàng (một phần trong số đó đã nhượng quyền thương hiệu) – là chuỗi cửa hàng lớn thứ hai tại Việt Nam, chỉ đứng sau KFC. Không những thế, Phở 24 còn có 17 cửa hàng được nhượng quyền thương hiệu ở Úc, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, Indonesia, Philipines, Campuchia..
Cái kết của Lý Qúi Trung dành cho Phở 24
Chân dung 2 ông chủ mới của Phở 24
Tính cả thời gian đàm phán hợp đồng, thương vụ mua bán Phở 24 đã diễn ra cách đây 2 năm. Trong suốt hai năm qua, giới kinh doanh dù thạo tin cũng chỉ có thể biết được những diễn biến sơ lược nhất. Theo đó Công ty Việt Thái Quốc Tế, đơn vị sở hữu thương hiệu đình đám tại Việt Nam Highlands Coffee mua 100% cổ phần Phở 24 từ ông chủ Lý Quý Trung với giá 20 triệu USD trong tháng 11/2011. Ông Trung trước đó khởi nghiệp xây dựng Phở 24 chỉ với "vỏn vẹn" một tỷ đồng.Công ty Việt Thái Quốc Tế của ông Davaid Thái, sau khi sở hữu 100% cổ phần thương hiệu Phở 24, đã bán 50% cổ phần cho Jollibee (Philippines). Giao dịch có giá trị 25 triệu USD thông qua Jollibee Worldwide - thành viên Tập đoàn Jollibee.
Đây tất cả những gì mà giới truyền thông có được và cũng không biết thông tin này chính xác đến đâu vì cả 3 bên ông Lý Quý Trung, Việt Thái Quốc Tế và Jollibee chưa hề lên tiếng khẳng định hay phủ nhận.
Các chuyên gia đồng loạt mổ xẻ nguyên nhân tại sao ông Lý Quý Trung quyết định bán Phở 24. Quyết định này gây khá nhiều ngạc nhiên cho người trong giới vì ai cũng biết tham vọng đưa Phở 24 ra thế giới của ông Trung mạnh mẽ như thế nào. Ông Trung từng tuyên bố Phở 24 sẽ là công ty của cả cộng đồng, lên sàn giao dịch và là tên tuổi quốc tế.
Dù ngạc nhiên nhưng hầu hết các chuyên gia đều đánh giá ông Trung đã có quyết định đúng đắn vì Phở 24 đã có dấu hiệu đi xuống trước thời điểm bị thâu tóm. Lúc đó, các cửa hàng trong nước đuối sức, mặc dù cách phục vụ cũng như chất lượng món ăn vẫn được bảo đảm. Bên cạnh đó, Phở 24 bộc lộ rõ những điểm yếu của hệ thống nhượng quyền. Khi gia tăng quy mô hoạt động, thách thức trong quản trị chất lượng cũng tăng theo. Hình thức này đòi hỏi phải kiểm tra liên tục và nếu bên nhận nhượng quyền không đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát bắt buộc của bên nhượng quyền thì phải kết thúc hợp đồng, nếu không muốn đánh mất hình ảnh thương hiệu.
Đó là phân tích được các chuyên gia kinh tế đưa ra. Về phần mình, ông Lý Quý Trung hoàn toàn im lặng trước mọi “phán xét” mà dư luận dành cho thương vụ triệu đô này. Tuy nhiên, mới đây, ông Trung bất ngờ lý giải tại sao ông lại bán “đứa con tinh thần” trong cuốn tự truyện.
Tài chính là vấn đề lớn nhất khiến ông Trung quyết định bán Phở 24 sau 11 tháng đàm phán và cân nhắc. Theo ông Trung, để nâng cấp hệ thống cửa hàng, đẩy mạnh quảng bá cũng như đầu tư vào nhiều dự án tại thị trường quốc tế, công ty cần rất nhiều tiền.
Trong khi đó, ông Trung luôn có quan điểm tránh vay vốn ngân hàng. Vốn thiếu, Phở 24 lại “rơi” vào đúng thời điểm sắp thoái vốn của Quỹ đầu tư VinaCapital. Theo thông lệ, các quỹ đầu tư thường thoái vốn tại công ty liên kết sau 5 năm rót vốn.
Những nguyên nhân khác có thể kể đến chính là lỗ hổng quản trị hệ thống và Phở 24 gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu đồ ăn nhanh có tiếng ồ ạt đổ vào Việt Nam như KFC, Lotte…
Phở 24 đã ra sao?
Giới chuyên gia rất lo ngại cho Phở 24 sau khi ông Lý Quý Trung quyết định buông thương hiệu này. Tuy nhiên, những lo lắng trên có vẻ thừa thãi khi Phở 24 đang không ngừng phát triển về quy mô.
Đến tháng 6/2012, chỉ khoảng nửa năm sau khi được chuyển nhượng, Phở 24 đã mở 70 cửa hàng. Không chỉ có vậy, Phở 24 có kế hoạch mở thêm cửa hàng ở tất cả các thành phố lớn của Việt.
Tới tháng 12/2012, Phở 24 tiếp tục khai trương thêm cửa hàng. Trong buổi lễ, ông David Thái khẳng định: “Thời gian tới, Phở 24 sẽ tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh bằng việc khai trương nhiều cửa hàng mới tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang… Phấn đấu sẽ đạt 1.000 cửa hàng trong tương lai”.
Phát biểu của ông David không phải là lời nói suông. Chỉ sau đó 4 tháng, Phở 24 khai trương cửa hàng mới tại Đà Nẵng. Và ông David Thái tiếp tục hứa phở 24 sẽ tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng việc mở thêm nhiều cửa hàng mới tại nhiều thành phố lớn. Cùng với đó, thương hiệu này còn quyết định cạnh tranh về giá. Thay vì 50.000 đồng một tô phở như trước đây, hiện nay, giá Phở 24 giảm xuống 39.000 đồng.
Câu chuyện "Phở fastfood 24" ở Melbourne và tương lai sau này của Phở 24???
Theo Nguyên Phương (Trí Thức Trẻ )- Highland đang có một thử nghiệm mới với quán Phở 24 mới mở ở Melbourne, và tôi đang dự đoán xem nó có thể tồn tại được bao lâu. Thật tiếc, cho đến giờ thì quán vẫn khá vắng dù địa chỉ mở quán là đắc địa.
Với quán mới mở này, Highland dường như đang thử nghiệm một phong cách phục vụ mới, với ý đồ đơn giản hóa để nhân rộng.
Quầy hàng được thiết kế giống như quầy bánh mỳ subway, sau khi lựa chọn menu (khá đơn giản với 5 loại thịt: bò, gà, combo gà và bò, lợn và tofu), khách trả tiền trước và tự động lấy đũa và thìa. Trong khi đó, nhân viên sẽ chần bánh phở khô, bỏ thịt cùng các loại gia vị vào bát nhựa, sau đó chan nước dùng.
Chỉ mất khoảng 30 giây cho một phần phục vụ, và cách làm thì đơn giản đến mức trẻ con cũng có thể làm được. Đây là mô hình fastfood, và người ta sẽ không đến Phở 24 nhằm mục đích thưởng thức một tô phở ngon. Mức giá nhìn chung là phù hợp, 8 USD một tô bình thường và 11 USD cho tô lớn.
Ngoài phở, quán còn bán bánh mỳ, nem cuốn, salad, các sản phẩm của Highland (cà phê, tương ớt…) và ngạc nhiên nhất là bia 24???
Dù sao cũng phải khen ngợi Highland khi cố gắng đưa một thương hiệu Việt ra nước ngoài, mặc dù đối với một người yêu thích ẩm thực Việt như tôi, cách phục vụ phở fastfood như trên là không thể chấp nhận được.
Họ cũng thay đổi nhiều về khẩu vị, với một số loại gia vị xa lạ được bỏ vào tô phở. Còn sớm để đánh giá mức độ thành công, nhưng theo quan sát từ lúc mở quán tới bây giờ, quán vẫn khá vắng.
Dường như Phở 24 đã đánh giá thấp gu ẩm thực của người Melbourne, một thành phố đa văn hóa, đa sắc tộc và đa dạng về ẩm thực. Họ sẽ chấp nhận đi xa để được ăn ngon, cũng như sẽ khá bảo thủ khi tiếp nhận cái mới.
Và có lẽ, Highland cũng không cần thiết phải mở một quán to như vậy để thử nghiệm phong cách phục vụ mới, họ hoàn toàn có thể chọn những quầy nhỏ hơn tại các shopping centre quen thuộc, xen lẫn giữa các thương hiệu fastfood khác.
Nguồn : Tổng Hợp